Tài liệu lý thyết ôn tập môn Vật lý Lớp 10 - Chương IV: Các định lật bảo toàn

doc 6 trang thungat 7450
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu lý thyết ôn tập môn Vật lý Lớp 10 - Chương IV: Các định lật bảo toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_ly_thyet_on_tap_mon_vat_ly_lop_10_chuong_iv_cac_din.doc

Nội dung text: Tài liệu lý thyết ôn tập môn Vật lý Lớp 10 - Chương IV: Các định lật bảo toàn

  1. 1 CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN A. LÝ THUYẾT I. ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG 1.Động lượng: của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức:  p p m.v (p cùng hướng với v ) v Về độ lớn : p m.v Trong đó: p: động lượng (kgm/s), m: là khối lượng (kg), v là vận tốc(m/s) m 2. Hệ cô lập (Hệ kín) : Hệ nhiều vật được coi là cô lập nếu hệ không chịu tác dụng của ngoại lực hoặc nếu có các ngoại lực thì chúng phải cân bằng nhau. 3. Định luật bảo toàn động lượng m1 v m2 v1 2 Định luật: Vectơ tổng động lượng của hệ cô lập được bảo toàn : . pt = .ps Trước va chạm Trong đó: pT : tổng động lượng của hệ trước tương tác m1 m2 v'1  v'2 p : tổng động lượng của hệ sau tương tác S Sau va chạm  Tương tác giữa 2 vật trong hệ kín: Xét 2 viên bi cùng chuyển động trên mặt phẳng ngang không ma sát và va chạm nhau.       ' ' ' ' - Nếu hệ có 2 vật: p1 p2 p1 p2 hay m1.v1 m2.v2 m1.v1 m2.v2 Trong đó: m1,m2 : khối lượng của các vật (kg) , , v1,v2 : vật tốc của các vật trước va chạm (m/s) ; v1,v2 : vật tốc của các vật sau va chạm (m/s). 4. Cách phát biểu khác của định luật II Niu-tơn m1 m2 Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng v1 xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.    Trước va chạm Biểu thức : p F. t hoặc m.v2 mv1 F. t Trong đó : m: khối lượng (kg) m1 + m2 v v1,v2 : vận tốc của vật(m/s) F : ngoại lực tác tác dụng vào vật (N) Sau va chạm ∆t: thời gian ngoại lực tác dụng vào vật 5. Va chạm mềm: là loại va chạm mà sau va chạm hai vật dính vào nhau cùng chuyển động với vận tốc v ' ' m1v1 m2v2 Áp dụng ĐLBT động lượng: m2.v2 m1v1 (m2 m1)v m1.v1 m2.v2 (m1 m2 ).v => v m1 m2 V Trong đó: v1, v2: vận tốc 2 vật trước va chạm (m/s); v’: vận tốc 2 vật sau va chạm (m/s) 6. Chuyển động bằng phản lực a) Khái niệm: Chuyển động bằng phản lực là chuyển động trong đó một bộ phận của hệ tách ra bay về một hướng làm cho phần còn lại chuyển động theo chiều ngược lại. Ví dụ: Chuyển động của tên lửa, chuyền động giật lùi của súng khi bắn,. . . M b) Khảo sát chuyển động của tên lửa:Một tên lửa đang đứng yên. Sau khi phụt về sau một khối khí m với vận tốc v thì tên lửa M bay về phía trước với vận tốc V . Tính V.  m Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: 0 m.v M.V  Suy ra: m Nhận xét: khí phụt về phía sau thì tên lửa bay theo chiều ngược lại. V v M v II. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT 1. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát v F Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức: A F.s.cos Với: F-lực tác dung (N); s-quãng đường vât đi được (m); α- là góc hợp giữa hướng của lực tác dụng với hướng chuyển động 2. Ý nghĩa công: + Nếu: 0o 90o - Lực thực hiện công dương (A>0) hay công phát động + Nếu: 90o 180o - Lực thực hiện công âm (A<0) hay công cản + Nếu: 90o - Lực không sinh công (A = 0) A 3. Khái niệm công suất: Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. Công thức: P t Trong đó : P: công suất (W); A: công thực hiện (J) ; t: thời gian thực hiện công (s) * Chú ý : 1KW = 1000W ; 1KJ = 1000J; 1KWh = 3600000J A  4. Biểu thức khác của công suất: . P F.v t
  2. 2 III. ĐỘNG NĂNG 1.Định nghĩa động năng: ĐN của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật có được do 1 nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: W m.v2 đ 2 Trong đó : m : khối lượng (kg); v : vận tốc (m/s); Wđ : động năng (J) 2.Định lí động năng: Định lý: Độ biến thiên động năng của một vật bằng tổng đại số công của ngoại lực tác dụng lên vật. z m Nếu công này là dương thì động năng tăng,nếu công này là âm thì động năng giảm. 1 2 1 2 Công thức : Wđ 2 Wđ1 A m.v2 m.v1 A 2 2 Trong đó: m : khối lượng của vật (kg); v1 : vận tốc lúc đầu (m/s); v2 : vận tốc lúc sau (m/s) P z IV. THẾ NĂNG 1. Thế năng trọng trường Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc O vào vị trí của vật trong trong trường . Wt mgz Trong đó : m : khối lượng (kg) ; g : gia tốc trọng trường (m/s2 ) ; z : vị trí của vật so với mốc thế năng (m) Chú ý : z . Giá trị của thế năng trọng trường phụ thuộc vào cách chọn mốc thế năng. . Thế năng trọng trường có thể > 0, < 0 hoặc = 0. M M . Liên hệ giữa thế năng và công của trọng lực(Chương trình nâng cao) zM - Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của vật có giá trị bằng hiệu thế năng trọng trường tại M và tại N. P P Ta có: .A = W (M) – W (N). zN MN t t N N 1 2 2.Thế năng đàn hồi : W k. l t 2 O Trong đó : Wt : thế năng đàn hồi (J); k : độ cứng của lò xo (N/m); l : độ biến dạng của lò xo (m) V. CƠ NĂNG l0 l 1. Định nghĩa : Cơ năng của một vậtlà tổng động năng và thế năng của vật. 1 - Khi vật chuyển động trong trọng trường: W W W m.v2 mgz đ t 2 1 2 1 2 - Khi vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi: W Wđ Wt m.v k. l 2 2 l 2. Đinh luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn 1 Biểu thức: W W W m.v2 mgz const đ t 2 Hệ quả: Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường: + Nếu động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại. + Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại. 3. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn CHÚ Ý: Nếu không có tác dụng của lực khác (như lực cản, lực ma sát . . .) thì trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn. Ta có: . W = Wđ + Wt = const . hay . W đ1 + Wt1 = Wđ2 + Wt2 .
  3. 3 CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ I. CẤU TẠO CHẤT- THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ: 1. CẤU TẠO CHẤT: a) Những điều đã học về cấu tạo chất: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. - Các phân tử chuyển động không ngừng. - Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. b) Lực tương tác phân tử: - Các vật có thể giữ được hình dạng và thể tích là do giữa các phân tử cấu tạo nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy. - Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút. - Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. c) Các thể rắn, lỏng, khí: Ở thể khí: - Mật độ phân tử nhỏ. - - Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Ở thể rắn: - Mật độ phân tử rất lớn. - Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. các vật rắn có thể tích và hình dạng xác định. Ở thể lỏng: - Mật độ phân tử nhỏ hơn so với chất rắn nhưng lớn hơn rất nhiều so với chất khí. - Lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn so với thể khí nhưng nhỏ hơn so với thể rắn, nên các phân tử dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định có thể di chuyển được. chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng xác định. 2. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ: a) Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí: - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. - Khí lí tưởng: là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm II. .QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BOYLE - MARIOTTE 1. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái - Trạng thái của một lượng khí được biểu diễn bằng các thông số trạng thái: áp suất p, thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T. - Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái (là quá trình). 2. Quá trình đẳng nhiệt: Là quá trình biến đổi trạng thái mà trong đó nhiệt độ không thay đổi . a) ĐL BOYLE – MARIOTTE: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. 1 b) Biểu thức: . . P : hay PV h»ngsè V c) Hệ quả: - Gọi: p1, V1 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 1. p1, V2 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 2. Đối với quá trình đẳng nhiệt ta có: P1V1 P2V2 d) Đường đẳng nhiệt: là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi. e) Đồ thị đường đẳng nhiệt: p V p T2 > T1 T1 0 V 0 T 0 T f) “ĐỘ KHÔNG TUYỆT ĐỐI” - Kenvin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K và 0 K gọi là độ không tuyệt đối. - Các nhiệt độ trong nhiệt giai của Kenvil đều có giá trị dương và mỗi độ chia trong nhiệt giai này cũng bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Celsius. - Chính xác thì độ không tuyệt đối thấp hơn -2730C một chút (vào khoảng -273,150C). Liên hệ giữa nhiệt giai Kenvil và nhiệt giai Celsius: .T = t + 273.
  4. 4 III. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT CHARLES 1. Quá trình đẳng tích: Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi gọi là quá trình đẳng tích. a) ĐL CHARLES:Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. p p p b) Biểu thức: . = const. hay . 1 2 . T T1 T2 c) Đường đẳng tích: là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi. d) Đồ thị đường đẳng tích: p p p V1 V2 >V1 0 T 273oC 0 to 0 V C IV. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG 1. Khí thực và khí lí tưởng: - Khí lí tưởng là khí tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học. - Các khí thực (chất khí tồn tại trong thực tế) chỉ tuân theo gần đúng các định luật Boyle - Mariotte và Charles. Giá trị p của tích p.V và thương thay đổi theo bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí. T - Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ không lớn lắm và không đòi hỏi độ chính xác cao, có thể xem khí thực là khí lí tưởng. 2. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng: Xét một lượng khí nhất định. Gọi: p1, V1, T1 là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí ở trạng thái 1. p2, V2, T2 là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí ở trạng thái 2. Khi đó ta có: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng: p .V p .V p.V 1 1 2 2 . . = const . T1 T2 T 3. Quá trình đẳng áp: Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp. Định luật Gay-Luysac: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. V V V Biểu thức: . 1 = 2 . . = const T1 T2 T 4. Đường đẳng áp: a) Khái niệm: Đường đẳng áp là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi. b) Đồ thị đường đẳng áp: V V V p1 p2 > p1 0 T 273oC 0 to 0 p C Chương VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC I. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG 1. Nội năng - Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật : U = f(T, V) 2. Độ biến thiên nội năng ( U): là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình của vật. 3. Các cách làm thay đổi nội năng: - Thực hiện công - Truyền nhiệt 4. Nhiệt lượng: Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt gọi là nhiệt lượng Ta có : Trong đó : Q : nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra (J) ; m : khối lượng của vật (kg) c : nhiệt dung riêng của chất (J/kgK = J/kgđộ) ; ∆t : độ biến thiên nhiệt độ (0C hoặc K)
  5. 5 II. CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 1. Nguyên lí I nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được Trong đó : A : công (J); Q : nhiệt lượng (J); U : độ biến thiên nội năng (J) 2. Quy ước về dấu của nhiệt lượng và công + Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng + Q 0: Hệ nhận công + A < 0: Hệ thực hiện công 3. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch a. Quá trình thuận nghịch: Quá trình thuận nghịch là quá trình vật tự trở về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của vật khác. b Quá trình không thuận nghịch: Quá trình không thuận nghịch là quá trình chỉ có thể xảy ra theo một chiều xác định, không thể tự xảy ra theo chiều ngược lại. Muốn xảy ra theo chiều ngược lại phải cần đến sự can thiệp của vật khác. 4. Nguyên lí II nhiệt động lực học - Cách phát biểu của Clau-di-út : nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn - Cách phát biểu của Các-nô:động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học 5. Hiệu suất của động cơ nhiệt: Trong đó : Q1 : nhiệt lượng cung cấp cho bộ phận phát động (nhiệt lượng toàn phần) Q2 : nhiệt lượng tỏa ra (nhiệt lượng vô ích) A = Q1 – Q2 : phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công Chương VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ I. CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH 1. Cấu trúc tinh thể - Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẻ với nhau bằng những lực tương tác và và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. - Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh. - Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm : Tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn. 2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh - Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau. - Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không dổi ở mỗi áp suất cho trước.- Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất đa tinh thể có tính đẵng hướng. 3. Chất rắn vô định hình - Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định. - Các chất rắn vô định hình có tính đẵng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng. - Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình. II. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN 1. Sự nở dài : - Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt. - Độ nở dài l của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ t và độ dài ban đầu lo của vật đó. Với là hệ số nở dài của vật rắn( K-1) ; Giá trị của phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn. 2. Sự nở khối: - Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối. - Độ nở khối của vật rắn đồng chất đẵng hướng được xác định theo công thức : Với  là hệ số nở khối,  3 và cũng có đơn vị là K-1. 3. Ứng dụng: - Phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt. - Lợi dụng sự nở vì nhiệt để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo các băng kép dùng làm rơle đóng ngắt điện tự động III. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG 1. Lực căng bề mặt - Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó: f = l - Với  là hệ số căng mặt ngoài, (N/m). hệ số  phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng:  giảm khi nhiệt độ tăng. 2. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt - Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt. - Ứng dụng: Hiện tượng mặt vật rắn bị dính ướt chất lỏng được ứng dụng để làm giàu quặng theo phương pháp “tuyển nổi”.
  6. 6 3. Hiện tượng mao dẫn - Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn. - Các ống trong đó xẩy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn. - HS:  càng lớn, đường kính trong của ống càng nhỏ mức chênh lệch chất lỏng trong ống và ngoài ống càng lớn. - Ứng dụng: + Các ống mao dẫn trong bộ rễ và thân cây dẫn nước hoà tan khoáng chất lên nuôi cây. + Dầu hoả có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn đến ngọn bấc để cháy. IV. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT 1. Sự nóng chảy: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. a. Đặc điểm: - Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước. - Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. - Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. - Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài. b. Nhiệt nóng chảy - Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy: Với  là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị là J/kg. c. Ứng dụng: Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, luyện gang thép. 2. Sự bay hơi - Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. - Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. - Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ. 3. Hơi khô và hơi bão hoà Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín : - Khi tốc độ bay hơp lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. - Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bão hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hoà. - Áp suất hơi bảo hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. - Ứng dụng. + Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển. + Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối. + Sự bay hơi của amôniac, frêôn, được sử dụng trong kỉ thuật làm lạnh. 4. Sự sôi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. a.Đặc điểm: - Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi. - Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao. b. Nhiệt hoá hơi: Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi : Q = Lm. Với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi(J/kg). V. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ 1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại a. Độ ẩm tuyệt đối - Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí. - Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3. b. Độ ẩm cực đại - Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hoà. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ. - Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3. 2. Độ ẩm tỉ đối - Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ: hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất p bh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ. - Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. - Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : ẩm kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương. 3. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí - Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. - Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, - Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió,