Bài kiểm tra 15 phút môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Vĩnh Tường

doc 2 trang thungat 3500
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 15 phút môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Vĩnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_15_phut_mon_sinh_hoc_lop_11_truong_thpt_vinh_tu.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra 15 phút môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Vĩnh Tường

  1. TRƯỜNG THPT VĨNH TƯỜNG KIỂM TRA Họ và tên: Môn: Sinh học Thời gian: 15 phút Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Điện thế nghỉ là: A. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương. B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm. C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương. D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương. Câu 2: Vì sao trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương? A. Do Na+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng. B. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng. C. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm. D. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng. Câu 3: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”? A. Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. B. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. C. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện. D. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. Câu 4: Điện thế hoạt động là: A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực. C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực. Câu 5: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap? A. Màng trước xinap. B. Khe xinap. C. Chuỳ xinap. D. Màng sau xinap. Câu 6: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là: A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng. B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng. C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D.Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Câu 7: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào? A. Khe xinap Màng trước xinap Chuỳ xinap Màng sau xinap. B. Màng trước xinap Chuỳ xinap Khe xinap Màng sau xinap. C. Màng sau xinap Khe xinap Chuỳ xinap Màng trước xinap.
  2. D. Chuỳ xinap Màng trước xinap Khe xinap Màng sau xinap. Câu 8: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Màng trước xinap. B. Chuỳ xinap. C. Màng sau xinap. D. Khe xinap. Câu 9: Xinap là: A. Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau. B. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. D. Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến ). Câu 10: Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp? A. Các CTGHH gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp. B. Các chất trung gian hoá học (CTGHH) trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau. C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước. D. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap. Hết