Bài kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 7 - Sở GD&ĐT Bắc Kạn (Có ma trận và đáp án)

doc 4 trang thungat 3640
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 7 - Sở GD&ĐT Bắc Kạn (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_so_3_mon_ngu_van_lop_7_so_gddt_bac_kan_co_ma_tr.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 7 - Sở GD&ĐT Bắc Kạn (Có ma trận và đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC KẠN – BÀI TẬP SỐ 3 KIỂM TRA 90 PHÚT NGỮ VĂN 7 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7 theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. - Cụ thể: + Đọc hiểu: Vận dụng những kiến thức cơ bản của phần làm văn (phương thức biểu đạt ), tiếng Việt (các biện pháp tu từ, từ láy ) để đọc hiểu văn bản. + Làm văn: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết một đoạn văn, bài văn biểu cảm theo yêu cầu. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm & tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ cần đạt Nội dung Nhận biết Thông Vận Vận Cộng hiểu dụng dụng cao 1. Đọc - Ngữ liệu: Nhận diện- - Phân tích hiểu Văn bản văn được được vai học phương trò, tác - Tiêu chí thức biểu dụng của lựa chọn đạt, biện các từ láy ngữ liệu: pháp tu từ, được sử 01 đoạn thơ; từ láy, nội dụng trong độ dài tùy dung văn văn bản thuộc vào bản bằng- - Hiểu được thể thơ; những kiến ý nghĩa của tương thức về các hình đương với Tiếng Việt, ảnh xuất văn bản chủ đề của hiện trong được học văn bản văn bản chính thức - trong chương trình Số câu 3 3 6 Số điểm 1,0 3,0 4,0 Tỉ lệ % 10% 30 % 40 % 2. Câu 1: Viết Viết 01 Làm đoạn văn đoạn văn văn biểu cảm biểu cảm
  2. Câu 2: Viết Viết 01 bài văn biểu bài văn cảm biểu cảm Số câu 1 1 1 Số điểm 1,0 5,0 6,0 Tỉ lệ % 10% 50 % 60 % Tổng số câu/số điểm 3 3 1 1 8 toàn bài 1,0 3,0 1,0 5,0 10 Tỉ lệ % điểm toàn bài 10% 30 % 10% 50 % 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im Lá rừng với gió ngâm se sẽ Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim. Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể Trên cả mây trời trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ Mái chèo khua bóng núi rung rinh. (Hoàng Trung Thông, Trên hồ Ba Bể) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 2: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống ( ) trong câu sau: Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phép tu từ ( ) để thể hiện được vẻ đẹp sinh động, hấp dẫn của quang cảnh hồ Ba Bể. Câu 3: Những nhận xét sau khái quát lại nội dung đoạn trích. Điều đó đúng hay sai? Khoanh tròn vào mỗi trường hợp. STT Nhận xét Đúng Sai (Đ) (S) 1 Cảm xúc của tác giả trước sự kì ảo, đẹp đẽ, thơ mộng Đ S của hồ Ba Bể. 2 Diễn tả tâm trạng của tác giả trước cảnh đẹp kì ảo, nên Đ S thơ của hồ Ba Bể. 3 Bày tỏ ý kiến, quan điểm về cảnh đẹp của hồ Ba Bể. Đ S 4 Kể lại một lần đi tham quan hồ Ba Bể. Đ S Câu 4: Nối một phương án ở cột A với một phương án ở cột B để tạo nên những giải thích phù hợp. A B 1. Thuyền a. địa hình lồi, sườn dốc, nổi cao lên trên mặt đất, thường cao trên 200 mét
  3. 2. Hồ b. phương tiện giao thông trên mặt nước, thường nhỏ và thô sơ, hoạt động bằng sức người, sức gió 3. Núi c. nơi đất trũng chứa nước, thường là nước ngọt, tương đối rộng và sâu, nằm trong đất liền d. dạng địa hình lồi, sườn thoải, thường không cao quá 200 mét. Câu 5: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ. Câu 6: Phân tích tác dụng của các từ láy đã tìm được trong đoạn thơ. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1: Viết đoạn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng). Câu 2: Cảm nghĩ của em về cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Hồ Chí Minh trong bài thơ “Cảnh khuya”. V. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4,0 I 1 Đ.A: C 0,25 2 Đ.A: nhân hóa 0,25 3 Đ.A: 1,2: Đ 0,5 3,4: S (HS trả lời đúng 3-4 ý: cho 0,5 điểm; trả lời đúng 1-2 ý: cho 0,25 điểm) 4 A B 1 b 0,5 2 c 3 a (HS trả lời đúng 3-4 ý: cho 0,5 điểm; trả lời đúng 1-2 ý: cho 0,25 điểm) 5 Các từ láy: chầm chậm, cheo leo, bồng bềnh, se sẽ, 0,5 lặng lẽ, rung rinh (HS nêu đúng 5-6 ý: cho 0,5 điểm; trả lời đúng 3-4 ý: cho 0,25 điểm) 6 Học sinh trình bày được những suy nghĩ riêng có tính 2,0 thuyết phục thì giáo viên linh hoạt cho điểm. Có thể theo định hướng sau: góp phần vẽ lên một bức tranh đẹp kì ảo, nên thơ của hồ Ba Bể, đồng thời diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi lạc vào khung cảnh trong bức tranh ấy. LÀM VĂN 6,0 1 Viết đoạn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng). II a. Trình bày đúng hình thức đoạn văn 0,25
  4. b. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Sau đây chỉ là 0,75 những gợi ý, nếu học sinh trình bày được những cảm xúc riêng có tính thuyết phục thì giáo viên linh hoạt cho điểm. + Thuyền lướt nhẹ trên hồ Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bóng trên mặt nước + Bức tranh đẹp, nên thơ, cảnh vật kì ảo + Cảm xúc trước hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng đối với thiên nhiên đất nước tươi đẹp. 2 Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya. a. Trình bày bài văn theo bố cục 3 phần. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề văn biểu cảm. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn.(HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần diễn đạt sáng rõ, thuyết phục). Có thể theo định hướng sau: Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; cảm 0,25 nhận chung về bài thơ. Thân bài: HS có thể triển khai theo một số nội dung sau: - Cảnh sắc thiên nhiên: chú ý các hình ảnh: ánh trăng, 1,0 tiếng suối; nghệ thuật lấy động tả tĩnh; nghệ thuật nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa -> thiên nhiên đẹp, cảnh vật giao hòa. - Tâm trạng của Bác: Bác không ngủ được, dành trọn tâm tình cho dân, cho nước (nghệ thuật điệp từ ). 1,0 - Cảm nhận được sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con 1,0 người của Bác. - Liên hệ mở rộng: các bài thơ khác của Bác viết về 0,5 thiên nhiên và những bài thơ viết về Bác. Kết bài: Khái quát lại cảm xúc chung khi đọc bài thơ. 0,25 Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Khuyến khích những bài viết sử dụng từ ngữ và diễn 0,25 đạt sáng tạo, độc đáo, có cảm xúc sâu sắc. TỔNG ĐIỂM 10,0