Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 12 - Bài 4: Sóng âm - Nguyễn Ngọc Thanh

doc 3 trang thungat 2370
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 12 - Bài 4: Sóng âm - Nguyễn Ngọc Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_vat_ly_lop_12_bai_4_song_am_nguyen_n.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 12 - Bài 4: Sóng âm - Nguyễn Ngọc Thanh

  1. GV: Nguyễn Ngọc Thanh - Khoa Cơ bản - Trường SQ Phòng Hóa - Số DT 0976 377 072 Sóng âm Bài 4: SÓNG ÂM I. Xác định các đại lượng đặc trưng: 1. Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kỳ không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là: A. âm mà tai người nghe được. B. Nhạc âm C. Hạ âm C. Siêu âm (trích đề thi TSĐH năm 2008) 2. Khi âm truyền từ nước vào không khí, bước sóng của nó thay đổi bao nhiêu lần? Cho biết tốc độ âm trong nước là 1550 m/s, trong không khí là 340 m/s. A. tăng 4 lần B. tăng 4,4 lần C. giảm 4,56 lần D. một đáp án khác 3. Một người đứng ở gần chân núi bắn một phát súng, sau 6,5 s thì nghe thấy tiếng vang từ trong núi vọng lại. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng cách từ chân núi đến người đó là: A. 1125 m B. 1105 m C. 1115 m D. một đáp án khác 4. Một người quan sát áp tai vào đường ray xe lửa. ở khoảng cách l =1235 m, một người cầm búa gõ mạnh vào một điểm nào đó trên đường ray. Người quan sát nghe thấy tiếng gõ truyền trong đường ray 3,5 giây trước khi nghe thấy tiếng truyền trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Tốc độ truyền âm trong đường ray là: A. 5200 m/s B. 5100 m/s C. 5150 m/s D. 5094 m/s 5. Đập một cái búa vào đường sắt. Một người ở cách đó 1056 m áp tai vào đường sắt nghe thấy tiếng búa gõ và sau đó 3 giây thì nghe được tiếng búa gõ truyền qua không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Vận tốc truyền âm trong đường sắt là: A. 5200 m/s. B. 5280 m/s. C. 5300 m/s. D. 5100 m/s. 6. Hai điểm ở cách nguồn âm những khoảng 6,10 m và 6,35 m. Tần số âm là 680 Hz, tốc độ âm trong không khí là 340 m/s. Độ lệch pha của sóng âm tại hai điểm đó là: A. 2 rad B. 0,5 rad C. rad D. một đáp án khác 7. Sóng âm có tần số 450 Hz lan truyền với tốc độ 360 m/s trong không khí. Giữa hai điểm cách nhau 1 m trên một phương truyền sóng thì độ lệch pha là bao nhiêu? A. rad B. rad C. rad D. 5 rad 2 4 6 2 8. Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20 Hz, có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên trục Ox, ở cùng một phía so với O và cách nhau 10 cm. Hai phần tử môi trường A và B luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc độ truyền sóng là: A. 100 cm/s B. 80 cm/s C. 85 cm/s D. 90 cm/s (trích đề thi TSĐH năm 2011, câu 50, mã đề 817) 9. Người ta gõ vào một thanh thép dài và nghe thấy âm nó phát ra. Trên thanh thép người ta thấy hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha nhau thì cách nhau 4 m. Biết tốc độ truyền âm trong thanh thép là 5000 m/s. Tần số âm mà nó phát ra là: A. 600 Hz B. 625 Hz C. 546 Hz D. một đáp án khác 10. Khi làm cho thanh thép dao động điều hoà thì người ta thấy âm thanh phát ra. Tính tần số đó biết tốc độ truyền sóng trong không khí là 340 m/s và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng có dao động âm ngược pha nhau là 0,85 m. A. 200Hz B. 5.10-3 Hz C. 400 Hz D. một đáp án khác 11. Một cơn động đất phát đồng thời hai sóng trong đất: sóng ngang (S) và sóng dọc (P). Biết rằng tốc độ của sóng S là 4,5 km/s và của sóng P là 8 km/s. Một máy địa chấn ghi được cả sóng S và sóng P cho thấy rằng sóng P đến sớm hơn sóng S 4 phút. Tâm động đất ở cách máy ghi: A. 1000 km B. 250 km C. 500 km D. 2468,6 km 0 12. Một âm thoa đặt trên miệng một ống thuỷ tinh hình trụ chứa nước có chia độ, - gần đáy ống có vòi tháo nước để hạ thấp dần mực nước. Người ta nhận thấy có hai vị trí liên tiếp của cột không khí AB là 39 cm và 65 cm thì âm thanh do - âm thoa phát ra nghe rõ nhất. - a. Tìm tần số giao động của âm thoa. Cho biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. - A. 386 Hz B. 685 Hz C. 654 Hz D. một đáp án khác b. Tìm số bụng đoạn AB khi AB = 65 cm. - A. 3 B. 4 C. 5 D. một đáp án khác - 13. Một âm thoa đặt trên miệng một ống thuỷ tinh hình trụ chứa nước có chia độ, gần đáy ống có vòi tháo 0 - nước để hạ thấp dần mực nước. Khi độ cao thích hợp của cột không khí có trị số nhỏ nhất l0 =12 cm thì nghe thấy âm to nhất. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. - a. Tính tần số của âm do âm thoa phát ra, biết rằng đầu A hở của cột không khí là một bụng sóng, còn đầu B kín là một nút sóng. - A. 708Hz B. 770Hz C. 580Hz D. một đáp án khác - b. Thay đổi độ cao của cột không khí, ta thấy ta thấy khi độ cao h bằng 60 cm thì âm cũng có cường độ lớn nhất. Tính số bụng sóng trong cột không khí khi đó. - A. 7 B. 5 C. 3 D. một đáp án khác - 14. Có một ống sáo bằng nhôm ở nhiệt độ 150 C. Cột không khí trong ống sáo là một hộp cộng hưởng có hai bụng sóng- ở hai đầu. a. Hãy tính khoảng cách từ miệng lỗ thổi hơi đến lỗ ứng với lốt La 3 (có tần số 440 Hz). Cho biết tốc độ truyền âm trong- không khí tỉ lệ thuận với T ( T là nhiệt độ tuyệt đối của không khí) và ở 00 C tốc độ truyền âm là 330 m/s. A. 0,1926 m B. 0,388 m C. 0,75 m D. 1,33 m GV: Nguyễn Ngọc Thanh - Khoa Cơ bản - Trường SQ Phòng Hóa - Số DT 0976 377 072 Sóng âm 1
  2. GV: Nguyễn Ngọc Thanh - Khoa Cơ bản - Trường SQ Phòng Hóa - Số DT 0976 377 072 Sóng âm 0 -5 -1 b. Ở nhiệt độ 35 C thì âm ứng với nút La3 của ống sáo đó sẽ có tần số là bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của nhôm là 2,3.10 K . A. 46,7 Hz B. 444 Hz C. 567 Hz D. 467 Hz 15. Hai họa âm liên tiếp do một dây đàn phát ra có tần số hơn kém nhau là 56 Hz. Họa âm thứ ba có tần số là: A. 28 Hz B. 56 Hz C. 84 Hz D. 224 Hz II. Năng lượng. Cường độ, mức cường độ âm: 1. Một sóng âm có dạng hình cầu được phát ra từ một nguồn có công suất 1 W. Giả sử năng lượng phát ra được bảo toàn. a. Cường độ âm tại một điểm cách nguồn 1,0 m là: A. 0,08 W/m2 B. 0,8 W/m2 C. 0,08 W/m D. 0,8 W/m b. Cường độ âm tại một điểm cách nguồn 2,5 m là: A. 0,13 W/m2 B. 0,13 W/m C. 0,013 W/m2 D. 0,013 W/m 2. Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai r2 điểm A và B cách nguồn âm là r1 và r2. Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số bằng: r1 A. 4 B. 1 C. 1 D. 2 2 4 (trích đề thi TSĐH năm 2011, câu 40, mã đề 817) 3. Một chiếc loa phát ra một âm có công suất 2 W. Biết cường độ âm chuẩn là 10-12 W/m2. a. Mức cường độ âm do loa tạo ra tại một điểm cách loa 4 m là: A. 400 dB B. 100 dB C. 25 dB D. 10 dB b. Để tại điểm ấy mức cường độ âm chỉ còn là 70 dB thì ta phải giảm công suất của loa bao nhiêu lần? A. 30 lần B. 3 lần C. 1000 lần D. 10 lần 4. Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20 dB. Tính tỉ số cường độ âm của chúng: A. 10 B. 20 C. 100 D. 1000 5. Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M: A. 10000 lần B. 40 lần C. 1000 lần D. 2 lần (trích đề thi TSĐH năm 2009, câu 13, mã đề 742) 6. Mức cường độ âm nào đó tăng thêm 30 dB thì cường độ của âm tăng lên gấp bao nhiêu lần? A. 0,001 lần B. 1000 lần C. 30 lần D. 1/30 lần 7. Bạn đang đứng trước một nguồn âm một khoảng D. Nguồn này phát ra sóng âm theo mọi phương. Bạn đi 50,0 m lại gần nguồn thì thấy rằng cường độ âm tăng lên gấp đôi. Tính khoảng cách D? A.17 m B. 1700 m C. 170 m D. 1,7 m 8. Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát ra sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm của AB là: A. 17 dB B. 40 dB C. 34 dB D. 26 dB (trích đề thi TSĐH năm 2010, câu 8, mã đề 927) 9. Tại một điểm nghe được đồng thời hai âm: Âm truyền tới có mức cường độ âm là 55 dB, âm phản xạ có mức cường độ âm là 40 dB. Mức cường độ âm toàn phần tại điểm đó bằng bao nhiêu? A. 95,00 dB B. 55,14 dB C. 54,49 dB D. 15 dB 10. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m, có mức cường độ âm là L A = 90 dB. Biết ngưỡng 2 nghe của âm đó là I0 = 0,1 nW/m . Cường độ của âm đó tại A là 2 2 2 2 A. IA = 0,1 nW/m . B. IA = 0,1 mW/m . C. IA = 0,1 W/m . D. IA = 0,1 GW/m . 11. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m, có mức cường độ âm là L A = 90 dB. Biết ngưỡng 2 nghe của âm đó là I0 = 0,1 nW/m . Mức cường độ của âm đó tại điểm B cách N một khoảng NB = 10 m là A. LB = 7 B. B. LB = 7 dB. C. LB = 80 dB. D. LB = 90 dB. GV: Nguyễn Ngọc Thanh - Khoa Cơ bản - Trường SQ Phòng Hóa - Số DT 0976 377 072 Sóng âm 2
  3. GV: Nguyễn Ngọc Thanh - Khoa Cơ bản - Trường SQ Phòng Hóa - Số DT 0976 377 072 Sóng âm III. Hiệu ứng Đôp – Ple: 1. Tiếng còi có tần số 1000 Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến lại gần bạn với tốc độ 10 m/s, tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là A. f = 969,69 Hz. B. f = 970,59 Hz. C. f = 1030,30 Hz. D. f = 1031,25 Hz. 2. Tiếng còi có tần số 2000 Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến ra xa bạn với tốc độ 10 m/s, tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là A. f = 1939,39 Hz. B. f = 1941,18 Hz. C. f = 2062,5 Hz. D. f = 2060,6 Hz. 3. Một người đứng cách một chiếc loa phát thanh một khoảng s = 200 m và nghe một bài hát phát ra từ chiếc loa đó với tần số âm cơ bản là 200 Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí tại nơi đó là 350 m/s a. Bước sóng và chu kì của âm đó là A. 1,75 m, 5.10-3 s B. 17,5 m, 5.10-3 s C. 0,57 m, 0,05 s D. một đáp án khác b. Nếu người đó chạy gần lại chiếc loa với tốc độ không đổi là 10 m/s thì tần số âm mà người đó nghe được là A. 205 Hz B. 194,3 Hz C. 194,4 Hz D. 205,7 Hz 4. Một người đứng bên cạnh đường sắt khi có một đoàn tầu đi qua với tốc độ không đổi là 20 m/s, tốc độ truyền âm trong không khí tại đó là 320 m/s. Tỉ số tần số khi tầu đi tới gần và đi qua người đó là A. 0,88 B. 1,13 C. 0,94 D. 1,07 5. Một người lái xe đi gần đến một trạm công an giao thông với tốc độ 54 km/h thì nghe thấy tiếng còi của cảnh sát với tần số 300 Hz. Tốc độ của âm thanh trong không khí là 345 m/s. Người cảnh sát nghe thấy tần số phát ra từ tiếng cũi của mỡnh là A. 287 Hz B. 313 Hz C. 287,5 Hz D. 317,4 Hz 6. Một người lái xe cứu hỏa vừa đi vừa rú còi với tần số 500 Hz và chạy với tốc độ 72 km/h. Tốc độ âm trong không khí tại đó là 360 m/s. Người lái xe cứu hỏa nghe thấy âm phát ra có tần số là A. 527,78 Hz B. 500 Hz C. 473,68 Hz D. 529,41 Hz 7. Hai xe ôtô đuổi nhau trên đường, xe X 1 chạy trước với tốc độ 54 km/h, xe X 2 chạy sau và chuẩn bị vượt xe thứ nhất với tốc độ 72km/h. Tốc độ truyền âm trong không khí là 350 m/s. Xe X 2 bấm còi xin đường thì người lái xe X 1 nghe thấy tiếng còi có tần số 670 Hz a. Tần số của âm thanh do còi xe X2 phát ra là A. 660 Hz B. 650 Hz C. 680 Hz D. 641 Hz b. Người lái xe X1 cũng bấm còi với tần số bằng tần số mà người này nghe được còi xe X2 phát ra lúc đó. Người lái xe X2 nghe thấy tiếng còi có tần số là A. 670 Hz B. 660 Hz C. 679 Hz D. 661 Hz`````` 8. Một ô tô đang đi về phía người cảnh sát giao thông với tốc độ 72 km/h. Người cảnh sát thổi còi yêu cầu dừng xe với tần số 550 Hz. tốc độ truyền âm trong không khí là 350 m/s. Người cảnh sát thấy tiếng còi phản xạ từ ô tô lại mình có tần số là A. 616,7 Hz B. 550 Hz C. 490,5 Hz D. 1100 Hz GV: Nguyễn Ngọc Thanh - Khoa Cơ bản - Trường SQ Phòng Hóa - Số DT 0976 377 072 Sóng âm 3