Đề cương môn Sinh học Khối 10 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trung Tâm GDNN - GDTX Châu Thành
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Sinh học Khối 10 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trung Tâm GDNN - GDTX Châu Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_mon_sinh_hoc_khoi_10_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_2021_tr.doc
Nội dung text: Đề cương môn Sinh học Khối 10 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trung Tâm GDNN - GDTX Châu Thành
- UBND HUYỆN CHÂU THÀNH MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II TRUNG TÂM GDNN - GDTX NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN : SINH HỌC 10 Bước 1: Xác định mục tiêu của kiểm tra (HV phải đạt được) 1. Kiến thức : - Trả lời được khái niệm vi sinh vật(VSV). - Trình bày được môi trường và các kiểu dinh dưỡng vi sinh vật - Phân biệt các kiểu hô hấp và lên men ở VSV - Trả lời được khái niệm sinh trưởng VSV - Trình bày được quá trình sinh sản của quần thể VK - Nêu được các hình thức sinh sản của VSV - Trình bày được yếu tố hóa học, lý học ảnh hưởng đến sinh trưởng VSV - Nêu được cấu tạo hình thái của virut - Thấy được đặc điểm của virut khác với cơ thể sống khác - Trình bày được chu trình nhân lên của Virut trong tế bào chủ - Nêu được khái niệm, các con đường lây nhiễm HIV-AIDS - Nêu được tác hại và ứng dụng của virut trong thực tiễn - Trả lời được thế nào là bệnh truyền nhiễm. Phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm. - Nắm được 1 số phương pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm - Trả lời được thế nào là miễn dịch. - Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu với miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch thể dịch với miễn dịch tế bào. 2. Kỹ năng - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống. - Quan sát và phân tích một số hình ảnh về VSV. 3. Thái độ - Hình thành niềm đam mê nghiên cứu khoa học. 4. Phát triển năng lực - Năng lực chung: hình thành NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy và sáng tạo, NL tự quản lý, NL sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: quan sát và phân tích hình ảnh 1 số loại VSV Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra (Trắc nghiệm 60% = 24 câu và tự luận 40%) Bước 3: Xây dựng ma trận đề kiểm tra Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Bài 22. Dinh dưỡng, - Trả lời được - Phân biệt CHVC và NL ở khái niệm được các kiểu VSV VSV dinh dưỡng I. Khái niệm VSV - Trả lời được - Phân biệt II. Môi trường và các loại môi được điểm các kiểu dinh dưỡng trường nuôi khác cơ bản III. Hô hấp và lên cấy vi sinh của hô hấp hiếu
- men vật trong khí, kỵ khí và phòng thí lên men nghiệm - Nêu được khái niệm hô hấp kỵ khí, hiếu khí, lên men Bài 23 – 24. Quá - Giải thích được trình tổng hợp và 1 số ứng dụng phân giải các chất ở của quá trình VSV. Thực hành lên phân giải của men etilic và lactic VSV trong đời I. Lên men etilic sống thực tiễn II. Lên men lactic Bài 25. Sinh trưởng - Trả lời được - Phân biệt - Giải thích được VSV khái niệm được đặc điểm vì sao các công ty I. Khái niệm sinh sinh trưởng các Pha trong sản xuất sữa chua trưởng VSV VSV nuôi cấy không lại tạo ra sản II. Sự sinh trưởng - Trả lời được liên tục phẩm đồng nhất của quần thể VK thời gian thế về chất lượng. hệ của VSV - Trả lời được thứ tự các Pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể VK (10) Bài 26 – 27. Sinh - Biết được - Hiểu được sự sản VSV. Các yếu các hình thức ảnh hưởng của tố ảnh hưởng sinh sinh sản của nhiệt độ thấp trưởng của VSV VSV. đến sự sinh Sinh sản của VSV - Biết được trưởng VSV. I. Chất hóa học các chất ức - Hiểu được sự II. Các yếu tố lý học chế vi sinh ảnh hưởng của vật. pH đến sự sinh - Biết được 1 trưởng VSV số tác nhân lý học ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV Bài 28. Quan sát 1 - Giải thích được số VSV vì sao cần phải
- đánh răng sau khi ăn kẹo xong. Bài 29. Cấu trúc - Nêu được 3 - Phân biệt virut đặc điểm cơ được vi khuẩn I. Cấu tạo bản của virut. với virut. II. Hình thái - Biết được - Giải thích các đặc điểm cấu thuật ngữ tạo của virut. capsit, - Biết được capsome, các hình thái nucleocapsit, của virut. vỏ ngoài - Hiểu được kết quả thí nghiệm Franken và Conrat Bài 30. Sự nhân lên - Nhắc lại - Phân biệt - Vận dụng kiến của virut trong tế được đặc được 5 giai thức về bào chủ điểm các giai đoạn nhân lên HIV/AIDS trong I. Chu trình nhân đoạn của chu của virut. nhận biết, ứng xử lên của virut trong trình nhân lên - Nhân biết và phòng tránh TB chủ của virut. được các giai bệnh. II. HIV – AIDS - Nêu được đoạn của bệnh khái niệm HIV, các con HIV/AIDS và đường lây các con truyền và cách đường lây phòng tránh. nhiễm HIV/AIDS. Bài 31 – 32. Virut - Trình bày - Phân biệt - Vận dụng được gây bệnh, ứng dụng được tác hại được miễn dịch những hiểu biết của virut trong thực của virut kí đặc hiệu và về virut trong đời tiển. bệnh truyền sinh ở VSV, miễn dịch sống và sản xuất. nhiễm và miễn dịch TV, ĐV. không đặc - Vận dụng được I. Virut gây bệnh và - Nêu được hiệu. những hiểu biết ứng dụng của virut ứng dụng của - Phân biệt về miễn dịch vào II. Bệnh truyền virut trong được miễn dịch trong đời sống và nhiễm thực tiễn. thể dịch và sản xuất. - Nhắc lại miễn dịch tế - Vận dụng được thế nào bào. những hiểu biết là bệnh về bệnh truyền truyền nhiễm. nhiễm trong - Trình bày phòng tránh, giữ được phương gìn vệ sinh. thức lây
- truyền của bệnh truyền nhiễm. - Biết được thế nào là miễn dịch. * Biên soạn câu hỏi theo ma trận :
- Trung tâm GDNN - GDTX Châu Thành ĐỀ THI HK II MÔN SINH HỌC- KHỐI 10 Họ tên: Năm học: 2020 - 2021 Lớp: Thời gian: 50 phút ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau: Câu 1. Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn ký sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại ? A. Trong không khí B. Trong đất ẩm C. Trong máu động vật D. Trong sữa chua Câu 2. Đặc điểm sinh sản của Virut là: A. Sinh sản tiếp hợp B. Sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ C. Sinh sản hữu tính D. Sinh sản bằng cách nhân đôi Câu 3. Lần đầu tiên , Virút được phát hiện trên A. Cây cà chua B. Cây dâu tây C. Cây thuốc lá D. Cây đậu Hà Lan Câu 4. Bệnh nào sau đây không phải do Virut gây ra ? A. Lang ben B. Quai bị C. Viêm gan B D. Bại liệt Câu 5. Chất gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là : A. Độc tố B. Chất cảm ứng C. Hoocmôn D. Kháng thể Câu 6. Yếu tố nào sau đây không phải của miễn dịch không đặc hiệu ? A. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính của cơ thể . B. Huyết thanh chứa kháng thể tiêm điều trị bệnh cho cơ thể . C. Các dịch tiết của cơ thể như nước bọt , nước mắt , dịch vị . D. Các yếu tố đề kháng tự nhiên của da và niêm mạc . Câu 7. Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của Virut với thụ thể của tế bào chủ ? A. Giai đoạn hấp phụ B. Giai đoạn xâm nhập C. Giai đoạn phóng thích D. Giai đoạn sinh tổng hợp Câu 8. Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV ? A. Bắt tay qua giao tiếp B. Quan hệ tình dục bừa bãi C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV D. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV Câu 9. Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác, được gọi là : A. Vi sinh vật hoại sinh B. Vi sinh vật tiềm tan C. Vi sinh vật cơ hội D. Vi sinh vật cộng sinh Câu 10. Giống nhau giữa hô hấp và lên men là : A. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi B. Đều là sự phân giải chất hữu cơ C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi D. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi Câu 11. Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng lên men :
- A. Tạo rượu B. Làm sữa chua C. Muối dưa , cà D. Làm dấm Câu 12. Virut nào sau đây có dạng khối ? A. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá B. Virut gây bệnh dại C. Thể thực khuẩn D. Virut gây bệnh bại liệt Câu 13. Trong các hình thức sinh sản sau đây thì hình thức sinh sản đơn giản nhất là : A. Giảm phân B. Nẩy chồi C. Phân đôi D. Nguyên phân Câu 14. Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ? A. Prôtêin B. Pôlisaccarit C. Phênol D. Mônôsaccarit Câu 15. Thông thường thời gian xuất hiện triệu chứng điển hình của bệnh AIDS tính từ lúc bắt đầu nhiễm HIV là : A. 5 năm B. 6 năm C. 10 năm D. 3 năm Câu 16. Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây ? A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị khí B. Nhóm ưa lạnh , nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt C. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm Câu 17. Virut nào sau đây gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người? A. HIV B. Virut của E.coli C. Thể thực khuẩn D. H5N1 Câu 18. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn Cacbon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là: A. Quang tự dưỡng B. Hoá dị dưỡng C. Quang dị dưỡng D. Hoá tự dưỡng Câu 19. Trong các bệnh được liệt kê sau đây , bệnh do virut gây ra là : A. Viêm não Nhật bản B. Dịch hạch C. Thương hàn D. Uốn ván Câu 20. Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi : A. Vi tảo B. Nấm sợi C. Nấm men D. Vi khuẩn Câu 21. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh được gọi là : A. Kháng nguyên B. Miễn dịch C. Đề kháng D. Kháng thể Câu 22. Bệnh truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là : A. Bệnh cúm B. Bệnh AIDS C. Bệnh lao D. Bệnh SARS Câu 23. Ở giai đoạn xâm nhập của Virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây ? A. Thụ thể của Virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ B. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ C. Virut bám trên bề mặt của tế bào chủ D. Axit nuclêic của Virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ Câu 24. Cấu tạo nào sau đây đúng với Virut ? A. Tế bào có màng , tế bào chất ,có nhân sơ B. Tế bào có màng , tế bào chất , chưa có nhân C. Tế bào có màng , tế bào chất , có nhân chuẩn D. Có các vỏ capxit chứa bộ gen bên trong II. PHẦN TỰ LUẬN : (4 điểm) Câu 1 : Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục? Nuôi cấy không liên tục bao gồm những Pha nào? (1 điểm) Câu 2 : Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào? (2 điểm) Câu 3 : Tại sao khi mua 1 miếng thịt lợn nhưng chưa kịp chế biến người ta thường xát muối lên miếng thịt ? (1 điểm) Hết
- ĐÁP ÁN ĐỀ 1 LỚP 10 NH 2020-2021 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ĐỀ 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D B C A D B A A C B D D C C C B A A A C 21 22 23 24 B B D D ĐỀ 1 : Câu 1 : Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục? Nuôi cấy không liên tục bao gồm những Pha nào? (1 điểm) - Là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng và không lấy đi sản 0.5 đ phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy - Gồm 4 Pha: Pha tiềm phát, Pha lũy thừa, Pha cân bằng, Pha suy vong 0.5 đ Câu 2 : Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào? (2 điểm) Điểm phân biệt Miễn dịch thể dịch Miễn dịch tế bào Đặc điểm - Sản xuất ra kháng - Có sự tham gia của tế thể nằm trong thể bào T độc. 1 đ dịch ( máu, sữa, dịch bạch huyết, ) Cơ chế tác động - Bao bọc VSV gây - Tiết ra protein độc là tan 1 đ bệnh, lắng kết các tế bào nhiễm, khiến virut độc tố do chúng tiết không nhân lên được ra Câu 3 : Tại sao khi mua 1 miếng thịt lợn nhưng chưa kịp chế biến người ta thường xát muối lên miếng thịt ? ?(1 điểm) - Khi xát muối lên miếng thịt làm áp suất thẩm thấu tăng cao rút nước trong tế bào VK làm chết VK vì vậy muối là chất xát trùng có thể ức chế và tiêu 1đ diệt VK. thịt bảo quản lâu hơn
- UBND HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC- KHỐI 10 TRUNG TÂM GDNN - GDTX Năm học: 2020 - 2021 Thời gian: 50 phút Họ tên: Lớp: ĐỀ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) Câu 1 : Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là : A. Quá trình phân bào. C. Phát triển tế bào. B. Chu kỳ tế bào. D. Phân chia tế bào. Câu 2 : Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân ? A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia. B. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc. C. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không. D. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất. Câu 3 : Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là : A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài. D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể . Câu 4 : Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi A. Nấm men. C. Vi khuẩn. B. Nấm sợi. D. Vi tảo. Câu 5 : Trong gia đình , có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây ? A. Làm tương. C. Muối dưa. B. Làm nước mắm. D. Làm giấm. Câu 6 : Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là A. Thời gian một thế hệ. B. Thời gian sinh trưởng. C. Thời gian sinh trưởng và phát triển. D. Thời gian tiềm phát. Câu 7 : Trong môi trường nuôi cấy , vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở : A. Pha tiềm phát. B. Pha cân bằng động. C. Pha luỹ thừa. D. Pha suy vong. Câu 8 : Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ? A. Prôtêin. C. Pôlisaccarit. B. Mônôsaccarit. D. Phênol. Câu 9 : Hình thức sống của virut là :
- A. Sống kí sinh không bắt buộc. B. Sống kí sinh nội bào bắt buộc. C. Sống cộng sinh. D. Sống hoại sinh. Câu 10 : Virut nào sau đây có dạng hình khối ? A. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá. B. Virut gây bệnh dại. C. Virut gây bệnh bại liệt. D. Thể thực khuẩn. Câu 11 : Chất gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là : A. Độc tố. C. Chất cảm ứng. B. Kháng thể. D. Hoocmon. Câu 12 : Trong các bệnh được liệt kê sau đây , bệnh do virut gây ra là : A. Viêm não Nhật bản. C. Uốn ván. B. Thương hàn. D. Dịch hạch. Câu 13 : Sinh vật nào sau đây là vật trung gian làm lan truyền bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất . A. Virut. C. Động vật nguyên sinh. B. Vi khuẩn. D. Côn trùng. Câu 14 : Bệnh truyền nhiễm nào sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là : A. Bệnh SARS. C. Bệnh AIDS. B. Bệnh lao. D. Bệnh cúm . Câu 15 : Quá trình nhân lên của Virut trong tế bào chủ bao gồm mấy giai đoạn : A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 16 : Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác , được gọi là : A. Vi sinh vật cơ hội. B. Vi sinh vật hoại sinh. C. Vi sinh vật cộng sinh. D. Vi sinh vật tiềm tan. Câu 17 : Lần đầu tiên , virút được phát hiện trên : A. Cây thuốc lá. C. Cây dâu tây. B. Cây cà chua. D. Cây đậu Hà Lan. Câu 18 : Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây ? A. Nhóm ưa lạnh. B. Nhóm ưa ấm. C. Nhóm kị nóng. D. Nhóm chịu nhiệt. Câu 19 : Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng lên men : A. Muối dưa , cà. C . Tạo rượu. B. Làm sữa chua. D. Làm dấm. Câu 20 : Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là: A. Hoá tự dưỡng. C. Quang tự dưỡng. B. Hoá dị dưỡng. D. Quang dị dưỡng.
- Câu 21 : Tự dưỡng là : A. Tự dưỡng tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ. B. Tự dưỡng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. C. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác. D. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác. Câu 22 : Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là : A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Có một lần phân bào. C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma. D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội. Câu 23 : Trong giảm phân , cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây ? A. Nhân đôi. C. Tiếp hợp. B. Trao đổi chéo. D. Co xoắn. Câu 24 : Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là : A. G2,G2,S. C. S,G2,G1. B. S,G1,G2. D. G1,S,G2. II. PHẦN TỰ LUẬN : (4 điểm) Câu 1 : Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, để thu được số lượng vi sinh vật tối đa nên dừng ở thời điểm nào tốt nhất? Vì sao? (1 điểm) Câu 2 : Virút có được xem là một cơ thể sinh vật không ? Tại sao? ( 2 điểm ) Câu 3 : Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu? ( 1 điểm )
- ĐÁP ÁN ĐỀ 2 LỚP 10 NH 2020-2021 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) 1.B 2.D 3.C 4.A 5.C 6.A 7.C 8.D 9.B 10.C 11.B 12.A 13.D 14.C 15.B 16.A 17.A 18.B 19.D 20.C 21.B 22.D 23.B 24.D II. PHẦN TỰ LUẬN : (4 điểm) Câu 1 : Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, để thu được số lượng vi sinh vật tối đa nên dừng ở thời điểm nào tốt nhất? Vì sao?(1 điểm) Trả lời: - Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa nên dừng ở thời điểm tốt nhất là: cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng. (0.5đ) - Vì: lúc này vi sinh vật sinh trưởng với tốc độ lớn nhất, số lượng tế bào vi sinh vật đạt cực đại và chất độc hại chưa tích lũy nhiều. (0.5đ) Câu 2 : Virut có được xem là một cơ thể sinh vật không ? Tại sao?( 2 điểm) Trả lời: - Virut chưa được coi là cơ thể sống mà chỉ là một thực thể sống. - Vì: 0.5đ + Có cấu tạo đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào + Có đời sống kí sinh bắt buộc, chỉ sinh sản và phát triển trong tế bào chủ. 0.5đ - Virut được coi là sinh vật vì chúng có khả năng sinh sản và di truyền các 0.5đ đặc điểm của mình cho thế hệ sau. 0.5đ Câu 3 : Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu?(1 điểm) Trả lời: Khi muối dưa cà, axit lactic do vi khuẩn lactic tiết ra cùng với nồng độ muối cao kìm hãm sinh trưởng của các vi sinh vật khác, đặc biệt là vi sinh vật gây thối rau quả. (1 điểm)