Đề cương ôn thi môn Hóa học Khối 10 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Phạm Minh Hải

pdf 2 trang thungat 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Hóa học Khối 10 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Phạm Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_mon_hoa_hoc_khoi_10_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_2.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Hóa học Khối 10 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Phạm Minh Hải

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – KHỐI 10 NĂM HỌC 2020 - 2021 PHẠM MINH HẢI A. PHẦN LÍ THUYẾT CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN Câu 1. a. Cho biết vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn? Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử của các halogen? b. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen? Cho biết chiều biến đổi tính chất hoá học cơ bản đó? Câu 2. a. Cho biết tính chất vật lí của các nguyên tố halogen? b. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố: flo, clo, brom, iot? Cho ví dụ minh hoạ? c. Nêu một số phương pháp điều chế các nguyên tố halogen ? Viết PTPƯ? Câu 3. a. Nêu tính chất hoá học cơ bản của một số hợp chất của clo đã học? Cho ví dụ minh hoạ? b. Nêu một số phương pháp điều chế hợp chất quan trọng của clo đã học? c. Nêu cách phân biệt các ion Cl-, Br-, I-? CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH Câu 4. Cho biết vị trí của nhóm oxi-lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn? Cấu hình electron nguyên tử của nhóm oxi-lưu huỳnh. Câu 5. Cho biết những tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản và một số ứng dụng, cách điều chế của các đơn chất oxi, ozon, lưu huỳnh (trừ cách điều chế của lưu huỳnh) Câu 6. a. Cho biết tính chất lí, hoá học của hiđro sunfua? Cho ví dụ minh hoạ? Cách điều chế H2S trong PTN? b. Cho biết tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh đioxit? Cho ví dụ minh hoạ? Cách điều chế lưu huỳnh đioxit? Câu 7. a. Nêu tính chất lí, hoá học cơ bản của axit sunfuric? Cho ví dụ minh hoạ? Cách điều chế axit sunfuric? b. Nêu cách nhận biết: H2S, SO2, CO2, O3, ion sunfat? CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC Câu 8. a. Tốc độ phản ứng hóa học là gì? b. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? Cho ví dụ minh hoạ? Câu 9. a. Phản ứng thuận nghịch là gì? b. Cân bằng hóa học là gì? c. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Cho ví dụ? B. LÍ THUYẾT VẬN DỤNG Câu 10. Hoàn thành dãy biến hoá sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a. (13) (14) CaOCl2 HCl FeCl2 FeCl3 (10) (11) (12) (9) (15) (16) FeCl3 Cl2 NaClO NaCl (17) (1) (3) (2) NaCl KClO3 KCl AgCl Cl2 Br2 I2 (4) (5) (6) (7) (8) 2 3 4 5 6 7 b. FeS2 1 SO2 SO3 H2SO4 CuSO4 Cu(OH)2 CuCl2 Cu(NO3)2 8 11 12 9 10 13 15 NaHSO3 S H2S Fe2(SO4)3 0 BaSO4 14 Câu 11. Hoàn thành các phương trình phản ứng: a. Fe + Cl2 e. FeO + H2SO4(đặc nóng) k. Fe2O3 + H2SO4(đặc nóng) t 0 b. Fe + H2SO4(loãng) g. O2(dư) + H2S l. AgNO3 + NaBr
  2. c. Fe + H2SO4(đặc nóng) h. SO2 + NaOH(dư) m. Pb(NO3)2 + H2S d. Cu + H2SO4(đặc nóng) i. Fe2O3 + HCl n. FeCO3 + H2SO4 đặc Câu 12. Bằng phương pháp hoá học hãy nêu cách phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: a. NaCl, Na2CO3, Na2SO4, Na2S b. HCl, HBr, NaOH, HCl, H2SO4(loãng) c. NaCl, NaBr, NaI, NaF d. K2S, KCl, NaNO3, K2SO4 Câu 13. Nêu cách phân biệt các khí sau: Cl2 ,O2 , SO2, H2S, O3. Viết các PTHH Câu 17. Nêu hiện tượng khi cho từ từ : a. SO2 vào dd Br2, b. SO2 vào dd KMnO4 c. dd NaCl (hoặc dd NaBr) vào dd AgNO3 d. H2S vào dd AgNO3 [hoặc Pb(NO3)2] Câu 18. Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) H<0. Cân bằng hoá học bị chuyển dịch như thế nào khi thay đổi 1 trong các yếu tố sau: a.Tăng áp suất của hệ. b. tăng nồng độ N2. c. giảm nhiệt độ của hệ. d. thêm chất xúc tác Fe. C. BÀI TOÁN Dạng 1: Bài toán hỗn hợp các chất tác dụng với axit: Tính khối lượng muối khan, tính thể tích dung dịch axit khi biết nồng độ mol (hoặc ngược lại). Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Dạng 2: Bài toán hỗn hợp các kim loại phản ứng với các đơn chất O2, S, halogen Dạng 3: Bài toán cho H2S hoặc SO2 tác dụng với dung dịch kiềm Dạng 4: Xác định công thức hóa học của một hoặc 1 số chất MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA Bài 1: Hoà tan 7,5 gam một hỗn hợp bột 2 kim loại Mg (0,2) và Al (0,1) trong dung dịch HCl 1M lấy dư, thấy thoát ra 7,84 lít khí (đktc). a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. Bài 2. Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư, thu được 5,6 lít khí (đktc) và chất rắn B không tan. Cho chất rắn B vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 3. Cho hỗn hợp A gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác cũng cho hỗn hợp A như vậy tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 8,96 lít khí (đktc). a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A? b. Hấp thụ từ từ toàn bộ khí SO2 trên vào 600 ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch thu được. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp FeO và FeCO3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 896ml hỗn hợp khí X. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu Bài 5. Nung nóng 3,72 gam hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn thu được sau phản ứng hoà tan hết vào dd H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra. a. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Hấp thụ từ từ lượng khí trên vào 500 ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng muối thu được. Bài 6. Trộn 11,2 gam bột sắt với 4,8 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong bình kín không có không khí. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A trong 500ml dung dịch HCl 1M thu được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Tính thể tích khí B và nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch C. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Bài 7. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam kim loại R bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc) và là sản phẩm khử duy nhất. a. Xác định kim loại R. b. Dẫn từ từ lượng khí SO2 trên vào 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Bài 8. Hoà tan hoàn toàn một ít oxit sắt FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 120 gam một loại muối sắt duy nhất. Xác định công thức hóa học của oxit sắt Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi!