Đề ôn tập đầu năm môn Hóa học Lớp 10

docx 3 trang haihamc 14/07/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập đầu năm môn Hóa học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_dau_nam_mon_hoa_hoc_lop_10.docx

Nội dung text: Đề ôn tập đầu năm môn Hóa học Lớp 10

  1. ÔN TẬP ĐẦU NĂM A. LÝ THUYẾT 1. Hóa trị ( một các gần đúng thì các em học thuộc hóa trị của các kim loại và nhóm sau ) a. Kim loại * Na, K, Ag hóa trị 1 * Fe hóa trị 2 và 3 * Al, Au hóa trị 3 * kim loại còn lại hóa trị 2 ( Cu, Mg, Zn, Sn, Pb, Ca, Ba ) b. Nhóm * Hidroxit: OH hóa trị 1 * Suanfua: S hóa trị 2 * Nitrat: NO3 hóa trị 1 * Sunfit: SO3 hóa trị 2 * Clorua: Cl hóa trị 1 * Sunfat: SO4 hóa trị 2 * Bromua: Br hóa trị 1 * Cacbonat: CO3 hóa trị 2 * Iotua: Br hóa trị 1 * Photphat: PO4 hóa trị 3 2. Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng. 3. Mol: - Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. - Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của 6.10 23 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 6.10 23 (N) phân tử chất khí đó. Ở đktc, thể tích mol của các chất khí là 22,4 lit. -Các công thức: m n M V n 22,4 n = CM.V A n (A: số nguên tử hoặc phân tử) N PV n P: áp suất(atm) (1atm= 760mmHg); T= t0C + 273; RT R=0,082 4. Tỉ khối của chất khí: - Tỉ khối của khí A đối với khí B cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần - Tỉ khối của khí A đối với không khí cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần M M A A d -Công thức : d A A B kk M B 29 1
  2. 5. Dung dịch: -Độ tan ( s ) được tính bằng số gam của chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định -Nồng độ dung dịch: Nồng độ phần trăm ( C% ): Là số gam chất tan có trong 100g dung dịch m ct C% x100% m dd Nồng độ mol ( CM ): Cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch n C M V m 6. Khối lượng riêng D: D dd ( g/ml hoặc Kg/l ) Vdd 7. Sự phân loại các hợp chất vô cơ: a- Oxit: là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác. - Oxit bazơ: CaO, Fe2O3 . . . tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước - Oxit axit: CO2, SO2. . . tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối và nước b- Axit: là hợp chất gồm Hidro liên kết với gốc axit VD: HCl, H2SO4 . . . tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H, muối c- Bazơ: là hợp chất gồm kim loại liên kết với nhóm hidroxit (- OH) VD: NaOH, Cu(OH)2 . . .tác dụng với axit tạo muối và nước d- Muối: là hợp chất gồm kim loại liên kết với gốc axit B. BÀI TẬP Câu 1: Hoàn thành các phản ảng sau: 1. CuO + HCl → 2. NaOH + H2SO4 → 3.CO 2 + NaOHdư → 4. Na2CO2 + HCl→ 5. FeCl3 + KOH→ 6. BaCl2 + H2SO4 → 7. Al2O3 + HCl→ 8. Fe + HCl→ 9. Al2O3 + NaOH→ 10. Mg + HNO3 → ? + NO + ? Câu 2. Hòa tan 5,4 gam Al cần 200 gam dd HCl. Hãy tính: Thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc. Nồng độ phần trăm của dd HCl đã dùng. Khối lượng AlCl3 sinh ra (bằng 2 cách) Câu 3. Hòa tan 9,2 gam Na vào 40 gam nước. Hãy tính: Thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc. nồng độ phần trăm của dd NaOH sau phản ứng. 2
  3. Câu 4. Hòa tan 11,2 gam CaO vào dd HCl 20%. Hãy tính: Khối lượng dd HCl đã phản ứng. nồng độ phần trăm của dd muối sau phản ứng. Câu 5. Hòa tan 11,2 gam sắt bằng dd H2SO4 0,4M. Hãy tính: Thể tích dd H2SO4 đã phản ứng. thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc. Nồng độ mol của dd muối sắt sau phản ứng (biết thể tích dd sau phản ứng không thay đổi). Câu 6. Hòa tan 10 gam hỗn hợp Fe và Cu bằng 80 ml HCl, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro ở đktc. Hãy tính: Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Nồng độ mol của dd HCl đã dùng. Nồng độ mol của FeCl2 sau phản ứng, biết thể tích dd không thay đổi. Câu 7. Để hoà tan m gam kẽm cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 7,3% - Viết phương trình phản ứng . - Tính m ? - Tính thể tích khí thu được (ở điều kiện tiêu chuẩn) . - Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng ( Zn = 65 , H = 1 , Cl = 35,5 ) Câu 8. Cho 5,4 gam Al vào 200 ml dung dịch H2SO4 1,35 M . a, Kim loại hay axit còn dư ? ( sau khi phản ứng kết thúc ) . Tính khối lượng còn dư lại . b, Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc) c, Tính nồng độ mol của dung dich tạo thành sau phản ứng . Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể . Câu 9. Hoà tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HCl 10,95% (vừa đủ ) a, Tính thể tích khí thu được (ở đktc) b, Tính khối lượng axit cần dùng ? c, Tính nồng độ phần trăm của dung dich sau phản ứng Câu 10. Cho 8 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 1,68 lít khí H2 thoát ra ở đktc . Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ? Câu 11. Cho hỗn hợp gồm Ag và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 dư tạo thành 6,72 lít khí H2 thoát ra ở đktc và 4,6 g chất rắn không tan . Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ? Câu 12. Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M tạo thành 8,96 lít khí H2 thoát ra ở đktc . a. Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ? b. Tính thể tích dung dịch HCl đã tham gia phản ứng ? Câu 13. Cho 8,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6% .Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28,5 gam muối khan a. Tính % về khối lượng của từng chất có trong hỗn hợp ? b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã tham gia phản ứng ? c. Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành sau phản ứng ? Câu 14. Cho 19,46 gam hỗn hợp gồm Mg , Al và Zn trong đó khối lượng của Magie bằng khối lượng của nhôm tác dụng với dung dịch HCl 2M tạo thành 16, 352 lít khí H2 thoát ra ở đktc . a. Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ? b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng biết người ta dùng dư 10% so với lý thuyết 3