Đề cương ông thi kết thúc môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lenin 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ông thi kết thúc môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lenin 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_ong_thi_ket_thuc_mon_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu.pdf
Nội dung text: Đề cương ông thi kết thúc môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lenin 1
- Đề cương ôn thi hết môn (Tham khảo) Môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1– Khóa V Họ và tên: Hoàng Minh Thế - K5H Câu 1. Vì sao nói sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin là một tất yếu lịch sử? Khái niệm: Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin, được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại, là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng, là khoa học về sự giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người. 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội. - Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp: Vào cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và lan rộng ra các nước Tây Âu tiên tiến không những làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành hệ thống kinh tế thống trị, tính hơn hẳn của chế độ tư bản so với chế độ phong kiến thể hiện rõ nét, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội mà trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. - Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập: Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến. Giai cấp vô sản cũng đã đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến. Đồng thời với sự phát triển đó, mâu thuẫn vốn có, nội tại nằm trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng thể hiện sâu sắc và gay gắt hơn. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, vốn mang tính đối kháng, đã biểu hiện thành đấu tranh giai cấp. Giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng trong xã hội. Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, giai cấp vô sản đã xuất hiện với tư cách là một lực lượng chính trị - xã hội độc lập và đã ý thức được những lợi ích cơ bản của mình để tiến hành đấu tranh tự giác chống giai cấp tư sản. 1
- - Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đặt ra yêu cầu khách quan là nó phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Mác và Ăng ghen sáng lập Chủ nghĩa Mác là lời giải đáp cho yêu cầu xã hội đứng trên lập trường của giai cấp vô sản. 1.2. Tiền đề lý luận. - Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện chứng duy tâm và tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản của triết học để xây dựng nên phép biện chứng duy vật và mở rộng nhận thức sang cả xã hội loài người, làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và triệt để. - Kinh tế chính trị học Anh, với những đại biểu xuất sắc là A.Xmit và Đ.Ricacđô, mà đặc biệt là lý luận về kinh tế hàng hóa; học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó còn là việc thừa nhận các quy luật khách quan của đời sống kinh tế xã hội, đặt quy luật giá trị làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống kinh tế và rằng, do đó chủ nghĩa tư bản là vĩnh cửu. - Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông và Sáclơ Phuriê và những dự đoán thiên tài mà trước hết là lịch sử loài người là một quá trình tiến hóa không ngừng, chế độ sau tiến bộ hơn chế độ trước; rằng sự xuất hiện các giai cấp đối kháng trong xã hội là kết quả của sự chiếm đoạt; đồng thời phê phán chủ nghĩa tư bản là ở đó con người bị bóc lột và lừa bịp, chính phủ không quan tâm tới dân nghèo. Khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội công nghiệp mà trong đó, công nông nghiệp đều được khuyến khích, đa số người lao động được bảo đảm những điều kiện vật chất cho cuộc sống, là cơ sở để chủ nghĩa Mác phát triển thành lý luận cải tạo xã hội. 1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên. Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng trở thành khoa học. - Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lương đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của chúng. - Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và thực vật; giải thích quá trình phát triển của chúng; đặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền sinh học; bác bỏ quan niệm siêu hình về nguồn gốc và hình thức giữa thực vật với động vật. 2
- - Thuyết tiến hoá đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ sở khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài. Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử. Sự ra đời của nó không những do nhu cầu nhu cầu khách quan của thực tiễn xã hội lúc bấy giờ, do sự kế thừa những thành tựu trong lý luận và được kiểm chứng bằng các thành tựu của khoa học, mà còn do bản thân sự phát triển của lịch sử đã tạo ra những tiền đề khách quan cho sự ra đời của nó. Bởi vậy, chủ nghĩa Mác “Cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại” và Đảng Cộng sản Việt Nam “kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”. Câu 2. Phân tích điều kiện, tiền đề hình thành chủ nghĩa Mác. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời, triết học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác nhìn chung, có hai nguồn gốc ra đời của triết học là nguồn gốc tri thức và nguồn gốc xã hội. Đối với triết học Mác thì nguồn gốc ra đời biểu hiện thành các điều kiện sau: 2.1. Điều kiện, tiền đề hình thành chủ nghĩa Mác. 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội. - Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp vô sản với tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp. - Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp 3
- tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở thành phố Liông (Pháp) năm 1831. Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học. Như vậy, từ thực tiễn xã hội (Đấu tranh của giai cấp vô sản chỉ là đấu tranh 1 cách tự phát không làm thay đổi được địa vị xã hội của họ) đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh chuyển từ tự phát sang tự giác để nhanh chóng đạt được thắng lợi toàn diện. 2.1.2. Điều kiện về mặt lý luận. - Sự kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học. - Sự ra đời của triết học mác phù hợp với quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại, là sự kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại. - Xây dựng học thuyết mới trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng có mối qua hệ hữu cơ với nhau. - Triết học Mác ra đời là sự tác động qua lại với quá trình các ông kế thừa và cải tạo học thuyết kinh tế chính trị của Anh và lý luận của chủ nghĩa xã hội. - Các ông vừa phê phán chủ nghĩa duy tâm, vừa đánh giá cao tư tưởng biện chứng của Heghen, của Phơbach, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ; đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét giới tự nhiên, xả hội và tư duy con người, Từ những điều kiện trên, chủ nghĩa Mác - Lênin được ra đời. Tóm lại, Triết học Mác cũng như toàn bộ Chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử, không những vì nó là sự phản ảnh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiển cách mạng của giai cấp vô sản mà còn là sự phát triển hợp quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. 2.2. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực 4
- hiện. Sự ra đời của triết học Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã được thừa nhận là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Cuộc cách mạng này đã đưa triết học nhân loại từ thời kỳ chủ yếu là “giải thích thế giới” sang thời kỳ không chỉ “giải thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới”. Rõ ràng là, với sự ra đời của triết học Mác, lịch sử triết học của nhân loại đã chuyển sang một thời kỳ mới về chất. Thực chất của cuộc cách mạng này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng trong lịch sử triết học trước đó, C.Mác đã tạo nên sự thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng - đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trước khi triết học Mác ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật thường tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói, đã có sự thống nhất nhất định giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng ở một số nhà triết học duy vật. Sự thống nhất này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hêraclít. Tuy nhiên, sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học của Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất phác, đúng như Ph.Ăngghen đã đánh giá: "Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong". Ở thời kỳ Phục hưng và Cận đại, chủ nghĩa duy vật đã có bước phát triển về chất so với chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này, về cơ bản, vẫn là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là chủ nghĩa duy vật vẫn tách rời phương pháp biện chứng. Các nhà triết học cổ điển Đức, nhất là Hêghen, đã đối lập phương pháp biện chứng với phương pháp siêu hình, tạo ra một giai đoạn phát triển về chất trong phương pháp nhận thức. Tuy nhiên, phương pháp biện chứng của Hêghen lại dựa trên nền thế giới quan duy tâm. Nói khác đi, phương pháp biện chứng của Hêghen không gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy vật, mà gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy tâm. Cho nên, phương pháp biện chứng đó không thực sự trở thành khoa học, mặc dù nó có đóng góp nhất định cho sự phát triển tư duy nhân loại. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc. Nhưng, chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc lại là chủ nghĩa duy vật siêu hình, nghĩa là nó vẫn tách khỏi phương pháp biện chứng. 5
- Trong triết học của C.Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu bằng phương pháp biện chứng, còn phương pháp biện chứng được ông đặt trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất. Do vậy, sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Mác hơn hẳn về chất so với sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, đây chính là bước phát triển cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Thứ hai, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ được chủ nghĩa duy tâm một cách hoàn toàn. Chủ nghĩa duy tâm vẫn còn nơi ẩn trú của nó là lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Chủ nghĩa duy vật của C.Mác đã giải thích một cách duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật của C.Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất. Không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin đã khẳng định: “Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị”. Rằng, “chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị”. Như vậy, với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ nghiên cứu xã hội, lịch sử một cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu xã hội, lịch sử bằng việc chỉ ra quy luật hình thành, vận động và phát triển của xã hội, của lịch sử. Ph.Ăngghen đã so sánh phát minh này của C.Mác như phát minh của Đácuyn trong khoa học tự nhiên: “Giống như Đácuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác “chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn; chẳng hạn, chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ra như thế nào từ chế độ phong kiến”. Về bản chất, chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác - quan niệm duy vật về lịch sử - cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhưng thể hiện được tính đặc thù của lĩnh vực lịch sử – lĩnh vực hoạt động của con người. Chính chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho C.Mác nghiên cứu kinh tế, 6
- phát hiện ra học thuyết giá trị thặng dư, hiểu được sự phát sinh, phát triển, diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Do vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết họcdo C.Mác thực hiện. Thứ ba, với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ. Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học thường tập trung chủ yếu vào giải thích thế giới, mà ít chú ý tới cải tạo thế giới. Đúng như C.Mác đã từng nhận định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”. Cũng đã có một số nhà triết học muốn cải tạo thế giới nhưng lại bằng con đường không tưởng - dựa vào các lực lượng siêu nhiên, bằng “khai sáng”, mở mang dân trí, bằng con đường giáo dục đạo đức,v.v Có thể nói, không một nhà triết học nào trước C.Mác hiểu được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới. Các nhà triết học Khai sáng Pháp muốn thay thế các quan hệ xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi thời bằng các quan hệ xã hội tiến bộ hơn cũng không hiểu được rằng, phải thông qua hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng mới thực hiện được điều này. Ngay cả L.Phoiơbắc - đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác - “cũng chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi”. Không phải ngẫu nhiên mà sau này, C.Mác đã nhận định: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn”. Trung tâm chú ý của triết học Mác không chỉ là giải thích thế giới, mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới. Khác với các nhà triết học trước đó, C.Mác đã chỉ ra rằng, chỉ có thể cải tạo được thế giới thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức nói riêng, vào triết học nói chung, C.Mác đã làm cho triết học của ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ triết học trước đó. Trong triết học Mác, không có sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản. Hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản được soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, định hướng bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngược lại, hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản lại là cơ sở, động lực cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Giữa triết học Mác với hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản có sự thống nhất hữu cơ với nhau. Đúng như C.Mác đã khẳng định: “Giống như triết học 7
- thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”. Do vậy, triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của giai cấp vô sản và của toàn thể nhân loại tiến bộ. Thứ tư, với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể. Trước khi triết học Mác ra đời, triết học hoặc là hòa tan, ẩn giấu đằng sau các khoa học khác, hoặc đối lập với chúng. Chẳng hạn, ở phương Đông cổ đại, triết học thường ẩn giấu đằng sau các học thuyết về chính trị, tôn giáo, đạo đức,v.v Ở Hy Lạp cổ đại, triết học được coi là “khoa học của các khoa học”. Trong thời kỳ Trung cổ, triết học được coi là “bộ môn” của thần học, có nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của Thượng đế. Ở thời kỳ Cận đại, triết học được coi là mêthaphisica với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người, như quan niệm của R.Đêcáctơ; hoặc triết học được coi là tổng thể tri thức của con người trong quan niệm của Ph.Bêcơn, v.v Trong triết học cổ điển Đức, triết học lại được coi là “khoa học của các khoa học”. Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để triết học Mác khái quát. Ngay sự ra đời của triết học Mác cũng không thể thiếu những tiền đề khoa học tự nhiên. Chính những thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX đã làm bộc lộ những hạn chế, sự bất lực của phương pháp siêu hình trong nhận thức thế giới; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho sự ra đời của phương pháp biện chứng. Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, triết học Mác đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận chung nhất. Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của các khoa học cụ thể càng làm tăng vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác. Đúng như một nhà khoa học tự nhiên ở thế kỷ XX đã nhận xét: “Các khái quát hóa triết học cần dựa trên các kết quả khoa học. Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện và được truyền bá rộng rãi, chúng thường rất ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp tục của tư tưởng khoa học, khi chúng chỉ ra một trong rất nhiều phương hướng phát triển có thể có”. Như vậy, sự ra đời của triết học Mác đã chấm dứt mâu thuẫn giữa triết học với các khoa học cụ thể. Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn đối với thời đại. Chính cuộc cách mạng này đã làm cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có cơ sở để trở thành khoa học. Cuộc cách mạng này cũng làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, chức năng và nhiệm vụ. Triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ. Câu 3. Thế nào là vấn đề cơ bản của triết học? Nội dung vấn đề cơ bản của triết học? 8
- 3.1. Khái niệm: Vấn đề cơ bản của triết học. Khởi điểm lý luận của bất kỳ học thuyết triết học nào đều là vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại; giữa ý thức với vật chất; giữa tinh thần với giới tự nhiên. Vấn đề cơ bản của triết học có đặc điểm: - Đó là vấn đề rộng nhất, chung nhất đóng vai trò nền tảng, định hướng để giải quyết những vấn đề khác. - Nếu không giải quyết được vấn đề này thì không có cơ sở để giải quyết các vấn đề khác, ít chung hơn của triết học. - Giải quyết vấn đề này như thế nào thể hiện thế giới quan của các nhà triết học và thế giới quan đó là cơ sở tạo ra phương hướng nghiên cứu và giải quyết những vấn đề còn lại của triết học. Theo Ph.Ăngghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. 3.2. Hai nội dung (hai mặt) vấn đề cơ bản của triết học. Mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) vấn đề cơ bản của triết học giải quyết mối quan hệ giữa ý thức với vật chất. Cái gì sinh ra và quy định cái gì - thế giới vật chất sinh ra và quy định thế giới tinh thần; hoặc ngược lại, thế giới tinh thần sinh ra và quy định thế giới vật chất - đó là mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học. Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học như thế nào là cơ sở duy nhất phân chia các nhà triết học và các học thuyết của họ thành hai trường phái đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm triết học; phân chia các nhà triết học và các học thuyết của họ thành triết học nhất nguyên (còn gọi là nhất nguyên luận) và triết học nhị nguyên (còn gọi là nhị nguyên luận). Mặt thứ hai (mặt nhận thức luận) vấn đề cơ bản của triết học giải quyết mối quan hệ giữa khách thể với chủ thể nhận thức, tức trả lời câu hỏi liệu con người có khả năng nhận thức được thế giới (hiện thực khách quan) hay không? Giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học như thế nào là cơ sở phân chia các nhà triết học và các học thuyết của họ thành phái khả tri (có thể biết về thế giới), bất khả tri (không thể biết về thế giới) và hoài nghi luận (hoài nghi bản chất nhận thức của con người về thế giới). Câu 4. Trình bày định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin và ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa. 4.1. Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. 9
- Phân tích định nghĩa: Vật chất là 1 phạm trù triết học, thì nó khác với vật chất trong khoa học tự nhiên và trong đời sống hàng ngày. Vật chất trong khoa học tự nhiên, trong đời sống hàng ngày là các dạng vật chất cụ thể, tồn tại hữu hình, hữu hạn; có sinh ra có mất đi, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Chúng bao gồm vật chất dưới dạng hạt, trường, trong tự nhiên, xã hội, dưới dạng vĩ mô, vi mô rất phong phú đa dạng. Vật chất với tính cách là 1 phạm trù triết học tức là vật chất đã được khái quát từ tất cả các sinh vật cụ thể. Do đó, nó tồn tại vô cùng vô tận, không có khởi đầu, không có kết thúc, không được sinh ra, không bị mất đi; đây là phạm trù rộng nhất, vì thế không thể quy nó vào các vật cụ thể để hiểu nó. Vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Nghĩa là vật chất là tất cả những gì tồn tại thực, tồn tại khách quan ở bên ngoài, độc lập với cảm giác, ý thức con người, không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức. Đây là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không là vật chất. Điều đó khẳng định vật chất có trước, cảm giác ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức. Vật chất tồn tại không huyền bí mà nó là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh“. Điều này khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới vật chất, chỉ có những điều chưa biết chứ không thể có những điều không biết. 4.2. Ý nghĩa phương pháp luận. Định nghĩa này đã bao quát cả 2 mặt của vấn đề cơ bản của triết học, thể hiện rõ lập trường duy vật biện chứng. Lênin đã giải đáp toàn bộ vấn đề cơ bản của triết học đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Coi vật chất là có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức, ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới. - Định nghĩa này bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất. (Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức). - Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác (quan niệm vật chất về các vật thể cụ thể, về nguyên tử, không thấy vật chất trong đời sống xã hội là tồn tại). - Định nghĩa vật chất của Lê Nin bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường về vật 10
- chất (coi ý thức cũng là 1 dạng vật chất). - Định nghĩa này bác bỏ thuyết không thể biết. - Định nghĩa này đã liên kết chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một thể thống nhất. (Vật chất trong tự nhiên, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan). - Mở đường cổ vũ cho khoa học đi sâu khám phá ra những kết cấu phức tạp hơn của thế giới vật chất. Định nghĩa này không quy vật chất về vật thể cụ thể, vì thế sẽ tạo ra kẻ hở cho chủ nghĩa duy tâm tấn công, cũng không thể quy vật chất vào 1 khái niệm nào rộng hơn để định nghĩa nó, vì không có khái niệm nào rộng hơn khái niệm vật chất. Vì thế chỉ định nghĩa nó bằng cách đối lập nó với ý thức để định nghĩa vạch rõ tính thứ nhất và tính thứ 2, cái có trước và cái có sau. Câu 5. Tại sao nói định nghĩa vật chất của Lênin ra đời là bước ngoặt trong lịch sử triết học? Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ănghen thực hiện. Triết học Mác ra đời đã khắc phục được sự lệch rời giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng tạo ra hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và hình thức cao nhất của phép biện chứng là biện chứng duy vật. - Việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những phát hiện vĩ đại trong cuộc cách mạng do Mác và Ănghen thực hiện trong triết học. Triết học Mác ra đời đã làm cho vai trò, vị trí của triết học là quan hệ giữa triết học với các khoa học khác có sự thay đổi. Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà chủ yếu là để cải tạo thế giới. Triết học Mác còn là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, nó chỉ ra cho giai cấp công nhân con đường đấu tranh để giải phóng Mác nói "Giống như triết học thấy ở giai cấp vô sản mới vũ khí vật chất thì giai cấp vô sản tìm thấy ở triết học một vũ khí tinh thần". Triết học Mác có sự gắn bó giữa tính khoa họcvà tính cách mạng giữa lý luận với thực tiễn. Đó là triết học sáng tạo. Câu 6. Trình bày quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vận động của vật chất và ý nghĩa phương pháp luận của nó. Thế nào là hiện tượng đứng im tương đối? 6.1. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vận động của vật chất. 6.1.1. Khái niệm vận động. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là mọi sự biến đổi nói chung. Ph.Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức 11
- tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất Vật chất và vận động không tách rời nhau. Ở đâu có vật chất thì ở đó có vận động, và ở đâu có vận động thì ở đó phải có vật chất. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào, dù trong tự nhiên hay xã hội, dù vô cùng lớn hay vô cùng nhỏ, dù thuộc giới vô sinh hay hữu sinh đều ở trong trạng thái biến đổi không ngừng. Theo Ph.Ăngghen, vật chất mà không vận động là điều không thể tưởng tượng được. Vật chất chỉ có thể tồn tại được bằng cách vận động và thông qua sự vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Vì vậy, nhận thức sự vận động của sự vật cũng chính là nhận thức bản thân sự vật. Vận động của vật chất là sự tự thân vận động. Nguồn gốc của sự vận động nằm ngay trong bản thân thế giới vật chất, mà không cần đến một lực lượng siêu tự nhiên nào từ bên ngoài. Vật chất không do ai sáng tạo ra và nó không thể bị tiêu diệt, mà vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, nên vận động cũng không do ai sáng tạo ra và không thể bị tiêu diệt. Vận động của một vật thể cụ thể có thể tăng, giảm, nhưng vận động của toàn thế giới vật chất bao giờ cũng là một số không thay đổi. Định luật chuyển hóa và bảo toàn năng lượng đã cho thấy, nếu một hình thức vận động nào đó của sự vật mất đi thì tất yếu nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế. Các hình thức vận động có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng vận động của vật chất luôn luôn được bảo toàn cả về mặt chất và lượng. 6.1.2. Các hình thức vận động cơ bản của vật chất. Dựa vào những thành tựu khoa học thời đại mình, Ph.Ăngghen đã phân chia vận động của vật chất thành năm hình thức cơ bản. - Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian) - Vận động vật lý (vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện, từ, ). - Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong những quá trình hóa hợp và phân giải). - Vận động sinh học (sự biến đổi của các cơ thể sống, sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường ). - Vận động xã hội (quá trình biến đổi và thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội; sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v. của đời sống xã hội). Giữa các hình thức vận động có sự khác nhau về chất, có quy luật vận động riêng. Song chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiêt với nhau, trong đó hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp và bao hàm trong đó những hình 12
- thức vận động thấp hơn. Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận động khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất mà nó có. Ví dụ, đối với động vật thì vận động sinh học là vận động đặc trưng, mặc dù trong cơ thể động vật còn có các vận động cơ học, vật lý và hóa học. Không thấy được điều đó sẽ không phản ánh được bản chất của sự vật. 6.2. Đứng im tương đối. Thế giới vật chất bao giờ cũng ở trong quá trình vận động không ngừng. Nhưng điều đó không loại trừ mà còn bao hàm trong đó hiện tượng đứng im tương đối. Nếu không có hiện tượng đứng im tương đối thì sẽ không có một sự vật nào tồn tại được, và chúng ta cũng sẽ không nhận thức được sự vận động của sự vật. Hiện tượng đứng im chỉ là tương đối và tạm thời, sở dĩ như vậy là vì: - Thứ nhất, hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định, còn trong mối quan hệ khác thì sự vật vẫn đang vận động. Ví dụ, con tàu đứng im so với bến cảng, còn so với mặt trời thì nó đang vận động theo sự vận động của trái đất. - Thứ hai, hiện tượng đứng im chỉ xảy ra đối với một hình thức vận động nhất định trong một lúc nào đó, chứ không phải đối với tất cả mọi hình thức vận động trong cùng một lúc. Ví dụ, con tàu đứng im xét về hình thức vận động cơ học, trong khi đó các hình thức vận động lý, hóa không ngừng diễn ra trong bản thân nó. - Thứ ba, hiện tượng đứng im chỉ là biểu hiện của một trạng thái vận động - vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối. Chính nhờ trạng thái ổn định này mà vật chất biểu hiện thành các sự vật, hiện tượng cụ thể và qua đó sự vật mới có điều kiện để thực hiện sự phân hóa tiếp theo. Bởi vậy, trạng thái đứng im tương đối biểu hiện như một quá trình vận động trong phạm vi chất của sự vật còn ổn định; nó còn là nó, chứ chưa chuyển thành cái khác. Nhưng trạng thái thăng bằng, ổn định này sẽ bị sự vận động là tuyệt đối phá vỡ. Ph.Ăngghen viết: “Vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt" Tóm lại: Trong quan hệ giữa vận động và đứng im, vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn, đứng im là tương đối, tạm thời; vận động là tuyệt đối không hề loại trừ mà còn hàm chứa cả sự đứng im, còn sự đứng im không phải là một trạng thái cố định mà là một dạng của vận động. Câu 7. Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan hay ý thức chỉ chẳng qua là hình ảnh của thế giới khách quan được di chuyển vào trong bộ óc người và cải biến đi. 7.1. Nguồn gốc của ý thức. 13
- 7.1.1. Nguồn gốc tự nhiên (Thuộc tính phản ánh của vật chất và sự ra đời của ý thức) – Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất. Đó là năng lực giữa lại, tái hiện của hệ thống vật chất này, những đặc điểm của hộ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại. Định nghĩa vật chất của Lênin – Cùng với sự tiến hoá của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. – Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não con người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người. 7.1.2. Nguồn gốc xã hội (Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong sự hình thành và phát triển của ý thức). – Lao động là hoạt động đặc thù của con người, làm cho con người khác với tất cả các động vật khác. + Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ và sử dụng các công cụ để tạo ra của cải vật chất. + Lao động của con người là hành động có mục đích – tác động vào thế giới vật chất khách quan làm biến đổi thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. + Trong quá trình lao động, bộ não người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cùng ngày càng phát triển. – Lao động sản xuất còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ. + Trong lao động, con người tất yếu có những quan hệ với nhau và có nhu cầu cần trao đổi kinh nghiệm. Từ đó nảy sinh sự “cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy”. Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động. + Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái “vỏ vật chất” của tư duy, là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quát sự vật, tổng kết kinh nghiêm thực tiễn và trao đổi chung giữa các thế hệ. Chính vì vậy, Ăngghen coi: lao động và ngôn ngữ là “hai sức kích thích chủ yếu” biến bộ não của con vật thành bộ não con người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức. Lao động và ngôn ngữ, đó chính là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát triển ý thức. 7.2. Bản chất của ý thức. Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất. 14
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất. – Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm. – Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới. + Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh. + Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt động thực tiễn và là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất của ý thức là có tính xã hội. Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý tức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự phản ánh giản đơn, thụ động về thế giới vật chất. 7.3. Ý nghĩa phương pháp luận. - Do ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí. - Do ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo hiện thực, nên cần chống tư tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều xa rời thực tiễn Câu 8. Tại sao nói bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan? Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả 15
- tưởng, giả thuyết, huyền thoại, trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, qui luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan qui định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các qui luật sinh học mà chủ yếu là của các qui luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. Câu 9. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. 9.1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. 9.1.1. Khái niệm. - Vật chất: Là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại lhách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, pháp ánh, và tồn tại không lệ thuộc vàp cảm giác. - Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giơi khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. 9.1.2. Mối quan hệ biện chứng giũa vật chất và ý thức. Triết học Mác – Lênin khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức và ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. a. Vai trò của vật chất đối với ý thức. Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. - Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. - Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó. - Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo. - Vật chất là điều kiện để biến ý thức thành hiện thực b. Vai trò của ý thức đối với vật chất. 16
- - Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ có ý thức con người nhận thức đựơc quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan - Ý thức tác động lại vật chất theo hai chiều hướng: + Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực phát triển cuả vật chất. + Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất khi ý thức phản ánh sai, phản ánh xuyên tạc các quy luật vận động khách quan của vật chất. 9.2. Ý nghĩa phương pháp luận. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy con người phải tôn trọng tính khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan của mình. - Ý có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con ngưọi phản ánh sai thế giới khách quan. => Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức đồng thời khắc phụ bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động. ỷ lại hoặc bênh chủ quan duy ý chí. - Đảng ta đã chỉ rõ: Mọi đường lối chủ chương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. * Đối với hoạt động thực tiễn của bản thân: - Phát huy năng động, sáng tạo của ý thức trong quá trình học tập và công tác. - Chống bệnh chủ quan duy ý chí, có thái độ tích cực trong học tập và công tác, Câu 10. Trình bày nội dung “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. 10.1. Nội dung “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến”. 10.1.1. Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến. Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định, 17
- nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. 10.1.2. Tính chất của các mối liên hệ. - Tính khách quan của các mối liên hệ. Theo quan điểm biện chứng duy vật: các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự qui định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong chính bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. - Tính phổ biến của các mối liên hệ. Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời cũng không có bất cứ sụ vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. - Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ. Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với những sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, liên hệ chủ yếu và thứ yếu Quan điểm về tính phong phú đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể. 10.2. Ý nghĩa phương pháp luận. 18
- - Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ “và quan hệ giao tiếp” của sự vật đó” - Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn; phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và lhắc phục quan điểm phiến diện siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện. 10.3. Liên hệ. Trong cuộc sống khi giải quyết các tình huống cần phải xem xét quá trình cũng như các hoạt động từ quá khứ đến hiện tại trong các mối liên hệ qua lại lẫn nhau để có cách giải quyết xử lý tốt nhất. Câu 11. Trình bày nội dung “Nguyên lý về sự phát triển” và ý nghĩa phương pháp luận của phương pháp này. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. 11.1. Nội dung “Nguyên lý về sự phát triển”. 11.1.1. Khái niệm phát triển. Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp. Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm vận động nói chung; 19
- đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật. Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật. 11.1.2. Tính chất của sự phát triển. Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. - Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. - Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả moi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó; trong mỗi quá trình biến đổi đã bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với qui luật khách quan. - Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật sẽ phát triển khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí có thể làm cho sự vật thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển. 11.2. Ý nghĩa phương pháp luận. Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo Lênin: “Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động trong sự biến đổi của nó”. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển. Quan điểm phát triển luôn đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên. Phát triển là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy đòi hỏi 20
- chúng ta phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển. Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên. Đồng thời, phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con nguời để thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng qui luật. Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và thưc tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biện chứng duy vật, Ăngghen viết: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Lênin cũng cho rằng: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó, chứ không phải lấy một mẩu ở chỗ này, một mẩu ở chỗ kia” 11.3. Liên hệ. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, khó khăn, nhiều thử thách và cũng có lúc sự lãnh đạo của Đảng mắc phải những bệnh chung của các nước xã hội chủ nghĩa như : Bệnh giáo điều, bệnh bảo thủ trì trệ, chủ quan duy ý chí dẫn đến sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Đảng vẫn khẳng định “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ những khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện Đại hội IX, trang 65). Nhận định này xuất phát từ nguyên lý về sự phát triển và quan điểm phát triển trong triết học Mác Lênin và thực tiễn tình hình thế giới cũng như tình hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều cùng với bệnh chủ quan duy ý chí là những căn bệnh chung của các nước Xã hội chủ nghĩa và nó gây ra hậu quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí kéo lùi sự phát triển của kinh tế - xã hội, đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng. Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đấu tranh phê phán với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX có viết : “ Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin tưởng lẫn nhau hướng tới tương lai” (trang 124). Việc Đảng ta kiên trì đổi mới xây dựng đất nước phát triển theo con đường Xã hội chủ nghĩa là căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở tin 21
- tưởng vào sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản mặc dù trong bối cảnh lịch sử hiện nay Chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang ở giai đoạn thoái trào và công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta cũng như các nước Xã hội chủ nghĩa. Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của sự vật và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn, phải thấy được sự phát triển là quá trình khó khăn, phức tạp. Do đó vận dụng quan điểm về sự phát triển vào thực tiễn xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, trong điều kiện Chủ nghĩa xã hội đã thoái trào và sụp đổ; Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không ngừng chống phá các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại thì quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là kiên quyết chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, bệnh giáo điều, định kiến và nhận định: Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử. Câu 12. Trình bày nội dung của cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? 12.1. Nội dung của cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. 12.1.1. Khái niệm cái chung, cái riêng, cái đơn nhất. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt , những thuôc̣ tính, những mối liên hê ̣giống nhau ở nhiều sư ̣ vâṭ , hiêṇ tươṇ g hay quá trình riêng lẻ . Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật , môṭ hiêṇ tươṇ g, môṭ quá trình riêng lẻ nhất điṇ h. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt , những thuôc̣ tính chỉ có ở môṭ kết cấu vâṭ chất nhất điṇ h, mà không lặp lại ở kết cấu khác. 12.1.2. Mối quan hê ̣biêṇ chứ ng giữa cá i chung và cá i riêng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và quan hê ̣biêṇ chứ ng với nhau. - Cái chung thì tồn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng . Điều đó có nghiã là cái chung thưc̣ sư ̣ tồn taị , nhưng chỉ tồn taị trong cái riêng , thông qua cái riêng . Không có cái chung thuần túy, trừ u tươṇ g tồn taị bên ngoài cái riêng. - Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung, bao hàm cái chung . Điều đó cho thấy là cái riêng tồn taị đôc̣ lâp̣ nhưng sư ̣ tồn taị đôc̣ lâp̣ đó không có nghiã là cái riêng hoàn toàn cô lập với cái khác mà bất cứ cái riêng nào cũng nằm trong mối liên hệ đưa t ới cái chung. Cái riêng không những chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung mà thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa, nó còn liên hệ với cái riêng loại khác. 22
- - Cái chung là bộ phận của cái riêng , còn cái riêng không g ia nhâp̣ hết vào cái chung vì vâỵ cái riêng phong phú hơn cái chung . Bởi ngoài những đăc̣ điểm gia nhâp̣ vào cái chung , cái riêng còn giữ laị những đăc̣ điểm riêng biêṭ mà chỉ nó mới có . Trong khi đó , cái chung phải là cái sâu sắc hơn vì nó phản ánh những mối liên hê ̣ở bên trong , phổ biến tồn taị trong cái riêng cùng loại, nó gắn liến với các cái riêng, quy điṇ h sư ̣ tồn taị và phát triển của sư ̣ vâṭ . - Trong quá trình phát triển khách quan c ủa sự vật, trong những điều kiêṇ nhất điṇ h cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngươc̣ laị cái chung có thể biến thành cái đơn nhất . Sỡ dĩ có tình trạng này là do trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay trong môṭ lúc mà lúc đầu xuất hiêṇ dưới daṇ g đơn nhất cá biêṭ . Nhưng theo quy luâṭ , cái mới nhất điṇ h se ̃ phát triển maṇ h lên , ngày càng trở nên hoàn thiện tiến tới trở thành cái chung . Ngươc̣ lại, cái cũ ngày càng mất dần đi từ chỗ là cái chung biến dần thành cái đơn nhất . - Trong phaṃ vi khái quát của con người , cái được xem là cái chung trong quan hệ này lại có thể được xem là cái riêng, cái đơn nhất trong quan hệ khác. 12.2. Ý nghĩa phương pháp luận. - Không đươc̣ tuyêṭ đối hóa cái chung hay cái riêng mà phải thấy đươc̣ mối quan hê ̣biêṇ chứ ng giữa chúng. Nếu tuyêṭ đối hóa cái chung thì se ̃ dâñ đến giáo điều chủ nghiã , râp̣ khuôn môṭ cách máy móc . Ngươc̣ laị nếu tuyêṭ đối hóa cái riêng thì se ̃ dâñ đến chủ nghiã kinh nghiêṃ , chủ nghĩa cá nhân , chủ nghĩa tập thể phường hội , điạ phương chủ nghiã và chủ nghiã dân tôc̣ hep̣ hòi. - Trong nhâṇ thứ c và thưc̣ tiêñ để phát hiện cái chung cần phải xuất phát từ những cái riêng, từ những sư ̣ vâṭ , hiêṇ tươṇ g quá trình riêng lẻ cu ̣thể chứ không đươc̣ xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể , và để giải quyết những vấn đề riêng một cá ch có hiêụ quả thì không lảng tránh viêc̣ giải quyết những vấn đề chung , để tránh tình trạng sa vào mò mẫm tùy tiêṇ . - Trong hoaṭ đôṇ g thưc̣ tiêñ cần taọ moị điều kiêṇ thuâṇ lơị cho cái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung nếu cái đơn nhất đó có lơị , và cũng phải tạo điều kiện để cái chung chuyển hóa thành cái đơn nhất nếu cái chung đó là lạc hậu. 12.3. Liên hệ. Vận dụng cặp phạm trù này vào trong quá trình nhận thức và đánh giá các sự vật hiện tượng một cách khách quan và khoa học. Câu 13. Trình bày nội dung của cặp phạm trù “Nguyên nhân và kết quả”. Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức và thực tiễn? 13.1. Nội dung của cặp phạm trù “Nguyên nhân và kết quả”. 23
- 13.1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả . - Nguyên nhân là phaṃ trù triết hoc̣ chỉ sư ̣ tác đôṇ g lâñ nhau giữa các măṭ trong môṭ sư ̣ vâṭ hoăc̣ giữa các sư ̣ vâṭ với nhau gây ra môṭ sư ̣ biến đổi nhất điṇ h . - Kết quả là phaṃ trù triết hoc̣ chỉ là n hững biến đổi xuất hiêṇ do sư ̣ tác đôṇ g lâñ nhau trong môṭ sư ̣ vâṭ hoăc̣ giữa các sư ̣ vâṭ với nhau. - Phân biêṭ nguyên nhân và nguyên cớ , nguyên nhân và điều kiêṇ : + Nguyên cớ là môṭ sư ̣ kiêṇ nào đó trưc̣ tiếp xảy ra trước kế t quả, có liên hệ với kết quả nhưng chỉ là liên hê ̣bên ngoài không bản chất. + Điều kiêṇ : Đó là tổng hơp̣ những hiêṇ tươṇ g không phu ̣thuôc̣ vào nguyên nhân nhưng laị có tác duṇ g biến khả năng chứ a đưṇ g trong nguyên nhân thà nh kết quả , thành hiện thưc̣ . Vì vậy, điều kiêṇ là cái không thể thiếu đươc̣ cho sư ̣ xuất hiêṇ kết quả . 13.1.2. Tính khách quan và phổ biến của mối quan hê ̣nhân quả . - Tính khách quan: Thế giới thống nhất ở tính vâṭ chất. Điều đó cho thấy vâṭ chất đang vâṇ đôṇ g quy đến cùng là nguyên nhân duy nhất , là nguồn gốc của mọi sự vật , hiêṇ tươṇ g, quá trình. Và mỗi sự vâṭ, hiêṇ tươṇ g, quá trình đều có căn cứ của nó trong những sự vật , hiêṇ tươṇ g, quá trình khác. Cho nên không có sư ̣ vâṭ hiêṇ tươṇ g nào không có nguyên nhân mà chỉ có chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân của hiêṇ tươṇ g đó , và cũng không có một hiện tượng nào không sinh ra kết quả mà chỉ có chúng ta chưa tìm ra đươc̣ kết quả của nó . - Tính phổ biến: Tính phổ biến của quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ mọi sự vật và hiện tượng đều nảy sinh từ những sư ̣ vâṭ hiêṇ tươṇ g khác . Trong đó cái sản sinh ra cái khác đươc̣ go ̣ i là nguyên nhân và cái đươc̣ sinh ra goị là kết quả . 13.1.3. Mối quan hê ̣giữa nguyên nhân và kết quả . - Nguyên nhân sinh ra kết quả vì vâỵ nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả , còn kết quả bao giờ cũng xuất hiêṇ sau ngu yên nhân, khi nguyên nhân đa ̃ xuất hiêṇ , đa ̃ bắt đầu tác đôṇ g. Tuy nhiên không phải moị sư ̣ nối tiếp nhau về măṭ thời gian của các sư ̣ vâṭ hiêṇ tươṇ g cũng là biểu hiêṇ của mối liên hê ̣nhân quả . Cái để phân biệt quan hệ nhân q uả với quan hệ nối tiếp nhau về măṭ thời gian là ở chỗ quan hê ̣nhân quả bao giờ cũng là quan hê ̣sản sinh , trong đó nguyên nhân phải sản sinh ra kết quả . - Trong hiêṇ thưc̣ , mối quan hê ̣nhân quả biểu hiêṇ hết sứ c phứ c tap̣ . Môṭ kết quả thường không phải do môṭ nguyên nhân mà do nhiều nguyên nhân gây ra ; đồng thời môṭ nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả . Vì sự phối hợp tác động của nhiều nguyên 24
- nhân đòi hỏi phải phân tích tính chất , vai trò của mỗi loaị nguyên nhân đối với kết quả cũng như sư ̣ liên hê ̣ảnh hưởng lâñ nhau giữa các nguyên nhân và phân loaị các nguyên nhân . + Nếu các nguyên nhân tác đôṇ g cùng chiều thì có xu hướng dâñ đến kết quả nhanh hơn. Nếu các nguyên nhân tác đôṇ g ngươc̣ chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả châṃ laị. Thâṃ chí triêṭ tiêu tác duṇ g của nhau. + Phân loaị nguyên nhân: * Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu : Nguyên nhân chủ yế u là nguyên nhân mà không có nó thì kết quả không thể xuất hiêṇ . Nó quyết định những đặc trưng tất yếu của sự vật , hiêṇ tươṇ g. Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân chỉ quyết điṇ h những măṭ , những đăc̣ điểm nhất thời , tác động có giới hạn và có mức độ vào việc sản sinh ra kết quả. * Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài : Nguyên nhân bên trong là nguyên nhân tác duṇ g ngay bên trong sư ̣ vâṭ , đươc̣ chuẩn bi ̣và xuất hiêṇ trong tiến trình phát triển của sư ̣ vâṭ , phù hợp với đặc điểm về chất của nó . Nguyên nhân bên ngoài là sư ̣ tác đôṇ g giữa các sư ̣ vâṭ khác nhau đem laị sư ̣ biến đổi nhất điṇ h giữa các sư ̣ vâṭ đó . - Tác động trở lại của kết quả đối với nguy ên nhân và sư ̣ chuyển hóa của nguyên nhân - kết quả: Mối liên hê ̣nhân quả có tính chất tác đôṇ g qua laị lâñ nhau trong đó không những nguyên nhân sinh ra kết quả mà kết quả còn tác đôṇ g trở laị đối với nguyên nhân đa ̃ sinh ra n ó, làm cho những nguyên nhân cũng biến đổi bởi vì nguyên nhân sinh ra kết quả bao giờ cũng là môṭ quá trình . Sư ̣ tác đôṇ g trở laị của kết quả đối với nguyên nhân chính là sư ̣ ảnh hưởng thường xuyên lâñ nhau giữa nguyên nhân và kết quả, gây nên sư ̣ biến đổi giữa chúng . Nguyên nhân và kết quả thường xuyên chuyển hóa lâñ nhau , nên “cái bây giờ ở đây là kết quả thì ở chỗ khác, lúc khác lại trở thành nguyên nhân và ngược lại”. Trong thế giới vô t ận, nguyên nhân sinh ra kết quả , đến lượt nó kết quả chuyển hóa thành nguyên nhân mới sinh ra kết quả mới , là vô tận . Chính vì thế , trong thế giới ta không thể chỉ ra đươc̣ đâu là nguyên nhân đầu tiên và đâu là kết quả cuối cùng. 13.2. Ý nghĩa phương pháp luận. - Mối quan hê ̣nhân quả đa ̃ vac̣ h rõ nguồn gốc của các hiêṇ tươṇ g cu ̣thể , riêng biêṭ vì vâỵ là cơ sở để đánh giá kết quả của sư ̣ nhâṇ thứ c thế giới , hiểu rõ con đường phát triển của khoa hoc̣ , khắc phuc̣ tính haṇ chế của các lý luâṇ hiêṇ có và là công cu ̣lý luâṇ cho hoaṭ đôṇ g thưc̣ tiêñ để cải taọ tư ̣ nhiên và xa ̃ hôị . 25
- - Hiêṇ tươṇ g nào cũng có nguyên nhân , nên muốn hiểu đúng môṭ hiêṇ tươṇ g thì phải tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện của nó hoặc muốn xóa bỏ một hiện tượng thì phải xóa bỏ nguyên nhân sản sinh ra nó . - Nếu nguyên nhân chỉ sinh ra kết quả trong những điều kiêṇ nhất điṇ h thì phải nghiên cứ u điều kiêṇ để thúc đẩy hay kìm hãm sự ra đời của kết quả . Phải có quan điểm toàn diện và cụ thể khi nghiên cứu hiện tượng chứ không được vội vàng kết luận về nguyên nhân của hiện tươṇ g đó. Câu 14. Trình bày nội dung của cặp phạm trù “Tất nhiên và ngẫu nhiên”. Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? 14.1. Nội dung của cặp phạm trù “Tất nhiên và ngẫu nhiên”. 14.1.1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên. - Tất nhiên (tất yếu ) là cái do bản chất , do những nguyên nhân bên trong của sư ̣ vâṭ , hiêṇ tươṇ g quyết điṇ h và trong những điều kiêṇ nhất điṇ h , nó phải xảy ra như thế , chứ không thể khác. - Ngâũ nhiên là cái không do mối liên hê ̣bản chất , bên trong quyết điṇ h mà nó là ngâũ hơp̣ của hoàn cảnh bên ngoài quyết điṇ h . Do đó , nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện , có thể xuất hiêṇ như thế này hoăc̣ như thế khác. 14.1.2. Điểm giống nhau và khá c nhau giữa tất nhiên và ngâũ nhiên. a. Khác nhau: Tất nhiên là cái do chính bản chất của quá trình quyết điṇ h . Ngâũ nhiên là cái không do bản chất của quá trình quy định một cách trực tiếp, không bắt buôc̣ phải có với quá trình đó . b. Giống nhau: Tất nhiên và ngâũ nhiên đều phản ánh những mối liên hê ̣đăc̣ biêṭ về chất của thế giới khách quan mà những mối liên hệ này không nằm trong phạm trù khác . Tất nhiên và ngâũ nhiên đều do những nguyên nhân xác điṇ h quy điṇ h . 14.1.3. Phê phá n quan điểm sai lầm về tất nhiên và ngâũ nhiên. - Tuyêṭ đối hóa tất nhiên , phủ định ngẫu nhiên : Đây là quan điểm sai lầm vì rơi vào “thuyết điṇ h mêṇ h” , xem con người chỉ là trò chơi của số phâṇ và đa ̃ ha ̣thấp trình đô ̣của tất nhiên xuống trình đô ̣của ngâũ nhiên. - Tuyêṭ đối hóa ngâũ nhiên , phủ nhận tất nhiên : Quan điểm này đa ̃ xuyên tac̣ nhiêṃ vu ̣ của khoa học , hướng khoa hoc̣ đi vào con đường thần bí , khoa hoc̣ chỉ là kết quả của ngâũ nhiên, phục tùng ngẫu nhiên , là chỗ dựa cho tôn giáo . Đây cũng là điểm tưạ của chủ nghiã bi quan bất lưc̣ trước cuôc̣ sống, xa lánh viêc̣ làm cách maṇ g cải taọ tư ̣ nhiên và xa ̃ hôị . 26
- 14.1.4. Mối quan hê ̣biêṇ chứ ng giữa tất nhiên và ngâũ nhiên. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại bên ngoài , đôc̣ lâp̣ với ý thứ c của loài người và có quan hê ̣biêṇ chứ ng với nhau. - Tất nhiên và ngâũ nhiên là biểu hiêṇ sư ̣ thống nhất củ a hai măṭ đối lâp̣ . - Tất nhiên và ngâũ nhiên không phải tồn taị cô lâp̣ mà tồn taị trong sư ̣ thống nhất hữu cơ với nhau . Không có ngâũ nhiên thuần túy , hay tất nhiên thuần túy . Bất cứ hiêṇ tươṇ g quá trình nào cũng đều là s ự thống nhất giữa tất nhiên và ngẫu nhiên . Tất nhiên bao giờ cũng vac̣ h đường cho mình đi xuyên qua vô số ngâũ nhiên , còn ngẫu nhiên bao giờ cũng là hình thức biểu hiêṇ nôị dung của cái tất nhiên, làm cho cái tất nhiên đa dạng nhiều vẻ hơn. - Sư ̣ phân biêṭ giữa tất nhiên và ngâũ nhiên chỉ là tương đối . Trong những điều kiêṇ cu ̣ thể, tất nhiên có thể trở thành ngâũ nhiên và ngươc̣ laị . 14.2. Ý nghĩa phương pháp luận. - Nếu tất nhiên là cái nhất điṇ h phải xuất hiêṇ theo quy luâṭ nôị taị của nó , còn ngẫu nhiên có thể xuất hiêṇ hay không xuất hiêṇ thì trong hoaṭ đôṇ g thưc̣ tiêñ phải dưạ trên cơ sở những mối liên hê ̣tất nhiên , phải căn cứ vào tất nhiên để đề ra phươn g hướng hoaṭ đôṇ g chứ không phải dưạ vào ngâũ nhiên và dừ ng laị ở ngâũ nhiên. - Con người có thể taọ ra những điều kiêṇ để biến ngâũ nhiên thành tất nhiên cần thiết cho hoaṭ đôṇ g thưc̣ tiêñ . Và trong hoạt động thực tiễn phải xem xét sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngâũ nhiên để không rơi vào tình traṇ g chủ quan nóng vôị , duy ý chí. - Nhiêṃ vu ̣của khoa hoc̣ là phải vac̣ h ra cái tất nhiên ẩn dấu đằng sau cái ngâũ nhiên , đồng thời giúp con người ngăn ngừ a sư ̣ tác đôṇ g của ngâũ nhiên không có lơị và sử duṇ g ngâũ nhiên có lơị . Câu 15. Phân tích nội dung quy luật “Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập”. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? 15.1. Nội dung quy luật “Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập”. 15.1.1. Vị trí của quy luật. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất - hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. 15.1.2. Nội dung của quy luật. Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. 27
- 15.1.3. Khái niệm mặt đối lập, thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập. Mặt đối lập là phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính có đặc điểm hoặc có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong một chỉnh thể. Thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, ràng buộc nhau, quy định nhau mặt này lấy mặt kia làm tiền cho sự tồn tại của nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại teo khuynh hướng phủ định lẫn nhau, bài trừ lẫn nhau. Cứ có hai mặt đối lập là tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. + Trong một mâu thuẫn có sự thống nhất của các mặt không tách rời sự đấu tranh của chúng, bất cứ một sự thống nhất nào của các mặt đối lập mang tính chất tạm thời tương đối còn sự đấu tranh là tuyệt đối. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự phát triển. + Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật - tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật. 15.1.4. Các tính chất của mâu thuẫn. Tính khách quan: mâu thuẫn là nguồn gốc vận động của mọi dạng vật chất. Vật chất tồn tại khách quan nên mâu thuẫn cung tồn tại khách quan. Tính phổ biến biểu hiện: Trong bất kể sự vật hiện tượng nào, ở bất cứ địa điểm nào, ở bất cứ thời gian cũng tồn tại các mặt đối lập Tính đa dạng phong phú: Thế giới vật chất có vô vàn các dạng khác nhau chúng có một không gian khác nhau, thời gian khác nhau, mối liên hệ khác nhau cho nên chúng có những mâu thuẫn khác nhau, không có một dạng mâu thuẫn nào chùng khít lên dạng mâu thuẫn nào. Có mâu thuẫn trong tự nhiên, có mâu thuẫn trong xã hội, có mâu thuẫn trong tư duy 15.1.5. Các hình thức của mâu thuẫn. Căn cư vào quan hệ đối với các sự vật được xem xét người ta phân loại mâu thuẫn như sau: Có mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng mâu thuẫn không đối kháng Mâu thuẫn bên trong là mâu thuân do sự tác đông giữa các mặt, các khuynh hướng trong cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với sự vật khác. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chát của sự vật quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phưng diện nào đó của sự vật. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật. 28
- Mâu thuẫn thư yếu là mâu thuẫn ra đời tồn tại trong một gia đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng không phải đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. 15.1.6. Quá trình vận động của mâu thuẫn. + Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. + Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. 15.2. Ý nghĩa phương pháp luận. - Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng. - Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn. - Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn - phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi. 15.3. Vận dụng vào Việt Nam. Những mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Ổn định và đổi mới về chính trị là hai mặt đối lập thống nhất biện chứng. Có ổn định thì mới đổi mới được.Muốn ổn định được thì cần phải giải quyết những mâu thuẫn sau: - Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. - Mâu thuẫn giữa hình thái trước đây và nền kinh tế thị trường. - Mâu thuẫn giữa nền kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Câu 16. Phân tích nội dung của quy luật "Chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại". Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? 16.1. Nội dung của quy luật “Chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự 29
- thay đổi về chất và ngược lại”. 16.1.1. Khái niệm về chất và khái niệm về lượng. a. Khái niệm về chất. Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật ra đời đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại giữa chúng; từ đó khái quát thành quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật nó chứ không phải là cái khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác; nhờ đó mà con người mới có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định vốn có của con người: có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động, có khả năng tư duy. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật. Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thông qua quan hệ của người đó với người khác, với môi trường xung quanh, thông qua lời nói và việc làm của người ấy. Như vậy, muốn nhận thức đúng đắn về những thuộc tính của sự vật, chúng ta phải thông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với bản thân chúng ta hoặc thông qua quan hệ, mối liên hệ qua lại của nó với các sự vật khác. Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác . Bởi vậy sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ 30
- mang tính chất tương đối, tùy theo từng mối quan hệ. Ví dụ: Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo sử dụng công cụ, có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người còn những thuộc tính khác không là thuộc tính cơ bản. Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể với nhau thì những thuộc tính con người về nhận dạng, về dấu vân tay lại trở thành thuộc tính cơ bản. Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau. Kim cương và than chì đều có cùng thành phần hoá học là nguyên tố các bon tạo nên; nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử các bon là khác nhau, vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Kim cương rất cứng, còn than chì lại rất mềm. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy. b. Khái niệm về lượng. Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm, Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây; một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hydrô liên kết với một nguyên tử oxy, bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức tri của một người; ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân, trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hoá. Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Chẳng hạn số sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Điều này 31
- cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần tuý về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật. 16.1.2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật. Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó. Sự thay đổi về lượng có thể làm thay đổi ngay lập tức về chất của sự vật. Mặt khác, có thể trong một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổi , nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản. Chẳng hạn khi ta nung một thỏi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên tới hàng trăm độ, thậm chí có thể lên tới hàng ngàn độ, song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giới hạn nhất định gọi là độ, thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới sẽ thay thế chất cũ. Chất mới ấy tương ứng với lượng mới tích luỹ được. Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật ở đó thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật, trong đó sự vật vẫn còn là nó chứ chưa biến thành cái khác. Dưới áp suất bình thường của không khí, sự tăng hoặc sự giảm của nhiệt độ trong khoảng từ 00C đến 1000 C, nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng. Nếu nhiệt độ của nước giảm xuống dưới 00 nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và nếu tăng nhiệt độ từ 1000 C trở lên, nước nguyên chất thể lỏng chuyển dần sang trạng thái hơi . Nước nguyên chất cũng thay đổi về chất . Tại điểm giới hạn như 00 C và 1000 C ở thí dụ trên gọi là điểm nút. Tại điểm đó sự thay đổi về lượng cũng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật ấy . Quá trình đó liên tiếp diễn ra trong sự vật và vì thế sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại. Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Vậy bước 32
- nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Nói là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật. Có thể nói, trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn. Như vậy sự phát triển của bất cứ của sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút của quá trình ấy không cố định mà có thể có những thay đổi do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy định. Chẳng hạn thời gian để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá ở mỗi nước là khác nhau. Có những nước mất 150 năm, có những nước mất 60 năm nhưng cũng có những nước chỉ mất 15 năm. Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng của nó đạt tới điểm nút. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật. Chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật. Chẳng hạn khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp, tức là thực hiện bước nhảy, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân. Trình độ văn hoá của sinh viên đã cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ tri thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn. Cũng giống như vậy khi nước ở trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc của các phân tử nước tăng hơn, thể tích của nước ở trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tích của nó ở trạng thái lỏng với cùng một khối lượng tính chất hoà tan một số chất tan của nó cũng sẽ khác đi, v v Các hình thức cơ bản của bước nhảy. Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết sức đa dạng và phong phú với những hình thức rất khác nhau. Những hình thức bước nhảy khác nhau được quyết định bởi bản thân của sự vật, bởi những điều kiện cụ thể trong đó sự vật thực hiện bước nhảy. Chúng ta nghiên cứu một số hình thức cơ bản của bước nhảy. Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể phân chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. Chẳng hạn, khối lượng Uranium 235(Ur 235) được tăng đến khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử trong chốc lát. Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. Chẳng hạn quá trình chuyển hoá từ vượn thành người diễn ra rất lâu dài, hàng vạn năm. Quá trình cách mạng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lâu dài 33
- qua nhiều bước nhảy dần dần. Quá trình thực hiện bước nhảy dần dần của sự vật là một quá trình phức tạp, trong đó có cả sự tuần tự lẫn những bước nhảy diễn ra ở từng bộ phận của sự vật ấy. Song cần lưu ý rằng bước nhảy dần dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật. Bước nhảy dần dần là sự chuyển hoá dần dần từ chất này sang chất khác còn sự thay đổi dần dần về lượng là sự tích luỹ liên tục về lượng để đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hoá về chất. Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ, có bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật. Trong hiện thực, các sự vật có thuộc tính đa dạng, phong phú nên muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ phải thông qua những bước nhảy cục bộ. Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang diễn ra từng bước nhảy cục bộ để thực hiện bước nhảy toàn bộ, tức là chúng ta đang thực hiện những bước nhảy cục bộ ở lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tinh thần xã hội để đi đến bước nhảy toàn bộ - xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Khi xem xét sự thay đổi về chất của xã hội người ta còn phân chia sự thay đổi đó thành thay đổi có tính chất cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hoá. Cách mạng là sự thay đổi trong đó chất của sự vật biến đổi căn bản, không phụ thuộc vào hình thức biến đổi của nó. Tiến hoá là sự thay đổi về lượng với những biến đổi nhất định về chất không cơ bản của sự vật. Song cần lưu ý rằng, chỉ có sự thay đổi căn bản về chất mang tính tiến bộ, đi lên mới là cách mạng. Nếu sự thay đổi cơ bản về chất làm cho xã hội thụt lùi thì lại là phản cách mạng. Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra nội dung của quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại như sau: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi. 16.2. Ý nghĩa phương pháp luận. Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý nghĩa phương pháp luận sau đây: 34
- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong hoạt động của mình, ông cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu sắc như “ tích tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị”, “góp gió thành bão” . Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng,” đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục. Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan. Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông qua ý thức của con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hoá sang những thay đổi mang tính chất cách mạng. Chỉ có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ,”hữu khuynh” thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng. Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng linh hoạt đó sẽ tuỳ thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cũng như sự hiểu biết sâu sắc về quy luật này. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể chúng ta lựa chọn hình thức bước nhảy phù hợp để đạt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Song con người và đời sống xã hội của con người rất đa dạng phong phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện bước nhảy toàn bộ, trước hết, phải thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố. Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động của mình chúng ta phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Chẳng hạn trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về gen, con người có thể tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành gen làm cho gen biến đổi. Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa các thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất toàn bộ thì rất có thể làm cho tập thể đó vững mạnh. Câu 17. Phân tích nội dung quy luật "Phủ định của phủ định". Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? Quy luâṭ phủ điṇ h của phủ điṇ h vac̣ h rõ xu hướng đi lên của sư ̣ vâṭ , hiêṇ tươṇ g trong quá trình vận động, phát triển. 35
- 17.1. Phủ định biện chứng. - “Phủ điṇ h”: là khái niệm nói lên quá trình vận động của sự vật, hiêṇ tươṇ g. Trong đó sư ̣ vâṭ, hiêṇ tươṇ g này thay thế cho sư ̣ vâṭ , hiêṇ tươṇ g khác. - “Phủ điṇ h biêṇ chứ ng”: là phủ định mà trong đó cái mới ra đời thay thế cho cái cũ . Cái mới làm tiền đề , tạo điều kiện c ho sư ̣ phát triển của sư ̣ vâṭ , hiêṇ tươṇ g. Phép biện chứng duy vâṭ cho rằng: sư ̣ diêṭ vong của cái cũ và sư ̣ ra đời của cái mới , sư ̣ thoái hóa và sư ̣ phát triển có liên hê ̣nôị taị với nhau. Không có măṭ này cũng không có măṭ kia. “Phủ điṇ h trong phép biêṇ chứ ng không chỉ có ý nghiã đơn giản là nói không hoăc̣ giả là tuyên bố rằng một sự vật không tồn tại , hay phá hủy sư ̣ vâṭ ấy theo môṭ cách nào đó Cho nên phải thiết lâp̣ sư ̣ phủ điṇ h th ứ nhất như thế nào cho sự phủ định lần thứ hai vẫn có khả năng thưc̣ hiêṇ đươc̣ hay trở thành có khả năng thưc̣ hiêṇ đươc̣ ” (Ăngghen “Chống Đuy-rinh”, Nxb Sư ̣ thâṭ, Hà Nội, 1976, tr. 230-321). - Đặc trưng của phủ định biện chứng: Thứ nhất: Tính khách quan Thứ hai: Tính kế thừa Phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở những mâu thuẫn vốn có của sư ̣ vâṭ và hiêṇ tươṇ g nên nó không thể là môṭ sư ̣ phủ điṇ h tuyêṭ đối , môṭ sư ̣ phủ điṇ h sac̣ h trơn. Phép biện chứng duy vật coi sự kế thừa là nội dung cơ bản của phủ định biện chứng . 17.2. Nôị dung quy luâṭ . Tất cả moị sư ̣ vâṭ , hiêṇ tươṇ g đều luôn luôn vâṇ đôṇ g , phát triển, quá trình đó cũ ng là quá trình phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập . Khuynh hướng tất yếu của sư ̣ vâṇ đôṇ g là : cái mới thay thế cho cái cũ , cái mới làm tiền đề tạo điều kiện cho sự phát triển của sự vật , hiêṇ tươṇ g. Nhưng sư ̣ phát triển có tính chu kỳ . a. Tính chu kỳ của sự phát triển: Từ môṭ điểm xuất phát (A) qua môṭ số lần phủ điṇ h biêṇ chứ ng (B(n)) sư ̣ vâṭ dường như lăp̣ laị điểm xuất phát (A’) nhưng trên cơ sở cao hơn. ┤A → B(n) →A’├ → - Sư ̣ phủ điṇ h biêṇ chứ ng lần thứ nhất (B) là bước trung gian trong sự phát triển . Trình đô ̣mới của (A) phải qua (B) mà được thực hiện chứ không phải (B) là giai đoạn cao hơn (A). - Sư ̣ phủ điṇ h biêṇ chứ ng lần thứ hai (A’) là phủ định của phủ định. - (A’) là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển đồng thời lại là điểm xuất phát của môṭ chu kỳ phát triển mới. 36
- - Để hoàn thành môṭ chu kỳ phát triển, sư ̣ vâṭ hiêṇ tươṇ g phải trải qua ít nhất hai lần phủ điṇ h biêṇ chứ ng. b. Hình thức và khuynh hướng của sự phát triển: Quy luâṭ phủ điṇ h của phủ điṇ h khái quát tính tất yếu tiến lên của sư ̣ vâṇ đôṇ g của sư ̣ vâṭ và hiêṇ tươṇ g. Sư ̣ phát triển đi lên đó không diêñ ra theo con đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. Lênin viết: “Môṭ sư ̣ phát triển hình như diêñ laị những giai đoaṇ đa ̃ qua nhưng dưới môṭ hình thức khác ở một trình độ cao hơn (phủ điṇ h của phủ điṇ h), môṭ sư ̣ phát triển có thể nói là theo đường xoáy ốc chứ không theo đường thẳng (Lênin toàn tâp̣ , T.26, Nxb Tiến bô ̣ , Maatsxcơva, 1981, tr.65). - “Đường xoáy ốc” biểu hiêṇ các măṭ của quá trình phát triển biêṇ chứ ng: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên của sự vận động. - “Đường xoáy ốc” thể hiêṇ tính phứ c tap̣ trong quá trình biến đổi , phủ định của sự vật . Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiêṇ tính vô tâṇ của sự phát triển từ thấp đến cao. 17.3. Ý nghĩa phương pháp luâṇ . - Quy luâṭ phủ điṇ h của phủ điṇ h giúp ta hiểu rằng quá trình phát triển không diêñ ra theo đường thẳng mà rất quanh co , phứ c tap̣ , phải trải qua nhiều lần phủ định biện chứng , nhiều khâu trung gian. - Là cơ sở lý luận để hiểu về sự ra đời của cái mới : trong thưc̣ tiêñ xa ̃ hôị , các quá trình diêñ ra phứ c tap̣ , nhưng cái cũ nhất điṇ h se ̃ mất đi , cái mới nhất định sẽ xuất hiệ n. Cái mới ra đời trên cơ sở kế thừ a những yếu tố tích cưc̣ của cái cũ . Phải biết phát hiện cái mới , duy trì và phát triển cái mới. - Phải có cách nhìn biện chứng khi phê phán cái cũ , kế thừ a những yếu tố hơp̣ lý c ủa cái cũ. Tránh nhìn đơn giản trong việc nhận thức các sự vật , hiêṇ tươṇ g, đăc̣ biêṭ là các hiêṇ tươṇ g xã hội. Cần chống laị hai khuynh hướng: kế thừ a không choṇ loc̣ hoăc̣ phủ điṇ h sac̣ h trơn. Câu 18. Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 18.1. Khái niệm thực tiễn. Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận nhận thức là một nội dung cơ bản của phép biện chứng. Đó là lý luận nhận thức duy vật biện chứng, tức là học thuyết về khả năng nhận thức của con người đói với thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn; lý giải bản chất, con đường và quy luật chung của quá trình con người nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn của con người. Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác - Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Macxit nói riêng. Trong lịch sử triết học không phải 37
- mọi trào lưu đều đã đưa ra quan niệm một cách đúng đắn về phạm trù thực tiễn. Chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người chứ ko xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch sử xã hội. Ngược lại, chủ nghĩa duy vật trước Mác, mặc dù đã hiểu thực tiễn là một hành động vật chất của con người nhưng lại xem nó là hoạt động con buôn, đê tiện, bẩn thỉu. Nó không có vai trò gì đối với nhận thức con người. Khắc phục những sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những yếu tố hợp lý trong những quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và Ph.Angghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người: “Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tiến tự nhiên và xã hội”. 18.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Nhận thức và thực tiễn là hai vấn đề quan trọng trong triết học chủ nghĩa Mác - Lênin. Giữa thực tiễn và nhận thức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định đối với nhận thức. Nó vừa là cơ sở nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức, vừa là tiêu chuẩn của nhận thức,kiểm tra tính chân lý của nhận thức. Về mặt khái niệm, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ não con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên - xã hội. Thực tiễn đóng vai trò cơ sở nguồn gốc, động lực của nhận thức. Sở dĩ có thể nói như vậy vì thực tiễn đưa ra nhu cầu, nhiệm vụ cũng như khuynh hướng phát triển của nhận thức. Con người luôn có nhu cầu giải thích, tri thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh, từ đó thôi thúc con người sử dung nhiều phương thức khác nhau tác động vào đối tượng để chúng bộc lộ những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ cung cấp nguồn nhận thức về đối tượng cho con người. Vì vậy có thể nói thực tiễn là cha đẻ của nhận thức, từ thực tiễn nhận thức ra đời và ngày càng phát triển. Thực tiễn là nguồn tri thức đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức. Xuất phát từ nhu cầu trao đổi, lưu giữ thông tin, kinh nghiệm, chữ viết ra đời vào thiên niên kỉ thứ IV TCN. Ban đầu chỉ là những chữ tượng hình, tượng thanh, tượng ý, dần phát triển thành bảng chữ cái ngắn gọn, cụ thể,dễ sử dụng như ngày nay. Từ thực tiễn lịch sử nước nhà cuối thế kỉ XIX (nước ta bị thực dân pháp xâm lược và thống trị, hàng loạt phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến,tư sản thất bại), Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước (1911). Sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Người tìm ra và khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Từ nhu cầu khám phá và chinh phục vũ trụ, những con tàu du hành, tên lửa, máy bay 38