Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_7.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 7
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 7 Học sinh làm trên “Giấy làm bài” Đề A: 1.Đọc bài văn ngắn sau và trả lời các câu hỏi: (3,5 đ) Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ân Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hóa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. [ ] Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [ ] Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. a) Nêu phương thức biểu đạt. b) Cho biết bài văn trên trong văn bản nào? Nêu tên tác giả. c) Hãy giải thích câu nói được in đậm ở trên. 2.Nêu tác dụng của câu rút gọn. Cho 1 ví dụ. (2,5 đ) 3.Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành câu bị động: (1 đ) Nhà họa sĩ tài ba đã vẽ một bức tranh tặng cho cô bạn gái của mình. 4.Lê-nin đã từng nói “Học. học nữa, học mãi”. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 – 8 câu) về tính tự giác trong học tập. (3 đ) - Chúc các em làm bài thật tốt -
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 7 Học sinh làm trên “Giấy làm bài” Đề B: 1.Đọc bài văn ngắn sau và trả lời các câu hỏi: (3,5 đ) Văn chương gây cho ta những thứ tình cảm ta không có, luyện những thứ tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. [ ] Nếu trong pho tàng lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào! a) Nêu phương thức biểu đạt. b) Cho biết bài văn trên trong văn bản nào? Nêu tên tác giả. c) Hãy giải thích câu nói được in đậm ở trên. 2.Nêu tác dụng của câu đặc biệt. Cho 1 ví dụ. (2,5 đ) 3.Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành câu bị động: (1 đ) Đội thanh tra đã kiểm tra một nhà hàng từ hai hôm trước. 4.Trong cuộc sống của chúng ta, ngoài gia đình còn có những người bạn luôn luôn giúp đỡ, chia sẽ niềm vui và nổi buồn. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 – 8 câu) về tình bạn trong sáng. (3 đ) - Chúc các em làm bài thật tốt -
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 7 Học sinh làm trên “Giấy làm bài” Đề A: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu “Lá lành đùm lá rách” - Chúc các em làm bài thật tốt - ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 7 Học sinh làm trên “Giấy làm bài” Đề B: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu “Thất bại là mẹ thành công” - Chúc các em làm bài thật tốt -