Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 132

doc 2 trang thungat 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_132.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 132

  1. TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HELA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. MÔN: Vật Lí 11 – Cơ bản Thời gian làm bài: 45 phút. Họ, tên thí sinh: Lớp: Câu 1: Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong A. chân không. B. nước nguyên chất. C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 2: Công của lực điện không phụ thuộc vào A. cường độ của điện trường. B. hình dạng của đường đi. C. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. Câu 3: Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. không đổi. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần. Câu 4: Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. chưa đủ dữ kiện để xác định. D. không thay đổi. Câu 5: Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây? A. 11. B. 13. C. 15. D. 16. Câu 6: Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương. B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm. C. bằng 0. D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích. Câu 7: Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là A. 1000 V/m. B. 7000 V/m. C. 5000 V/m. D. 6000 V/m. Câu 8: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 60 0 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là A. 5 J. B. 5 3 / 2 J. C. J.5 2 D. 7,5J. Câu 9: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là A. 2000 J. B. 2 mJ. C. – 2000 J. D. – 2 mJ. Câu 10: Công của lực điện trường dịch chuyển quãng đường 1 m một điện tích 10 μC vuông góc với các đường sức điện trong một điện trường đều cường độ 106 V/m là A. 1000 J. B. 0 J. C. 1 J. D. 1 mJ. Câu 11: Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường A. chưa đủ dữ kiện để xác định. B. dương. C. âm. D. bằng không. Câu 12: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là A. 40 mJ. B. 80 mJ. C. 40 J. D. 80 J. Câu 13: Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau. B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. C. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn. D. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau. Câu 14: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 1 J. Độ lớn cường độ điện trường đó là A. 1000 V/m. B. 100 V/m. C. 1 V/m. D. 10000 V/m. Câu 15: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho A. khả năng sinh công của điện trường. B. khả năng tác dụng lực của điện trường. C. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường. D. phương chiều của cường độ điện trường. Câu 16: Công của lực điện trường khác 0 trong khi điện tích A. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường. B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều. C. dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường. D. dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt các đường sức. Câu 17: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là A. 1 mJ. B. 1 μJ. C. 1000 J. D. 1 J. Câu 18: Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó A. sẽ là ion dương. B. vẫn là 1 ion âm. C. trung hoà về điện. D. có điện tích không xác định được. Câu 19: Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi A. giảm 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 2 lần. D. vẫn không đổi. Câu 20: Cho điện tích q = + 10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10 -9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là A. 24 mJ. B. 120 mJ. C. 240 mJ. D. 20 mJ. Câu 21: Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là A. 16. B. 9. C. 8. D. 17. Câu 22: Cho 2 điện tích điểm trái dấu, cùng độ lớn nằm cố định thì A. không có vị trí nào có cường độ điện trường bằng 0. B. vị trí có điện trường bằng 0 nằm tại trung điểm của đoạn nối 2 điện tích. C. vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối 2 điện tích và phía ngoài điện tích dương. D. vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối 2 điện tích và phía ngoài điện tích âm. Câu 23: Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây? A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường. B. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường. C. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường. D. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước. Câu 24: Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là: A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C. B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton. C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử. D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 132