Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 12

doc 3 trang thungat 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_12.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 12

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – LÝ 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi hihi Họ, tên học sinh: Lớp: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Câu 1: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En về trạng thái cơ bản có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra một phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,1218 µm. Lấy h = 6,625.10 −34 J.s; c = 3.108 m/s; 1 eV = −19 1,6.10 J. Giá trị của En là A. -1,51 eV. B. -0,85 eV. C. -0,54 eV. D. -3,4 eV. 23 Câu 2: Số nuclôn có trong hạt nhân 11 Na là : A. 23. B. 12 C. 34. D. 11. 4 7 56 235 Câu 3: Trong các hạt nhân: 2 He , 3 Li , 26 Fe và 92 U , hạt nhân bền vững nhất là 56 7 4 235 A. .2 6 Fe B. 3 Li C. . 2 He D. 92 U Câu 4: Khi chiếu ánh sáng có bước sóng 600 nm vào một chất huỳnh quang thì bước sóng của ánh sáng phát quang do chất này phát ra không thể là A. 620 nm. B. 540 nm. C. 650 nm. D. 760 nm. Câu 5: Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sang đơn sắc màu lam bằng ánh sang đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát: A. vị trị vân trung tâm thay đổi B. Khoảng vân giảm xuống. C. Khoảng vân tăng lên D. Khoảng vân không thay đổi. Câu 6: Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân là A. năng lượng liên kết. B. năng lượng liên kết riêng. C. điện tích hạt nhân. D. khối lượng hạt nhân. Câu 7: Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ 1200°C thì phát ra A. hai quang phổ liên tục không giống nhau. B. hai quang phổ liên tục giống nhau. C. hai quang phổ vạch giống nhau. D. hai quang phổ vạch không giống nhau. Câu 8: Khi một chùm ánh sáng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng A. giao thoa ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng. C. nhiễu xạ ánh sáng. D. phản xạ ánh sáng. Câu 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là: 0,4m ; 0,5m và 0,6m . Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm, số vị trí mà ở đó chỉ có một bức xạ cho vân sáng là A. 34 B. 20 C. 27 D. 14 Câu 10: Tia X không có ứng dụng nào sau đây ? A. Sấy khô, sưởi ấm. B. Chiếu điện, chụp điện. C. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại. D. Chữa bệnh ung thư. Trang 1/3
  2. Câu 11: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, hai điểm M và N nằm khác phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 5,9 mm và 9,7 mm. Trong khoảng giữa M và N có số vân sáng là A. 6. B. 8. C. 7. D. 9. Câu 12: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. nNguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 380 nm đến 750 nm. Trên màn, khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ cho vân sáng là A. 6,08 mm B. 4,56 mm C. 9,12 mm D. 3,04 mm Câu 13: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai? A. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên. B. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau. C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. D. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ 3.108m/s. Câu 14: Chiếu ánh sáng do đèn hơi thủy ngân ở áp suất thấp (bị kích thích bằng điện) phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì quang phổ thu được là A. các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. B. các vạch sáng, tối xen kẽ nhau đều đặn. C. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. D. một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. Câu 15: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi ro là bán kính Bo. Bán kính quỹ đạo dừng L có giá trị là A. 4r0 B. 3r0, C. 2r0 D. 9r0. Câu 16: Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại. B. có khả năng đâm xuyên rất mạnh. C. có tác dụng nhiệt rất mạnh. D. không bị nước và thủy tinh hấp thụ. Câu 17: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng A. màu vàng. B. màu đỏ. C. màu cam. D. màu chàm. Câu 18: Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là 0,75 m , khi truyền trong thủy tinh có bước sóng là  . Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ là 1,5. Giá trị của  là A. 700 nm B. 600 nm C. 650 nm D. 500 nm Câu 19: Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia . sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là A. tia , tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại, tia , tia X, tia hồng ngoại. C. tia X, tia , tia tử ngoại, tia hồng ngoại. D. tia , tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại, Câu 20: Giới hạn quang điện của một kim loại là 300 nm. Lấy h = 6,625.10 −34 J.s; c = 3.108 m/s. Công thoát êlectron của kim loại này là A. 6,625.10−28 J B. 6,625.10−25 J. C. 6,625.10−19 J. D. 6,625.10−22 J. Câu 21: Một ống cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi catốt. Ban đầu hiệu điện thế giữa anốt và catốt là U thì tốc độ của electron khi đập vào anôt là v. Khi hiệu điện thế giữa anốt và catốt là 2U thì tốc độ của electron đập vào anôt thay đổi một lượng 5000 km/s so với ban đầu. Giá trị của v là A. 1,00.107 m/s B. 0,35.107 m/s. C. 1,21.107 m/s D. 2,42.107 m/s Câu 22: Cho 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, chàm, cam, lục. Chiết suất của nước có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng Trang 2/3
  3. A. chàm B. cam C. lục D. đỏ Câu 23: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt A. êlectron. B. notron. C. phôtôn. D. prôtôn. Câu 24: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là A. 5i. B. 3i. C. 4i. D. 6i. Câu 25: Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng A. giao thoa ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng. C. tăng cường độ chùm sáng. D. tán sắc ánh sáng. Câu 26: Cơ thể con người có thân nhiệt 37°C là một nguồn phát ra A. tia Rơn-ghen. B. tia hồng ngoại. C. tia tử ngoại. D. tia gamma. Câu 27: Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng A. quang - phát quang. B. hóa - phát quang. C. nhiệt - phát quang. D. điện - phát quang. Câu 28: Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn A. năng lượng toàn phần. B. số nuclôn. C. động lượng. D. số nơtrôn. Câu 29: Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai? A. Tia laze có tính định hướng cao. B. Tia laze có tính kết hợp cao. C. Tia laze là ánh sáng trắng. D. Tia laze có cường độ lớn. Câu 30: Nuclôn là tên gọi chung của prôtôn và A. nơtron. B. êlectron. C. nơtrinô. D. pôzitron. HẾT Trang 3/3