Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 135 - Năm học 2020-2021 - Sở GD & ĐT Yên Bái

doc 4 trang thungat 7070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 135 - Năm học 2020-2021 - Sở GD & ĐT Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_135_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 135 - Năm học 2020-2021 - Sở GD & ĐT Yên Bái

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG PTDTNT THPT TỈNH Môn thi: Hóa học - lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang) Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; C = 12; O =16; Na =23; S = 32; Cl=35,5; K =39; Fe =56; Ba =137. * Các thể tích khí đều đo ở đktc. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng)  CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit H2SO4 thể hiện tính A. háo nước. B. oxi hóa mạnh. C. khử mạnh. D. axit mạnh. Câu 2: Cho một hạt Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó đun nóng thì A. tốc độ thoát khí không đổi. B. bọt khí thoát ra nhanh hơn. C. bọt khí thoát ra chậm hơn. D. kẽm tan chậm hơn. Câu 3: Số nguyên tử oxi trong phân tử lưu huỳnh trioxit là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 4: Nếu giữ nguyên các điều kiện khác mà chỉ thay đổi một yếu tố thì yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ ban đầu của phản ứng? A. Giảm nồng độ chất phản ứng. B. Tăng nhiệt độ của phản ứng. C. Giảm áp suất hệ phản ứng. D. Giảm nhiệt độ của phản ứng. Câu 5: Công thức của muối natri clorua là A. NaCl. B. CaOCl2. C. KCl. D. NaClO. Câu 6: Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi A. các phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc. Trang 1/4 - Mã đề 135
  2. B. tốc độ phản ứng thuận nhỏ hơn tốc độ phản ứng nghịch. C. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. D. tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch. Câu 7: Ở điều kiện thường, hiđro sunfua là chất A. lỏng, mùi trứng thối. B. khí, không mùi. C. khí, mùi trứng thối. D. lỏng, không màu. Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam Fe cần vừa đủ dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng. Giá trị của x là A. 0,20. B. 0,05. C. 0,10. D. 0,15. Câu 9: Trong bảng tuần hoàn, lưu huỳnh thuộc nhóm VIA. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là A. 5. B. 7. C. 6. D. 4. Câu 10: Tiến hành thí nghiệm: Cho một hạt kẽm vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch HCl 10%. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác thì tốc độ phản ứng trong thí nghiệm sẽ tăng khi thay dung dịch HCl 10% bằng dung dịch HCl có nồng độ nào sau đây? A. 15%. B. 5%. C. 8%. D. 6%. Câu 11: Dẫn khí X vào nước brom, thấy nước brom mất màu. Khí X là A. SO2. B. O2. C. N2. D. CO2. Câu 12: Tiến hành thí nghiệm: Cho kim loại Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch H 2SO4 (đặc), đun nhẹ, thấy kim loại Cu tan, có khí thoát ra và dung dịch thu được A. có màu vàng. B. có màu xanh. C. có màu da cam. D. không màu. Câu 13: Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc (98%), thu được oleum có công thức dạng A. H2SO4. B. H2SO4. nSO2. C. H2SO4. nSO3. D. H2SO4. nH2O. 2- Câu 14: Chất nào sau đây nhận biết được ion sunfat SO4 ? A. HCl. B. BaCl2. C. HNO3. D. KNO3. Câu 15: Hấp thụ hết 0,1 mol SO2 vào dung dịch NaOH dư. Số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,10. B. 0,15. C. 0,05. D. 0,20. Câu 16: Muốn thu hồi thủy ngân bị rơi vãi người ta dùng chất nào sau đây? A. N2. B. O2. C. Cl2. D. S. Câu 17: Yếu tố nào sau đây không thể làm chuyển dịch cân bằng hóa học? A. Chất xúc tác. B. Nồng độ. C. Áp suất. D. Nhiệt độ. Câu 18: Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S thì trong dung dịch xuất hiện A. kết tủa màu đỏ. B. kết tủa màu trắng. C. kết tủa màu vàng. D. kết tủa màu đen. Câu 19: Muốn pha loãng H2SO4 đặc, phải rót A. nhanh axit vào nước và khuấy nhẹ. B. từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ. C. nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ. D. từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ. Câu 20: Khi cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, thu được dung dịch chứa hai muối nào sau đây? A. NaCl và NaClO. B. KCl và KClO3. C. NaCl và NaClO3. D. KCl và KClO3. Câu 21: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hóa học. C. nồng độ. D. chất xúc tác. Câu 22: Người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng khi dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc trong sản xuất gang? A. Áp suất và diện tích tiếp xúc. B. Nhiệt độ và diện tích tiếp xúc. C. Nồng độ và diện tích tiếp xúc. D. Nhiệt độ và áp suất. Trang 2/4 - Mã đề 135
  3. t0 Câu 23: Trong phản ứng: 3Cl2 + 2Fe  2FeCl3, clo thể hiện A. tính khử yếu. B. cả tính oxi hóa và tính khử. C. tính khử mạnh. D. tính oxi hóa mạnh. Câu 24: Ở điều kiện thường, clo là chất A. rắn màu vàng. B. khí không màu. C. rắn màu lục nhạt. D. khí màu vàng lục. Câu 25: Khi cho MnO2 vào dung dịch H2O2 thì H2O2 bị phân hủy nhanh hơn, khi đó yếu tố nào đã làm tăng tốc độ phản ứng phân hủy H2O2? A. Áp suất. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Nhiệt độ. Câu 26: Lưu huỳnh đioxit có công thức là A. SO2. B. H2S. C. H2SO4. D. SO3. Câu 27: Hệ cân bằng xảy ra trong bình kín: I2(k) + H2(k) € 2HI(k) ∆H > 0. Khi giữ nguyên các điều kiện khác, nếu thêm H2 vào bình phản ứng thì cân bằng sẽ A. chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ H2. B. chuyển dịch theo chiều nghịch. C. không chuyển dịch. D. chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 28: Cho 0,1 mol FeSO4 tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 11,65. B. 34,95. C. 46,60. D. 23,30. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1 điểm): Cho cân bằng: o N 3H A AxtA,t †A 2NH H < 0 2 (k) 2 (k) ‡ A pA AA 3 (k) Cần tác động các yếu tố (nhiệt độ, nồng độ, áp suất) như thế nào để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? Giải thích. Câu 30 (1 điểm): Nung nóng 14,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và S (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính phần trăm khối lượng các chất trong X. Câu 31 (0,5 điểm): Khi làm thí nghiệm điều chế các khí H 2S và khí Cl2. Một học sinh đề xuất dùng H 2SO4 đặc để làm khô hai khí này. Hãy cho biết quan điểm của em về đề xuất trên. Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có). Câu 32 (0,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 trong O2 thu được Fe2O3 và SO2 Hấp thụ hết SO2 vào dung dịch chứa 0,015 mol Ba(OH)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,17 gam kết tủa. Tính m. Hết Trang 3/4 - Mã đề 135
  4. Trang 4/4 - Mã đề 135