Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Vật lý Khối 10 - Trường THPT Cái Bè

pdf 4 trang haihamc 14/07/2023 1670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Vật lý Khối 10 - Trường THPT Cái Bè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_vat_ly_khoi.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2022-2023 môn Vật lý Khối 10 - Trường THPT Cái Bè

  1. SỞ GDĐT TIỀN GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT CÁI BÈ ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC : 2022 – 2023 ( Đề có 04 trang ) MÔN : VẬT LÝ Lớp: 10 Ngày kiểm tra : 20/3/2023 Thời gian làm bài : 45 phút ( Đề gồm 28 câu trắc nghiệm và 03 câu tự luận) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Một thanh chắn đường dài 7,8 m có trọng lượng 2100 N và có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để thanh ấy nằm ngang ? A. 2100 N. B. 780 N. C. 150 N. D. 100 N. Câu 2: Lực F không đổi tác dụng lên một vật làm vật dịch chuyển một đoạn d theo hướng hợp với hướng của lực một góc  , biểu thức tính công của lực là A. A = Fdcosθ . B. A = Fd. C. A = Fdsinθ . D. A = Fdtanθ . Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất A. Hiệu suất của động cơ là tỉ số giữa công suất hao phí và công suất toàn phần của động cơ. B. Hiệu suất của động cơ là tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ. C. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1. D. Hiệu suất đặc trưng cho hiệu quả làm việc của động cơ. Câu 4: Khi vật rắn quay quanh trục cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh A. trục xiên đi qua một điểm bất kì. B. trục bất kì. C. trục đi qua trọng tâm. D. trục cố định đó. Câu 5: Chọn phát biểu sai ? Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng có ma sát A. lực ma sát sinh công âm. B. trọng lực sinh công dương. C. phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật không sinh công. D. trọng lực sinh công âm. Câu 6: Lực F = 50 N tác dụng vào mỏ lết có hướng như hình bên dưới . Biết mỏ lết có chiều dài = 20 cm và α = 300, độ lớn của moment lực là A. 1000 N B. 50 N C. 1,71 N D. 5 N Câu 7: Một ô tô có khối lượng 2,4 tấn được tăng tốc từ 18 km/h đến 36 km/h. (bỏ qua ma sát trên đoạn đường này). Công của động cơ ô tô thực hiện trong giai đoạn đó có giá trị là: A. 45 kJ. B. 90 kJ. C. 450 kJ. D. 583,2 kJ. Câu 8: Cơ năng của một vật bằng Trang 1/4
  2. A. hiệu của động năng và thế năng của vật. B. tỉ số giữa thế năng và động năng của vật. C. tổng động năng và thế năng của vật. D. tích của động năng và thế năng của vật. Câu 9: Điều nào sau đây đúng khi nói về động năng? A. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. B. Động năng của một vật là một đại lượng vô hướng, không âm. C. Động năng là năng lượng dự trữ khi vật ở độ cao h. D. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc. Câu 10: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất? A. Mã lực (HP). B. Kilôoat (kW). C. Oát (W). D. Kilôoat giờ (kWh). Câu 11: Chọn câu phát biểu sai khi nói về moment lực và cánh tay đòn của lực. A. Moment lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. B. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay tới giá của lực. C. Moment lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật. D. Moment lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. Câu 12: Thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với vị trí làm gốc thế năng là 1 A. W= m.g.h B. W= m.v2 t t 2 1 C. W= m.v D. W=+ m.g.h mv2 t t 2 Câu 13: Một vật nằm yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang và được giữ bởi một sợi dây nằm ngang nối vào tường như hình vẽ, tác dụng vào vật lực kéo F = 100 N hướng chếch lên một góc 600 so với phương ngang thì vật vẫn nằm yên. Lực căng dây khi đó là: A. 100 N B. 50 N C. 71 N D. 110 N Câu 14: Năng lượng không có tính chất nào sau đây A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng. B. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác. C. Trong hệ SI năng lượng có đơn vị là calo (cal). D. Năng lượng có thể tồn tại những dạng khác nhau. Câu 15: Khi một vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của lực bảo toàn thì A. Cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn. B. Công của lực là một đại lượng bảo toàn. C. Thế năng của vật là một đại lượng bảo toàn. D. Động năng của vật là một đại lượng bảo toàn. Câu 16: Chọn phát biểu đúng. Đại lượng được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian gọi là A. Công suất. B. Công cản. C. Công phát động. D. Công cơ học. Câu 17: Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, A. ngược chiều với các lực thành phần, có độ lớn bằng tổng độ lớn hai lực thành phần. Trang 2/4
  3. B. ngược chiều với các lực thành phần, có độ lớn bằng hiệu độ lớn hai lực thành phần. C. cùng chiều với các lực thành phần, có độ lớn bằng hiệu độ lớn hai lực thành phần. D. cùng chiều với các lực thành phần, có độ lớn bằng tổng độ lớn hai lực thành phần. Câu 18: Một vật được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20 N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2 m trên sàn thì lực thực hiện một công A. 20 J. B. 40 J. C. 40 3 J. D. 20 3 J. Câu 19: Một ngẫu lực có độ lớn F12= F = F = 15N , cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là A. 3 Nm. B. 7,5 Nm. C. 30 Nm. D. 300 Nm. Câu 20: Một máy kéo tác dụng một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v theo hướng của lực kéo trong khoảng thời gian t. Công suất của máy kéo là A. F.v. B. F.t. C. F.v2. D. F.v.t. Câu 21: Khi một vật chuyển động thẳng theo một chiều dưới tác dụng của lực F thì công của lực được xác định bằng công thức A= Fscos . Trong trường hợp nào sau đây của  lực sinh công âm A. =900 . B. =00 . C. 9000  180 . D. 000  90 . Câu 22: Một ngẫu lực có độ lớn F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Moment của ngẫu lực này là F.d F A. Fd. B. 2Fd. C. . D. . 2 d Câu 23: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công? A. kg.m2/s. B. N.m. C. kW. D. N/s. Câu 24: Khi có hai vectơ lực F1 , F2 đồng quy, tạo thành 2 cạnh của một hình bình hành thì vectơ tổng hợp lực F có thể: A. có độ lớn F = F1 + F2. B. có phương trùng với đường chéo của hình bình hành. C. cùng chiều với hoặc . D. có điểm đặt tại 1 đỉnh bất kì của hình bình hành. Câu 25: Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có khối lượng 800 kg lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian t với vận tốc không đổi. Lấy g = 10 m/s2. Biết hiệu suất của động cơ 96%. Thời gian t là A. 90 s. B. 50 s. C. 80 s. D. 48 s. Câu 26: Cô gái đang chơi ván trượt như hình bên dưới. Bỏ qua mọi ma sát, chọn mốc thế năng tại vị trí thấp nhất (vị trí 3). Nhận xét nào sai về động năng, thế năng và cơ năng của cô gái ở các vị trí trên hình A. Tại vị trí (1) và (5), thế năng bằng nhau và cực đại B. Tại vị trí (3) động năng cực đại, thế năng bằng 0. C. Từ vị trí (1) xuống (2), thế năng đang tăng và động năng đang giảm. D. Ở tất cả các vị trí, cơ năng không đổi. Câu 27: Một học sinh nâng tạ có khối lượng 80 kg lên cao 60 cm trong 0,8 s. Lấy g = 10m/s2. Học sinh đã hoạt động với công suất là bao nhiêu ? A. 400 W B. 500 W C. 600 W D. 700 W Trang 3/4
  4. Câu 28: Hai người dùng chiếc gậy để khiêng vật nặng 1000 N. Điểm treo cách vai người đi trước 60 cm, cách vai người đi sau 40 cm. Hỏi người đi sau chịu tác dụng 1 lực bằng bao nhiêu ? A. 300 N B. 400 N C. 500 N D. 600 N II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Hai người đang khiêng một thùng hàng khối lượng 60 kg bằng một đòn tre dài 2 m, như hình dưới. Bỏ qua khối lượng của đòn tre. Lấy g =10 m/s2. Hỏi phải treo thùng hàng ở điểm nào để lực đè lên vai người đi trước bằng 1/5 trọng lượng thùng hàng ? Câu 2 (1,0 điểm): Một xe bán tải có khối lượng 2 tấn, hiệu suất của xe là 25%. Tìm số lít xăng cần dùng để xe tăng tốc đều từ trạng thái nghỉ đến tốc độ 15 m/s. Biết năng lượng chứa trong 3,8 lít xăng là 1,3.108 J. Câu 3 (1,0 điểm): Tại một điểm A trên mặt đất ném một vật khối lượng 2 kg theo phương thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu 36 km/h. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính động năng của vật tại A và vận tốc của vật ở B biết tại đó động năng bằng 3 lần thế năng. b) Sau khi vật chuyển động được 6 m kể từ lúc ném thì vật đến C. Tính vận tốc vật tại C. HẾT Trang 4/4