Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Mã đề 486 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn

pdf 3 trang thungat 3400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Mã đề 486 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_ma_d.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Mã đề 486 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: GDCD 10 Mã đề thi: 486 Thời gian làm bài: 45 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: SBD: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Câu 1: Giá trị làm người của mỗi con người chính là A. nghĩa vụ. B. lương thiện. C. nhân phẩm. D. lương tâm. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của hôn nhân tiến bộ? A. Dựa trên lợi ích kinh tế. B. Tự do ly hôn. C. Dựa trên tình yêu chân chính. D. Tự do kết hôn đúng pháp luật. Câu 3: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và quan hệ gắn bó với nhau bởi hai mối cơ bản nào sau đây? A. quan hệ tình yêu và quan hệ hôn nhân B. quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. C. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. quan hệ tình cảm và quan hệ tình yêu. Câu 4: Đạo đức và pháp luật có điểm chung nào sau đây? A. mỗi cá nhân đều phài tự giác thực hiện . B. đều mang tính bắt buộc chung. C. đều tham gia điều chỉnh hành vi con người. D. chịu sự tác động của dư luận xã hội. Câu 5: Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn nhân phẩm của con người? A. Có chí thì nên. B. Tôn sư trọng đạo. C. Lá lành đùm lá rách. D. Đói cho sạch, rách cho thơm. Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây bàn về danh dự? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Bỏ của chạy lấy người. C. Cọp chết để da, người chết để tiếng. D. Gắp lửa bỏ tay người. Câu 7: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác là khái niệm nào sau đây? A. Danh dự B. Nhân phẩm. C. Nghĩa vụ. D. Lương tâm. Câu 8: Cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình là người có lòng A. tự ái. B. tự tin. C. tự ti. D. tự trọng. Câu 9: Qúa đề cao cái tôi cá nhân, nên thường có thái độ giận dỗi khi bị ai đó góp ý là người có lòng? A. nhân phẩm. B. tự trọng. C. tự ái. D. danh dự. Câu 10: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân? A. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người. B. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người. C. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao. D. Giúp mọi người chú ý đến mình. Trang 1/3 - Mã đề thi 486
  2. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải vai trò của đạo đức đối với cá nhân? A. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện. B. Đạo đức giúp con người thỏa mãn những nguyện vọng của mình. C. Đạo đức giúp cá nhân có thêm nhiều tình yêu đối với Tổ quốc. D. Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Câu 12: Đối với gia đình, đạo đức được coi là A. chuẩn mực của hạnh phúc gia đình. B. cơ sở tồn tại của gia đình. C. nền tảng của hạnh phúc gia đình. D. những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc. Câu 13: Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là A. lương tâm. B. danh dự. C. nhân phẩm. D. nghĩa vụ. Câu 14: Việc làm nào sau đây thể hiện một người biết coi trọng danh dự của mình? A. Biết tìm hạnh phúc cho riêng mình. B. Biết cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết. C. Biết làm giàu bằng mọi cách. D. Biết giành lợi ích cho riêng mình. Câu 15: Pháp luật qui định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu? A. Nam từ đủ 21 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của tình yêu chân chính? A. Vụ lợi, toan tín. B. Giàu lòng vị tha. C. Chân thành, tin cậy. D. Hòa hợp, đồng cảm. Câu 17: Quan niệm nào dưới đây bàn về danh dự, nhân phẩm? A. Ngọc nát còn hơn ngói lành. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Trong ấm ngoài êm. Câu 18: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính A. tự giác. B. cưỡng chế. C. áp đặt. D. bắt buộc. Câu 19: Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn danh dự của con người? A. Chết vinh còn hơn sống nhục. B. Cóc chết ba năm quay đầu về núi. C. Sông có khúc, người có lúc. D. Phép vua thua lệ làng. Câu 20: Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người? A. Có chí thì nên. B. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ. C. Lá lành đùm lá rách. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu 21: Hành vi nào sau đây là thực hiện đạo đức? A. Dừng xe khi có tín hiệu đèn đỏ. B. Quyên góp ủng hộ miền Trung. C. Viết đơn xin nghỉ học gửi cô chủ nhiệm. D. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Câu 22: Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào sau đây? A. Hứng khởi vui mừng và buồn phiền, bực tức. B. Trạng thái thanh thản và cắn rứt. C. Trạng thái thanh thản và sung sướng. D. Trong sáng vô tư và thương cảm, ái ngại. Trang 2/3 - Mã đề thi 486
  3. Câu 23: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của A. bản thân. B. dòng họ. C. gia đình. D. xã hội. Câu 24: Câu nào sau đây nói lên tình cảm anh chị em trong gia đình ? A. Môi hở, răng lạnh. B. Tre già măng mọc. C. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. D. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Câu 25: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với A. tiêu chuẩn của xã hội. B. quan niệm đạo đức của từng gia đình. C. tiêu chuẩn của mỗi người. D. quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. Câu 26: Quan hệ hôn nhân và gia đình được thể hiện qua câu thành ngữ nào dưới đây? A. Ăn hiền ở lành. B. Của bền tại người. C. Của chồng công vợ. D. Năng nhặt chặt bị. Câu 27: Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chế độ hôn nhân nước ta hiện nay? A. Vợ chồng bình đẳng. B. Môn đăng hộ đối. C. Một vợ một chồng. D. Hôn nhân tự nguyện. Câu 28: Quan niệm nào dưới đây vẫn còn phù hợp với nền đạo đức tiến bộ trong xã hội ta hiện nay? A. Kính trên nhường dưới. B. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. C. Đèn nhà ai nấy rạng. D. Trời sinh voi, trời sinh cỏ. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ). Câu 29 (1 điểm): Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, nói về phạm trù cơ bản nào của đạo đức học và hiểu biết của em về phạm trù đó , em có nhận xét gì về cách sống này? Câu 30 (2 điểm): Nếu bạn thân của em là một người vụ lợi trong tình yêu, luôn đặt mục đích vật chất lên trên hết khi yêu một ai đó và “sống thử” trước khi kết hôn em sẽ khuyên bạn mình như thế nào ? Vì sao?. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 486