Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4004 - Học kỳ II - Năm 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4004 - Học kỳ II - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoa_hoc_lop_12_ma_de_4004_hoc_ky_ii_nam_2020_202.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4004 - Học kỳ II - Năm 2020-2021
- ĐỀ KIỂM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC 12 ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 45 phút; (không kể thời gian phát đề) Mã đề 4004 Họ và tên: Trường THPT: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Co=59; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85; Sr=88; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137; Hg=201; Pb=207 Câu 1: Những kim loại nào sau đây thường được điều chế từ quặng và hợp chất bằng phương pháp thủy luyện? A. Au, Mg. B. Ag, Au. C. Al, Fe. D. Na, Ag. Câu 2: Trong quá trình điện phân, những ion dương (cation) di chuyển về đâu và xảy ra quá trình nào? A. anot, ở đây chúng bị khử. B. anot, ở đây chúng bị oxi hoá. C. catot, ở đây chúng bị khử. D. catot, ở đây chúng bị oxi hoá. Câu 3: Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 1,2M và AgNO3 1M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 19,3A trong thời gian 2500 giây, thấy khối lượng catot tăng m gam. Giá trị m là: A. 31,20 gam. B. 36,96 gam. C. 34,4 gam. D. 33,12 gam. Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là: A. ns1 B. ns2 C. ns2np1 D. nd10ns1. Câu 5: Kim loại nào sau đây bốc cháy trong bình khí Clo ở điều kiện thường? A. Đồng. B. Beri. C. Kali. D. Sắt. Câu 6: Nguyên tố nào sau đây có bán kính nguyên tử lớn nhất và tính khử lớn nhất là: A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. Câu 7: Hòa tan 14,52 gam hỗn hợp chất X gồm NaHCO3, KHCO3, MgCO3 bằng dung dịch HCl dư ,thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng KCl tạo thành trong dung dịch Y là: A. 8,94gam B. 16,17gam C. 11,79gam D. 7,92gam Câu 8: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. Câu 9: Trong các hang động của núi đá vôi, nhiều chỗ nhũ đá tạo thành bức rèm đá lộng lẫy nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo thành các cây cột đá vĩ đại (do nhũ đá và măng đá nối với nhau) trông rất đẹp. Phương trình hóa học giải thích sự tạo thành nhũ đá, thạch nhũ là: A. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2. B. Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O. C. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O. D. CaO + CO2 CaCO3. Câu 10: Chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng có tính vĩnh cữu? A. NaCl. B. H2SO4. C. Na2CO3. D. HCl. Câu 11: Cho các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. (b) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2. (c) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch (NH4)2SO4. (d) Đun sôi dung dịch muối NaHCO3 và CaCl2. (e) Nhỏ dung dịch KOH tới dư vào dung dịch MgSO4. Khi kết thúc, số lượng thí nghiệm có kết tủa tạo thành là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Trong các chợp chất, nhôm có số oxi hóa là: A. +1. B. 0. C. +2. D. +3. Câu 13: Kim loại X có màu trắng bạc, dẫn điện tốt, khá mềm, dễ dát mỏng và thường dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá. Kim loại X là: A. Li. B. Na. C. Ag. D. Al. Câu 14: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2. Câu 15: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (Có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là A. phèn chua. B. vôi sống. C. thạch cao. D. muối ăn. Trang 1/2 - Mã đề thi 4004
- Câu 16: Hoà tan hỗn hợp gồm: Na 2O, BaO, Al2O3, FeO vào nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là: A. Fe(OH)2. B. Na2CO3. C. Al(OH)3. D. BaCO3. Câu 17: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắt thuộc nhóm nào? A. IIA. B. VIB. C. VIIIB. D. VIIIA. Câu 18: Phản ứng giữa sắt với dung dịch chất nào sau đây tạo ra muối sắt (III)? A. CuSO4 dư. B. HCl dư. C. H2SO4 loãng. D. AgNO3 dư. Câu 19: Chia mẫu kim loại M ra làm 2 phần. Phần 1 tác dụng với Cl 2 thu được muối X, phần 2 tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y. Cho M tác dụng với muối X lại thu được muối Y. Vậy M là A. Cr. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 20: Cho m gam bột sắt vào dung dịch HNO 3, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và 2,4 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,0. B. 10,8. C. 8,4. D. 5,6. Câu 21: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu A. vàng nhạt. B. trắng xanh. C. xanh lam. D. nâu đỏ. Câu 22: Phản ứng nào sau đây chứng minh hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa? A. Fe2O3 + H2SO4. B. Fe(OH)3 + HCl. C. FeCl3 + Mg. D. FeCl2 + Cl2. Câu 23: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là A. Fe3O4 và 0,224. B. Fe3O4 và 0,448. C. FeO và 0,224. D. Fe2O3 và 0,448. Câu 24: Cấu hình electron của nguyên tử Cr (Z=24) là: A. [Ar]4s13d5. B. [Ar] 3d44s2. C. [Ar] 3d54s1. D. [Ar] 4s23d4. Câu 25: Cho Br2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là: A. Na2Cr2O7, NaBr, H2O. B. Na2CrO4, NaBrO3, H2O. C. Na[Cr(OH)4], NaBr, NaBrO, H2O. D. Na2CrO4, NaBr, H2O. Câu 26: Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì? A. Màu da cam. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu lục thẫm. D. Màu vàng. Câu 27: Thể tích của dung dịch K2Cr2O7 0,05M vừa đủ phản ứng với dd chứa 0,12 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 là: A. 200ml. B. 300ml. C. 400ml. D. 500ml. Câu 28: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép? A. CO2 và O2. B. CH4 và H2O. C. N2 và CO. D. CO2 và CH4. Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl. (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO. (c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH. (d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư. (e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1: 1) vào H2O dư. (g) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra). Sau khi các thí nghiệm xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp gồm FeCl 2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 2) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 34,1. B. 28,7. C. 10,8. D. 57,4. Trang 2/2 - Mã đề thi 4004