Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

doc 7 trang thungat 2690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian làm bài: 45 phút I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh sau khi học xong: chương Thân và Lá. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra. - Biết trình bày các thí nghiệm, biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức và trung thực trong quá trình làm bài kiểm tra. 4. Phát triển năng lực: - Giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự lập, tự tin, trung thực, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Ma trận đề kiểm tra: Nội dung Nhận biết Thông hiều Vận dụng Vận dụng Tổng (40%) (30%) (25%) cao (5%) Chủ đề 1: 1 1 2 Thân (bao gồm cả 4đ 0,5đ 4,5đ thực hành) Chủ đề 2: 1 1 2 Lá 3đ 2,5đ 5,5đ Tổng 1 1 1 1 4 4đ 3đ 2,5đ 0,5đ 10đ III. Đề kiểm tra: Đính kèm trang sau. IV. Đáp án + biểu điểm: Đính kèm trang sau.
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: 04/12/2017 ĐỀ SỐ 1 I. LÝ THUYẾT (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Nêu đặc điểm phân biệt lá đơn và lá kép ? Câu 2: (2,5 điểm) Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? Câu 3: (0,5 điểm) Một số học sinh trong trường thường dùng vật nhọn để khắc tên lên vỏ cây, theo các em hành động của bạn có đúng không? Vì sao? II. THỰC HÀNH (4 điểm) Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào. Hết
  3. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC 6 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: 04/12/2017 ĐỀ SỐ 2 I. LÝ THUYẾT (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? Câu 2: (2,5 điểm) Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? Câu 3: (0,5 điểm) Một số học sinh trong trường thường dùng vật nhọn để khắc tên lên vỏ cây, theo các em hành động của bạn có đúng không? Vì sao? II. THỰC HÀNH (4 điểm) Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng. Hết
  4. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2017 - 2018 KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: SINH HỌC 6 ĐỀ SỐ 1 I. LÝ THUYẾT ( 6 đểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 Đặc điểm phân biệt lá đơn và lá kép (3điểm) Lá đơn Lá kép - Có cuống nằm ngay - chồi nách chỉ có ở phía trên cuống 1đ dưới chồi nách. chính. - Mỗi cuống mang - Cuống chính phân nhánh thành 1 đ một phiến lá. nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến - Cả cuống và phiến - Cuống con mang lá rụng trước, 1đ lá rụng cùng 1 lúc. cuống chính rụng sau. Câu 2 Không nên đặt cây trong phòng đóng kín cửa vào ban đêm do ban 1 đ (2,5điểm) đêm cây không quang hợp, chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện. Cây sẽ lấy khí oxi và thải ra rất nhiều khí cacbonic. 0,5đ Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ bị thiếu oxi nên 1 đ người ngủ dễ bị ngạt, có thể chết. Câu 3 - Theo em, hành động của bạn là không đúng. 0,25 đ (0,5điểm) Vì khi lấy vật sắc nhọn khắc tên lên vỏ cây sẽ làm đứt mạch rây 0,25 đ nằm bên trong vỏ làm cho ảnh hưởng tới vận chuyển chất hữu cơ của cây và làm vỏ cây trở lên xù xì, xấu xí. II.THỰC HÀNH (4 điểm) Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào. Các bước tiến hành Điểm a. Đối tượng thí nghiệm : 6 cây đậu cao bằng nhau 0,5 đ b.Tiến hành thí nghiệm : - Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất 0,5 đ - Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có 2 lá thật). 0,5đ - Sau 3 ngày đo lại chiều dài của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn. So 1đ sánh chiều cao của cây ở mỗi nhóm.
  5. c. Kết quả : - 3 cây không ngắt ngọn cao hơn 3 cây ngắt ngọn. 0,5 đ d. Kết luận : Thân cây dài ra do sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh ngọn. 1 đ BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thúy Quỳnh
  6. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2017 - 2018 KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: SINH HỌC 6 ĐỀ SỐ 2 I. LÝ THUYẾT ( 6 đểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quang 0,5đ (3điểm) hợp (chất hữu cơ và khí oxi) là nguyên liệu của hô hấp. Và ngược lại sản phẩm của hô hấp (hơi nước và khí cacbonic) là 0,5đ nguyên liệu cho quang hợp. - Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình 0,5đ này cần nhau: + Hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo. 0,5đ + Quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng 1đ do hô hấp tạo ra. Cây không thể sống được nếu thiếu một trong hai quá trình đó. Câu 2 Không nên đặt cây trong phòng đóng kín cửa vào ban đêm do ban 1 đ (2,5điểm) đêm cây không quang hợp, chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện. Cây sẽ lấy khí oxi và thải ra rất nhiều khí cacbonic. 0,5đ Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ bị thiếu oxi nên 1 đ người ngủ dễ bị ngạt, có thể chết. Câu 3 - Theo em, hành động của bạn là không đúng. 0,25 đ (0,5điểm) Vì khi lấy vật sắc nhọn khắc tên lên vỏ cây sẽ làm đứt mạch rây 0,25 đ nằm bên trong vỏ làm cho ảnh hưởng tới vận chuyển chất hữu cơ của cây và làm vỏ cây trở lên xù xì, xấu xí. II.THỰC HÀNH (4 điểm) Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng. Các bước tiến hành Điểm a. Đối tượng thí nghiệm : 2 cành hoa hồng màu trắng. 0,5 đ b.Tiến hành thí nghiệm : Cắm 2 cành hoa hồng màu trắng vào 0,25 đ - Lọ 1: nước pha mực màu đỏ 0,25 đ - Lọ 2: nước 0,25 đ c. Kết quả : Sau 1 ngày, quan sát ta thấy: 0,25đ Lọ 1: Hoa chuyển thành màu đỏ . 0,25đ
  7. Lọ 2: Hoa không đổi màu. 0,25đ d.Giải thích kết quả: Cắt vài lát mỏng ngang cành hoa đổi màu quan sát bằng 1 đ kính lúp thấy mạch gỗ bị nhuộm màu. e.Kết luận : Nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển từ rễ lên thân 1 đ nhờ mạch gỗ. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thúy Quỳnh