Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Sông Công

doc 2 trang thungat 1790
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Sông Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_12_ma_de_132_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Sông Công

  1. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT SÔNG CÔNG Môn: Vật lý lớp 12 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề 132 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 20 câu, 5 điểm Câu 1: Một sợi dây AB có chiều dài ℓ, có một đầu cố định và một đầu tự do đang có sóng dừng. Bước sóng lớn nhất của sóng dừng trên dây là A. 4ℓ B. ℓ C. 2ℓ D. ℓ/4 Câu 2: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kỳ không đổi và bằng 0,04 s. Âm do lá thép phát ra là : A. nhạc âm B. siêu âm C. âm mà tai người nghe được D. hạ âm Câu 3: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số. Để dao động tổng hợp có biên độ nhỏ nhất thì hai dao động đó phải A. vuông pha nhau B. cùng pha nhau C. lệch pha bất kì D. ngược pha nhau Câu 4: Để đo điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng cỡ 100V bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số ta phải vặn núm xoay của đồng hồ về thang đo A. ACV200 B. DCV200 C. ACV100 D. DCV100 Câu 5: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(10πt + π/3)cm. Chiều dài quỹ đạo của vật là: A. 2,5cm B. 20cm C. 5cm D. 10cm Câu 6: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa nút sóng và bụng sóng liên tiếp bằng A. hai lần bước sóng B. một nửa bước sóng C. một phần tư bước sóng D. một bước sóng Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều u = U 0cosωt, có U0 không đổi và ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi ω = ω0 thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của ω0 là 2 2 1 1 A. B. C. D. LC LC LC 2 LC Câu 8: Công thức tính tần số dao động của con lắc đơn là g 1 g 1 g 1  A. f 2 B. f C. f D. f  2 K 2  2 g Câu 9: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox thì vectơ gia tốc của chất điểm có A. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng B. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên C. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ vận tốc D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng Câu 10: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện trễ pha φ (với – 0,5π < φ < 0) so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó A. gồm điện trở thuần và tụ điện. B. gồm cuộn cảm thuần và tụ điện. C. gồm điện trở thuần và cuộn cảm thuần D. gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần và tụ điện Câu 11: Đặt điện áp u = U0cost vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; u 1, u2 và u3 lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng là u1 u2 u A. i = u3C B. i = C. i = D. i = R L 2 2 R (ZL ZC ) Câu 12: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì hệ tiếp tục dao động A. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng B. với chu kì bằng chu kì dao động riêng của hệ C. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng D. mà không chịu ngoại lực tác dụng Câu 13: Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần A. dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian B. lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh C. trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian D. dao động tắt dần có động năng giảm dần còn cơ năng không đổi Câu 14: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. dao động A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian B. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ C. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian D. cùng tần số, cùng phương Câu 15: Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng A. những phần tử của môi trường cùng nằm trên phương truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha B. những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha C. hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì vuông pha nhau D. hai phần tử của môi trường cách nhau một số lẻ lần nửa bước sóng thì dao động ngược pha Câu 16: Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2. Biết cường độ âm tại A gấp 9 lần cường độ âm tại B. Tỉ số r2 so với r1 là A. 9 B. 3 C. 1/3 D. 1/9 Câu 17: Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc  chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là 2 2 2 1 2 2 2 2 2 1 A. R B. R .C C. R C D. R .C C Câu 18: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai A. ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước B. sóng âm trong chất rắn là sóng ngang C. sóng âm trong không khí là sóng dọc D. sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí Câu 19: Một vật dao động điều hòa trên trục ox với tần số 2f. Động năng và thế năng của vật biến thiên tuần hoàn với tần số A. 2f B. 4f C. f D. 8f Câu 20: Tìm phát biểu sai: Trong mạch điện RLC mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tương cộng hưởng, nếu tăng tần số của dòng điện còn các yếu tố khác không đổi thì A. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở tăng B. điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn dòng điện trong mạch C. tổng trở của mạch tăng D. công suất tiêu thụ của mạch giảm II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 điểm Bài 1: ( 2,5 điểm) Một lò xo nhẹ có độ cứng K = 16N/m một đầu được giữ cố định, một đầu gắn vật nhỏ có khối lượng m = 100g được đặt trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một khoảng 4cm rồi truyền cho vật một vận tốc 16π 3 cm/s dọc theo trục của lò xo về vị trí cân bằng. Chọn trục tọa độ Ox trùng với trục của lò xo, gốc O tại vị trí cân bằng, chiều dương là chiều vật bắt đầu dao động, chọn gốc thời gian 2 t0 = 0 là lúc vật bắt đầu dao động. Lấy π = 10. a. Viết phương trình dao động của vật. b. Xác định những thời điểm vật đi qua vị trí có li độ 42 cm. c. Xác định khoảng thời gian trong một chu kì để vận tốc và gia tốc của vật thỏa mãn điều kiện v ≥ 16πcm/s và a ≥ 6,4m/s2. Bài 2: ( 2,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó R1 = 150Ω, R2 = 50Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức uAB = 400cos(100πt – π/6)(V). a. Điều chỉnh L = 2/π(H). Viết biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch và tính công suất tiêu thụ của cả mạch. b. Điều chỉnh L đến khi độ lệch pha giữa điện áp uAB so với uMB có giá trị lớn nhất thì hệ số công suất của mạch là bao nhiêu? .Hết Giám thị coi thi không giải thích gì thêm, học sinh khôngđược sử dụng tài liệu. Họ và tên học sinh: .; Số báo danh: Trang 2/2 - Mã đề thi 132