Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 (Có ma trận và đáp án)

doc 4 trang thungat 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_co_ma_tran_va_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 (Có ma trận và đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Tên chủ đề Tục ngữ Thuộc tục ngữ về con người và xã hội Chủ đề 1 Sống chết Hiểu giá trị nội dung 3 Văn bản mặc bay nghệ thuật văn bản 2,75 Tinh thần Nhận biết văn 27,5% yêu nước bản, tên tác của nhân giả, phương dân ta thức biểu đạt Số câu 2 1 Số điểm 1.75 1.0 Tỉ lệ % 17,5% 10% Chủ đề 2 - Câu rút -Xác định câu rút gọn Tiếng gọn và thành phần rút gọn 3 Việt - Liệt kê -Xác định phép liệt kê 2,25 - Dùng - Xác định thành phần 22,5% cụm chủ mở rộng trong câu vị để mở rộng câu Số câu 3 Số điểm 2.25 Tỉ lệ % 22,5% Chủ đề 3 Viết bài văn Tập làm văn: Nghị giải thích về 1 luận giải thích một vấn đề rút 5.0 ra từ câu tục 50% ngữ Số câu 1 Số điểm 5.0 Tỉ lệ % 50% Tổng số câu 2 4 1 7 Tổng số điểm 1,75 3,25 5.0 10,0 17,5% 32,5% 50% 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII? Câu 2: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn? Câu 3: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm) b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm) c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích ? (0.5 điểm) d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau ? (0.75 điểm) “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm) Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. -HẾT- Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1:
  3. KIỂM TRA HỌC KÌ II HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 ( Hướng dẫn chấm có 02 trang) I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Học sinh chép chính xác hai câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Mỗi câu đúng. đạt 0.5 điểm. Câu 2: (1.0 điểm) - Học sinh nêu đúng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. đạt 1.0 điểm - Nêu đúng mỗi ý. đạt 0.5 điểm + Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm”của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 0.5 điểm + Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp; lời văn cụ thể, sinh động; 0.5 điểm Câu 3: (3.0 điểm) a. - Xác định được đúng văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0.25 điểm) - Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0.25 điểm) - Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.25 điểm) b. - Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng đạt 0.25 điểm + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. - Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ đạt 0.25 điểm c. - Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, đạt 0.5 điểm d. - Xác định được cụm C- V dùng để mở rộng câu đạt 0.5 điểm - Phân tích: 0.25 điểm Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày. ĐT C V => Mở rộng phần phụ sau cụm động từ. II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm) A. Yêu cầu chung: 1. Phương pháp lập luận: Giải thích 2. Nội dung giải thích: Làm sáng tỏ vấn đề câu tục ngữ đưa ra : Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. 3. Phạm vi giải thích: Vận dụng thực tế cuộc sống để tìm hiểu vấn đề. B. Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần trình bày được các vấn đề lớn sau: 1. Nội dung: (3.0 điểm)
  4.  Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. - Trích dẫn câu tục ngữ.  Thân bài: (2.0 điểm) giải thích cần đảm bảo những ý cơ bản sau: a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong. - Nghĩa bóng: Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi - khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ. b. Tại sao lá lành phải đùm lá rách? - Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí. - Vì thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi. - Vì sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm -> tình yêu nước. c. Thực hiện tinh thần lá lành đùm lá rách là như thế nào? - Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn. - Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.  Kết bài: (0.5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề. - Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. 2. Hình thức: (1.5 điểm) - Viết đúng bài nghị luận giải thích. (0.5 điểm) - Luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ. (0.5 điểm) - Dùng từ, đặt câu chuẩn mực, chữ viết cẩn thận, không sai chính tả, trình bày sạch. (0.5 điểm) 3. Sáng tạo cá nhân: (0.5 điểm) - Thể hiện được sự sáng tạo của bản thân trong quá trình làm bài về nội dung hoặc hình thức. (Giáo viên căn cứ vào cách diễn đạt của học sinh để chấm điểm phù hợp) HẾT