Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_2018.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018
- ĐỀ KIỂM TRA 90 PHÚT- MÔN : NGỮ VĂN 12 (Năm học: 2017-2918) I. ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm) : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tha thứ là một trong những đức tính quý báu của con người. Khi để sự phẫn nộ bủa vây tâm trí, ta sẽ không còn đủ tỉnh táo để ứng xử một cách đúng mực, và đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều mối quan hệ. Ngược lại, nếu biết tha thứ, bỏ qua lầm lỗi và thiếu sót, ta sẽ giải thoát mình khỏi vòng luẩn quẩn của sự tổn thương để thanh thản tiến về phía trước. “Khi tha thứ, ta sẽ nhận về sự thanh thản”. Đó là điều mà hầu như ai cũng biết nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Trước kia, tôi luôn cho rằng tha thứ là một đặc ân quá hào phóng mà những người từng gây tổn thương cho tôi không đáng được nhận. “Tại sao tôi phải tha thứ cho họ? Tại sao tôi phải cho họ quyền thanh thản sau những gì họ gây ra cho tôi?”. Nhưng thời gian đã giúp tôi hiểu rằng, khi sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện không hay, tôi sẽ rũ bỏ gánh nặng của sự bi hận đang nặng trĩu tâm trí mình. Người ta không thể tha thứ cho người khác trong một sớm một chiều; cũng không thể tha thứ chỉ bởi vì đó là một việc nên làm. Tha thứ cũng không có nghĩa là ta phải miễn cưỡng gần gũi những người mà ta cần giữ khoảng cách, hoặc quay về quá khứ để sửa đổi lỗi lầm. Đơn giản, tha thứ là sẵn sàng sống với thực tại mà không đay nghiến hay phán xét những sai lầm đã qua. Trước khi tha thứ, hãy dành thời gian để cảm nhận và thấu hiểu cặn kẽ tất cả những khúc mắc trong lòng và để tâm hồn tự tháo bỏ những rào cản đó. Khi thực tâm tha thứ cho người khác, tâm hồn ta sẽ được giải phóng, trí óc ta sẽ không còn vướng bận nỗi đau quá khứ. Tất cả sẽ được bỏ lại sau lưng. Hãy làm như Thượng đế đã làm, hãy tha thứ cho người khác; vì như thế, bạn đã tự tha thứ cho chính mình. (Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton, Ph. D, biên dịch:Thu Trang – Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014) Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, ta sẽ thế nào khi thực tâm tha thứ cho người khác? Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm:“Khi tha thứ, ta sẽ nhận về sự thanh thản”? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chi ̣hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Sống hãy biết tha thứ. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về văn bản sau: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy, bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế? Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”! Tiếng chân người đạp lên trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết, đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về (Trích “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành) HẾT