Đề kiểm tra số 15 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 15 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_15_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra số 15 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 15 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 6 I. Trắc nghiệm(3,5điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. Câu1: Thế nào là văn bản nhật dụng? A. Là các loại văn bản hành chính-công vụ thường ngày. B. Là loại văn bản trình bày diễn biến một sự việc. C. Là loại văn bản sử dụng phối hợp các phương thức biểu đạt. D. Là loại văn bản có nội dung đề cập đến những vấn đề bức thiết của cuộc sống con người thời hiện đại. Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng? A. Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử. B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. C. Cây tre Việt Nam. D. Động Phong Nha. Câu 3: Vấn đề nổi bật có ý nghĩa nhất đặt ra trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì? A. Bảo vệ thiên nhiên và môi trường. C. Phát triển dân số. B. Bảo vệ di sản văn hóa. D. Chống chiến tranh. Câu 4: Vì sao gọi văn bản “Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử” là văn bản nhật dụng? A. Văn bản trình bày quá trình xây dựng cầu Long Biên. B. Văn bản tái hiện những sự kiện lịch sử liên quan đến cầu Long Biên. C. Văn bản trình bày ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên đối với cuộc sống hàng ngày. D. Văn bản miêu tả khung cảnh thiên nhiên quanh cây cầu Long Biên. Câu 5: Câu sau mắc lỗi gì? “Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên”. A. Sai về nghĩa. C. Thiếu vị ngữ. B. Thiếu chủ ngữ. D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu 6: Những nội dung nào bắt buộc có trong đơn? A. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi. B. Đơn gửi ai? ai gửi đơn? gửi để đề đạt nguyện vọng gì? C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng năm gửi. D. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi. Câu 7: Dấu câu nào phù hợp để kết thúc câu sau? “Bây giờ, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường”
  2. A. Dấu ba chấm. C. Dấu hỏi. B. Dấu chấm than. D. Dấu chấm. II. Tự luận(6,5điểm): Câu 1.(1,5điểm): Có mấy kiểu so sánh, là các kiểu nào? Chỉ ra từ so sánh trong các câu sau đây và cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào? a) Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội. (“Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử” - Thúy Lan). b) Dòng nước óng ánh,êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. (“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”- Xi-át-tơn). c) Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ). d) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (“Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”-Tô Hoài) Câu 2.(1,5điểm): Đọc đoạn văn sau: “ Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi”. (Trích:“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”- Xi-át-tơn) Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Giá trị của biện pháp tu từ ấy ? Câu 3.(3,5điểm): Hãy viết đơn xin miễn giảm tiền học thêm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. - Hết -
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 I/ Trắc nghiệm (3,5 điểm): Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm, câu 2 trả lời đúng 1 đáp án được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D C A C B B D Phần II: Tự luận (6,5đ) Câu 1.(1,5điểm): - Có 2 kiểu so sánh (0,25điểm): So sánh ngang bằng và không ngang bằng (0,25điểm). a.(Từ so sánh:như) =>So sánh ngang bằng (0,25điểm). b. (Từ so sánh: đâu chỉ là mà còn ) =>So sánh không ngang bằng (0,25điểm). c. (Từ so sánh:hơn) =>So sánh không ngang bằng (0,25điểm). d. (Từ so sánh:như) =>So sánh ngang bằng (0,25điểm). Câu 2.(1,5điểm): - Học sinh gọi tên đúng biện pháp tu từ: “ so sánh”. (0,5 điểm) - Nêu được tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn bản: (1,0 điểm) + Cách so sánh này nhằm khẳng định quan niệm của người da đỏ về mối quan hệ giữa họ và đất đai quê hương: Đất là mẹ. + Đất đai tuy không sinh ra con người, nhưng những sản vật của nó là nguồn nuôi dưỡng, cung ứng mọi thứ cần thiết cho con người. Con người lớn lên từ đất đai, xứ sở, họ cũng là một phần trong sự sống đa dạng của mảnh đất quê hương. Câu 3.(3,5điểm): *Đơn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau: - Quốc hiệu và tiêu ngữ .(0,25điểm) - Địa điểm và thời gian làm đơn.(0,25điểm) - Tên đơn: Đơn xin miễn giảm tiền học thêm: (0,25 điểm) - Nơi nhận: Kính gửi Ban Giám Hiệu trường (0,5điểm) - Người gửi: Họ tên, nơi học tập, địa chỉ của người viết đơn.(0,5điểm) - Nội dung đơn: +Lí do: hoàn cảnh gia đình khó khăn (0,75điểm) + Nguyện vọng: được miễn giảm tiền học thêm. (0,75điểm) - Cam đoan, cảm ơn và kí, ghi rõ họ tên. (0,25điểm) * Quy định trừ điểm:
  4. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục văn bản hành chính- công vụ là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu 0,75 điểm.