Đề kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2890
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_3_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 6 I.Trắc nghiệm: (3,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng ( mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ) Câu 1: Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào? A. Người kể chuyện B. Chị Cốc C. Dế Mèn D. Dế Choắt Câu 2: Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai? A. Tạ Duy Anh B. Vũ Tú Nam C. Tô Hoài D. Đoàn Giỏi Câu 3: Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai? A. Chú bé Phrăng. B. Thầy giáo Ha-men. C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha-men. D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha-men, bác phó rèn Oat-tơ và cụ Hô-de. Câu 4: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là: A. Tả cảnh sông nước B. Tả người lao động C. Tả cảnh sông nước miền Trung D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc. Câu 5: Để làm được một bài tập làm văn miêu tả, thì cần phải đảm bảo đúng trình tự như thế nào? A. Giới thiệu đối tượng và tả chi tiết. B. Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định. C. Tả chi tiết đối tượng và nêu nhận xét cảm nghĩ. D. Giới thiệu đối tượng, tả chi tiết theo thứ tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ. Câu 6: Phó từ “đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì? A. Chỉ quan hệ thời gian. B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự. C. Chỉ mức độ. D. Chỉ khả năng. Câu 7:Vì sao người anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình? A. Em gái vẽ mình xấu quá. B. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường. C. Em gái vẽ mình bằng cả tài năng, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. D. Em gái vẽ sai về mình. II. Tự luận: ( 6,5 điểm). Câu 1: (1,5 điểm)
  2. “Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”. Em hãy cho biết đoạn văn trên miêu tả nhân vật nào? Chỉ ra các chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật ấy? Câu 2: (1,5 điểm) Ấn tượng chung của người kể về sông nước Cà Mau là gì? Nó được cảm nhận qua những loại cảm giác nào? Câu 3: (3,5 điểm) Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi. - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C D C A D A C Phần II: Tự luận: Câu 1: (1,5 điểm) - (0,5 điểm) Đoạn văn trên miêu tả nhân vật Dế Mèn. - (1 điểm) Chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn: + đôi càng mẫm bóng + những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, + đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi + cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn + hai cái răng đen nhánh + sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng Câu 2: (1,5 điểm) - Ấn tượng chung là sự choáng ngợp trước vẻ hùng vĩ của sông nước Cà Mau. Ấn tượng ấy thể hiện qua hai loại cảm giác: nghe – nhìn. (0,5 điểm) - Tương ứng với hai loại cảm giác: nghe – nhìn là hai hệ thống hình ảnh:(1 điểm) + Hệ thống hình ảnh thị giác: sông ngòi chi chít như mạng nhện; cả ba lớp không gian: trên trời, dưới nước, chung quanh đều toàn một sắc xanh cây lá. (0,5 điểm) + Hệ thống hình ảnh thính giác: tiếng rì rào bất tận của những khu rừng, tiếng rì rào từ biển. (0,5 điểm)
  3. Câu 3: (3,5 điểm) a. Mở bài (0,5 điểm) - Nêu vài nét về khung cảnh sân trường trước giờ ra chơi : vắng vẻ, hàng cây yên ả, nắng chan hòa khắp sân Sân rộng càng thêm rộng - Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Tiếng ồn ào từ các lớp vọng ra. b. Thân bài (2,5 điểm) * Khung cảnh chung - Học sinh từ các lớp ùa ra sân - Sân trường đang vắng lặng trở nên náo nhiệt, âm thanh vang động, màu sắc phòng phú, hoạt động sôi nổi (chạy, nhay, hò hét ) trên khắp mặt sân. * Hoạt động của học sinh:Lần lượt tả hoạt động của các nhóm tiêu biểu. - Nhóm chơi nhảy dây: Hai bạn gái cầm hai đầu dây vung cao. Tiếng dây xé không khí đập xuống đất các bạn khác xếp thành hàng, nhịp nhàng nhảy qua dây - Nhóm chơi đá cầu: Mỗi nhóm ba bốn bạn thi đếm cầu, chân đá cầu, miệng đếm nhóm chia đôi sân mỗi bên bốn năm bạn thi đá (tả kĩ động tác của người đá cầu, người đỡ và đá lại, người theo dõi ). - Nhóm chơi bóng chuyền: Tả kĩ các động tác chạy, ném bóng, bắt bóng, chuyền bóng của bên thắng, bên thua - Nhóm chơi bi: động tác búng bi màu sắc các viên bi - Nhóm tập trung dưới gốc cây trò chuyện hoặc xem tranh ảnh. * Hoạt động thể dục chống mệt mỏi của em và của lớp em - Các trò chơi đang diễn ra sôi nổi thì một hồi trống vang lên báo hiệu hoạt động thể dục bắt đầu. Từng lớp tập trung, hàng ngũ nghiêm chỉnh - Toàn trường tập thể dục theo nhịp trống: tả từng động tác tay, chân, lườn, lưng c. Kết bài (0,5 điểm) - Sau lời hô khẩu hiệu kết thúc hoạt động thể dục chống mệt mỏi, các lớp tập trung trước cửa lớp và lần lượt vào lớp. Sân trường trở lại vắng vẻ. - Nêu cảm nghĩ: Sau giờ ra chơi được hoạt động sôi nổi, mọi người đều sảng khoái khi vào lớp. Thang điểm: - Điểm 3-3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo có vận dụng những phép so sánh , liên tưởng , tưởng tượng về kĩ năng cũng như nội dung, lời văn trong sáng, trôi chảy, sai không quá 3 lỗi các loại. - Điểm 2,5 -3: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện nội dung yêu cầu, diễn đạt đôi chỗ còn vụng, không sáng tạo trong khi tả, sai không quá 6 lỗi các loại. - Điểm 1,5 -2: Chưa đảm bảo được yêu cầu của bài tập làm văn,lời văn lủng củng nhiều chỗ, bài làm bẩn, cẩu thả, sai không quá 8 lỗi các loại. - Điểm 0,5 -1: Không đảm bảo được yêu cầu của bài tập làm văn, lời văn lủng củng, sai nhiều lỗi các loại hoặc viết một vài câu, đoạn có liên quan. - Điểm 0: Không làm được bài (bỏ giấy trắng).