Đề kiểm tra số 4 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 4 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_so_4_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra số 4 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
- ĐỀ SỐ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 6 I.Trắc nghiệm:(3,5 điểm) Khoanh vào đáp án đúng. Câu 1: Văn bản “ Cây tre Việt Nam ” của tác giả nào? A. Đoàn Giỏi B. Thép Mới C. Võ Quảng D. Tô Hoài Câu 2: Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất số nhiều. C. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai. D.Ngôi thứ ba. Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây nêu lên ý nghĩa “Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là phương tiện quan trọng để giữ gìn nền độc lập. A.Lao xao. B.Lòng yêu nước. C.Cây tre Việt Nam. D.Buổi học cuối cùng. Đáp án: D Câu 4: Các thể truyện và phần lớn các thể kí đều thuộc thể loại nào? A.Tự sự B. Trữ tình C. Kịch D. Nghị luận Câu 5: Những dòng nào dưới đây nêu đúng nét độc đáo của cảnh vật trong văn bản “ sông nước Cà Mau”? A.Kênh rạch bủa giăng chi chít. C. Chợ nổi trên sông. B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ. D.Dòng sông trong xanh, êm đềm Câu 6. Câu nào dưới đây không sử dụng phép nhân hóa? A.Cú nói có, vọ nói không. B. Chim ri là dì sáo sậu. C.Trâu ơi ta bảo trâu này. D. Chó treo, mèo đậy. Câu 7: Những câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn? A. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn nền văn hóa lâu đời B. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. C. Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. D. Tre là cánh tay của người nông dân. II. Tự luận ( 6,5 điểm) Câu 1: ( 1,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” a. Đoạn văn trên nằm ở văn bản nào? Của ai? b. Đoạn Văn bản miêu tả cảnh gì? Câu 2: (1,5 điểm) Trong văn bản “Cô Tô”, cảnh đẹp của Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả vào những thời điểm nào? Em thích bức tranh Cô Tô vào thời điểm nào nhất? Vì sao?
- Câu 3: Qua văn bản “ Cô Tô” của Nguyễn Tuân , chúng ta có thể cảm nhận được một phần vẻ đẹp của một Tổ quốc. Bằng tình yêu và cảm nhận của mình, hãy viết một đoạn văn từ 12- 15 câu miêu tả cảnh làng quê của em có sử dụng phép so sánh và nhân hóa? Chỉ ra các phép tu từ đó? - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B C D A A,B,C D A,B,D Phần II: Tự luận: Câu 1: (1,5 điểm) a.( 1 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm). Đoạn văn nằm trong văn bản: + Vượt thác + Tác giả: Võ Quảng b.( 0,5 điểm) Đoạn văn bản miêu tả cảnh Dượng Hương Thư trong lúc chèo thuyền để vượt một chặng đường của cuộc vượt thác đầy khó khăn, thử thách Câu 2: (1,5 điểm) Trong văn bản “Cô tô” vẻ đẹp của Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả quả các thời điểm sau ( 0,5 điểm) - Vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô sau trận bão. - Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô. - Bức tranh sinh hoạt và lao động của những người dân chài vào buổi sáng sớm. HS lựa chọn và giải thích đúng, sâu sắc bức tranh Cô Tô vào 1 trong 3 thời điểm trên, đảm bảo được các ý cơ bản sau : (1 điểm) * Lưu ý học sinh chỉ cần lựa chọn 1 trong ba bức tranh sau: - Vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô sau trận bão: tác giả đã dùng hàng loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (tươi sáng, vàng giòn, trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc ). Các hình ảnh, chi tiết miêu tả đặc sắc có chọn lọc (bầu trời, biển, cây trên núi đảo, bãi cát). Chọn vị trí quan sát từ cao xuống -> khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của Cô Tô. - Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô: được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức trong trẻo tinh khôi. Tác giả dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phục hậu như lòng đỏ một quả trứng ”
- - Bức tranh sinh hoạt và lao động của những người dân chài vào buổi sáng sớm: được tác giả miêu tả tập trung vào địa điểm quanh cái giếng nước ngọt ở ria đảo Cảnh lao động sinh hoạt khẩn trương, tập nập và thanh bình gợi đến sự đông vui của bến hay đất liền. Nhưng sự tập nập ở đây gợi cảm giác đậm đà, mát mẻ bởi sự trong lành Câu 3: (3,5 điểm) Bố cục 3 phần: * Mở đoạn: (0,25 điểm) - Giới thiệu chung về khung cảnh làng quê em - Nêu cảm nhận chung * Thân đoạn:(2 điểm) Miêu tả cảnh làng quê với những nét đặc chưng + Màu sắc + Âm thanh + Lũy tre xanh ,với đồng lúa chín + Hoạt động con người và những tình cảm ấm áp , hồn hậu của con người * Kết đoạn: (0,25 điểm) Cảm nghĩ về làng quê của mình - Có sử dụng ít nhất một biện pháp so sánh (0,25 điểm) - Có sử dụng ít nhất một phép nhân hóa (0,25 điểm) - Chỉ ra được hai biện pháp tu từ được 0,5 điểm