Đề kiểm tra số 7 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 4600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 7 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_7_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra số 7 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 6 I . TRẮC NGHIỆM : ( 3,5 điểm) Khoanh tròn những chữ cái đúng nhất. Câu 1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào? A Người kể chuyện. B. Chị Cốc. C. Dế Mèn. D. Dế Choắt Câu 2: Trong câu văn: “ trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D.Hoán dụ. Câu 3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì ? A. Kênh rạch bủa giăng chi chít. B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ. C. Chợ nổi trên sông. D. Kết hợp cả A, B và C. Câu 4: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và ““Sông nước Cà Mau” là: A.Tả cảnh sông nước. B.Tả người lao động. C.Tả cảnh sông nước miền Trung. D.Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc. Câu 5: Vì sao nói những con vật trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa? A.Chúng vốn là những con người đội lốt vật. B. Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế. C. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy và quan hệ như con người. D. Chúng là những biểu tượng của đạo đức, luân lí. Câu 6: Ý nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi thấy thầy Ha- men đứng dậy “ người tái nhợt” chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao” ? A.Vì Phrăng rất yêu và kính trọng thầy. B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy. C.Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy. D. Vì từ nay trở đi , Phrăng không được học thầy nữa. Câu 7: Trong câu văn: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn”, những cụm động từ: chèo thoát, đổ ra, xuôi về có tác dụng gì? A.Thông báo hoạt động của người chèo thuyền. B. Miêu tả sự hùng vĩ của các dòng kênh rạch, sông ngòi. C. Thông báo hành trình của con thuyền. D. Thông báo trạng thái hoạt động của con thuyền trong những khung cảnh kênh rạch, sông ngòi khác nhau. II. TỰ LUẬN : Câu 1 ( 1,5 điêm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
  2. “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Đoạn văn trên tác giả sử dụng phép tu từ gì? c. Xác định thành phần chính của câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín.’’ Câu 2: (1,5 điểm) Trong phần đầu của văn bản “ Vượt thác” cảnh bãi bờ ven sông được miêu tả bằng những hình ảnh cụ thể nào? Qua sự việc miêu tả của tác giả cảnh thiên nhiên hiện lên như thế nào? Câu 3 : ( 3,5 điểm) Em đã có dịp ngắm một đêm trăng đẹp ở quê mình. Hãy tả lại cảnh đó. - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C A D A C C D Phần II: Tự luận: Câu 1: (1,5 điểm) a.(0,5 điểm) + Đoạn văn được trích trong văn bản “Cây tre Việt Nam”. (0.25 điểm) + Tác giả:Thép Mới. (0.25 điểm) b. + Phép tu từ nhân hóa. (0,5 điểm) c. (0,5 điểm) + Chủ ngữ: Tre (0,25 điểm) + Vị ngữ: giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín ( 0,25 điểm) Câu 2: (1,5 điểm) (Phần trả lời những hình ảnh miêu tả cảnh bãi bờ ven sông ->học sinh trả lời được 1 ý cho 0,25 điểm, trả lời được 2/3 ý cho tối đa 0,5 điểm) * Những hình ảnh miêu tả cảnh bãi bờ ven sông ( 0,5 điểm) - Bãi bờ trải ra bạt ngàn . - Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. - Những dãy núi cao sừng sững. Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. * Qua việc miêu tả cảnh thiên nhiên hiện lên:
  3. + Đa dạng, phong phú, giàu sức sống. ( 0,5đ) + Thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, cổ kính. (0,5đ) Câu 3 : ( 3,5 điểm) 1. Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu chung. - Quê em ở đâu? - Em được thưởng thức đêm trăng đẹp vào dịp nào? 2. Thân bài (2,5 điểm): Tả cảnh đêm trăng. - Trăng lên: ánh trăng toả xuống mặt đất, chiếu sáng mọi nơi. In bóng những ngôi nhà, hàng cây, ánh trăng dát vàng xuống mặt nước. - Càng lên cao, trăng càng sáng. Vầng trăng tròn vành vạnh như đĩa bạc. - Trăng gần gũi với con người. Các trò chơi dưới ánh trăng quê, những câu truyện kể. - Tăng làm khung cảnh quê hương thêm thơ mộng 3. Kết bài (0,5 điểm): Cảm nghĩ của em - Đêm trăng sáng ở quê thật đẹp. - Yêu mến, gắn bó với quê hương