Đề thi 8 tuần học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 135 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trực Ninh

pdf 4 trang thungat 2390
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi 8 tuần học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 135 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trực Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_8_tuan_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_135_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề thi 8 tuần học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 135 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trực Ninh

  1. SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI 8 TUẦN HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017– 2018 TRƯỜNG THPT TRỰC NINH MÔN THI: HÓA HỌC 12 (Đề thi gồm 03 trang, 40 câu) (Thời gian làm bài 50 phút) Mã đề thi: 135 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Al = 27; Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ca = 40; Câu 41: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → Sobitol. X , Y lần lượt là A. tinh bột, glucozơ. B. xenlulozơ, glucozơ. C. xenlulozơ, fructozơ. D. saccarozơ, glucozơ. Câu 42: Cho các phát biểu sau: (1). Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích. (2). Trong công nghiệp tinh bột dùng sản xuất bánh kẹo, hồ dán. (3). Xenlulozơ là nguyên liệu chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh. (4). Trong công nghiệp dược phẩm saccarozơ dùng pha chế thuốc. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 43: Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 20,24 gam E cần vừa đủ 140 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc) và 9,72 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 43,0. B. 21,5. C. 20,2. D. 23,1. Câu 44: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột. C. saccarozơ và fructozơ,tinh bột. D. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Câu 45: Dung dịch amin nào sau đây không làm quỳ tím hóa xanh? A. C2H5NH2. B. CH3NH2 C. (CH3)2NH D. C6H5NH2. Câu 46: Hợp chất CH3-NH-CH2 - CH3 có tên đúng là A. đimetylmetanamin. B. đimetylamin. C. N-etylmetanamin. D. etylmetylamin. Câu 47: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được V lít hỗn hợp Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Z thì có 0,896 lít (đktc) khí thoát ra. Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl dư thì khối lượng muối thu được là A. 6,75 gam. B. 7,87 gam. C. 7,59 gam. D. 7,03 gam. Câu 48: Loại đường nào có nhiều trong mía và củ cải đường ? A. Saccarozơ B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ. Câu 49: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 2,73 gam sobitol với hiệu suất 80% là A. 2,16 gam. B. 2,73 gam. C. 2,7 gam. D. 3,375 gam. Câu 50: Mệnh đề nào sau đây không đúng ? A. Metyl fomat có CTPT là C2H4O2. B. Metyl fomat là este của axit etanoic. C. Metyl fomat có thể tham gia phản ứng tráng bạc. D. Thuỷ phân metyl fomat trong môi trường axit tạo thành ancol metylic và axit fomic. Câu 51: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc hiđrocacbon. B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin. C. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin thành amin no, chưa no và thơm. D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân. – Chuyên trang đề thi thử Hóa Trang 1/5 – Mã đề thi 135
  2. Câu 52: Thủy phân 17,8 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 bằng 350 ml dung dịch KOH 0,2M thu được glixerol và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 19,88. B. 19,32. C. 18,76. D. 7,00. Câu 53: Este nào sau đây thủy phân cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc ? A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH=CH-CH3. C. HCOOCH2CH=CH2. D. CH3COOC2H5. Câu 54: Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam một este đơn chức X thu được 13,44 lit khí CO2 (đktc) và 10,8 gam nước.Công thức phân tử của X là A. C2H4O2 B. C5H8O2 C. C4H8O2 D. C3H6O2 Câu 55: Amin nào sau đây là amin bậc hai ? A. (CH3)3N. B. CH3NH2. C. CH3-NH-CH3. D. C6H5NH2. Câu 56: Lên men a (g) glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 7,5 g kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng so với dung dịch nước vôi trong ban đầu giảm 2,55 g. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%, giá trị của a là A. 22,5. B. 11,25. C. 10,125. D. 9,1125. Câu 57: Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 58: Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n. B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n. C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n. D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n. Câu 59: Tính khối lươṇ g xelulozotrinitrat taọ ra khi cho 24,3 gam xenlulozơ tác duṇ g HNO3 dư. A. 43,5 g. B. 44,55 g. C. 45,45g D. 51,3 g. Câu 60: Xà phòng hoá hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V là A. 600 ml. B. 500 ml. C. 400 ml. D. 200 ml. Câu 61: Đốt cháy hoàn toàn 0,495 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,905 mol O2, tạo ra 21,6 gam H2O. Nếu cho 0,5775 mol X vào dung dich Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là A. 0,70 B. 0,60 C. 0,40 D. 1.2. Câu 62: Cho các phản ứng: to XNaOHC  3 H ONaYCH6532 CHOH O o YNaOHTNa  22 COCaO, t 23 to CH32 CHOCu  2() OHNaOHZ CaO, to ZNaOHTNa  CO 23 Công thức phân tử của X là A. C12H20O6. B. C11H12O4. C. C11H10O4. D. C12H14O4 Câu 63: Trong số các hợp chất hữu cơ có công thức C4H8O2, số hợp chất đơn chức mạch hở tác dụng được với dung dịch NaOH không tác dụng với Na là A. 4 B. 5 C. 6 D. 2 Câu 64: Tripanmitin có công thức là A. (C15H29COO)3C3H5 . B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5 D. (C17H35COO)3C3H5 . Câu 65: Este có mùi dứa là A. metyl axetat. B. etyl butirat. C. Etyl axetat. D. Isoamyl axetat. Câu 66: Chất X có công thức: CH3COOC2H5. Tên gọi của X là A. vinyl propioat. B. vinyl axetat. C. etyl axetat. D. etyl propioat. Câu 67: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 400 thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%. A. 2785,0 ml. B. 2300,0 ml. C. 3194,4 ml. D. 2875,0 ml. – Chuyên trang đề thi thử Hóa Trang 2/5 – Mã đề thi 135
  3. Câu 68: Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp nào sau đây khi có axit H2SO4 đặc làm xúc tác? A. Phenol và axit cacboxylic. B. Ancol và axit cacbonyl. C. Phenol và axit cacbonyl. D. Ancol và axit cacboxylic. Câu 69: Lên men 360 gam glucozơ tạo thành ancol etylic (với hiệu suất của phản ứng lên men đạt 80%), khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 320. B. 400. C. 200. D. 160. Câu 70: Tính thể tính dung dịch HNO3 96% (D = 1,53 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 29,7 gam xenlulozơ trinitrat. A. 11,86 ml. B. 4,29 ml. C. 12,87 ml. D. 3,95 ml. Câu 71: Sản phảm cuối cùng khi thủy phân tinh bột là A. xenlulozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. fructozơ. Câu 72: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 32,4 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,3 M B. 6,0 M C. 3,0 M D. 0,6 M Câu 73: Chất thuôc̣ loại polisaccarit là A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. xenlulozơ. Câu 74: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 60%. Dung dịnh sau phản ứng chia thành hai phần bằng nhau. Phần I tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được x mol Ag. Phần II làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa y mol brom. Giá trị của x, y lần lượt là A. 0,32; 0,1. B. 0,12; 0,06. C. 0,24; 0,06. D. 0,48; 0,12. Câu 75: Thực hiện phản ứng este hóa 4,6 gam ancol etylic và 12 gam axit axetic với hiệu suất đạt 80% thì khối lượng este thu được là A. 3,52g. B. 7,04g. C. 14,08g. D. 10,56g. Câu 76: Chất nào sau đây chiếm khoảng 30% trong mật ong? A. saccarozơ. B. fructozơ. C. glucozơ. D. mantozơ. Câu 77: Cho anilin vào nước, lắc đều. Thêm lần lượt dung dịch HCl dư, rồi dung dịch NaOH dư, hiện tượng quan sát được là A. Dung dịch bị đục, sau đó trong suốt. B. Lúc đầu trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp. C. Dung dịch bị đục, rồi trong suốt, sau đó bị đục. D. Lúc đầu trong suốt, sau đó phân lớp. Câu 78: Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn X được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 21,8. B. 19,8. C. 14,2. D. 8,2. Câu 79: Saccarozơ và glucozơ đều có A. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit. B. phản ứng với dung dịch NaCl. C. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. D. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. Câu 80: Câu nào dưới đây đúng ? A. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. B. Chất béo là chất rắn không tan trong nước. C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. D. Chất béo là trieste của gilxerol với axit. HẾT – Chuyên trang đề thi thử Hóa Trang 3/5 – Mã đề thi 135
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA 41 B 51 B 61 A 71 B 42 A 52 A 62 C 72 C 43 B 53 B 63 A 73 D 44 D 54 C 64 C 74 C 45 D 55 C 65 B 75 B 46 D 56 B 66 C 76 C 47 A 57 D 67 D 77 C 48 A 58 D 68 D 78 A 49 D 59 B 69 A 79 D 50 B 60 A 70 C 80 A – Chuyên trang đề thi thử Hóa Trang 4/5 – Mã đề thi 135