Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tủa Chùa

doc 2 trang thungat 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tủa Chùa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_10_nam.doc
  • docđáp án HSG 10 2017-2018 THI THU.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tủa Chùa

  1. SỞ GD & ĐT ĐIÊN BIÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT TỦA CHÙA NĂM 2017 – 2018 Môn: Hóa Lớp 10 Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI Câu 1 (4 điểm). 1. Một hợp chất được tạo được từ M+ và X2-. Tổng số hạt nhân p, n, e trong phân tử M2X là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối M+ lớn hơn số khối ion X2- là 23. Tổng số hạt p, n, e trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. a) Viết cấu hình electron của M+ và X2-. b) Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn. 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron. a) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O b) HNO3 + H2S → S + NO + H2O Câu 2 ( 2 điểm).Các khí A,B,C lần lượt được điều chế bằng cách cho dung dịch axit clohđric tác dụng với các chất rắn : Natri sunfit,Sắt(II) sunfua,Kalipemanganat. a.Viết phương trình phản ứng điều chế A,B,C b.Tiến hành các thí nghiệm sau: + Sục khí A vào dung dịch khí B + Sục khí C lần lượt vào dung dịch khí A,B. + Cho khí C tác dụng lần lượt với KOH ở điều kiện thường và KOH điều kiện 1000 C Câu 3 (5 điểm). 1. Hoàn thành dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện, nếu có) 1 2 3 4 5 6 KI  I 2  HI  HCl  KCl  Cl2  H 2 SO4 2. Hòa tan 94,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (ở đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối. Tìm giá trị của m. Câu 4 (6 điểm). 1. Bán kính của nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử của kẽm lân lượt o bằng 1,38A và 65g/mol. o a. Tính khối lượng riêng của kẽm (1A = 10-8cm). b. Biết kẽm không phải là khối đặc, mà có khoảng trống, thể tích thực của kẽm chỉ bằng 72,5% thể tích đo được. Tính khối lượng riêng của kẽm. 2. Trộn a gam Fe và b gam S rồi nung một thời gian trong bình kín không có oxi. Sau phản ứng đem phần chất rắn thu được cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 3,8 gam chất rắn X không tan, dung dịch Y và 4,48 lít khí Z (đktc). Dẫn Z qua dung dịch Cu(NO3)2 thu được 9,6 gam kết tủa đen. - 1 -
  2. a) Tính a và b. b) Khi nung nóng hỗn hợp có bao nhiêu phần trăm Fe, bao nhiêu phần trăm S phản ứng. Câu 5 (3 điểm). Chỉ dùng axit HCl loãng phân biệt các chất NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có (Cho: H = 1, S = 32, Cu = 64, Mg = 24, Al = 27, Fe = 56, Cl = 35,5, N= 14, O = 16). H (Z= 1), K (Z= 39), O (Z= 8), S (Z = 16), Cl (Z= 17), Mg (Z = 12). Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn - 2 -