Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2630
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_7_na.doc

Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 7 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,0 điểm): Phát hiện và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ trong đoạn trích sau: “Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”. (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương) Câu 2 ( 3,0 điểm): Văn bản “ Mẹ tôi” của nhà văn Ét-môn- đô đơ A-mi-xi nói về đề tài tình mẫu tử. Từ tình huống En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến chơi, người bố đã viết bức tâm thư gửi con trong đó có đoạn: Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng Em hiểu như thế nào về lời tâm sự trên? Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về tình mẫu tử của con người trong cuộc sống. Câu 3 (6,0 điểm): Nhận xét về văn học trung đại Việt Nam ( giai đoạn thế kỉ X đến thế kỉ XV) có nhận định cho rằng: Một trong những nét nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn này là tình cảm yêu nước sâu sắc, thiết tha. Qua một số văn bản đã hoc: Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Hết ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. UBND HUYỆN YÊN LẠC HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 7 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: NGỮ VĂN ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,0 điểm) - Học sinh chỉ ra được phép tu từ mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là: điệp ngữ: Tôi yêu, yêu; điệp cấu trúc câu (0.25đ). - Tác dụng việc sử dụng biện pháp trên: (0,75đ) + Để tác giả bộc lộ tình yêu nồng nàn, thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình. + Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẽ đẹp và nét riêng của thành phố. Đó là sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên khí hậu đặc biệt của Sài Gòn, về không khí, nhịp điệu của cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau ( Đêm Khuya ., phố phường náo động, dập dìu xe cộ giờ cao điểm, cái tỉnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu, thanh sạch) với tác giả cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. Câu 2: ( 3,0 điểm) Học sinh cần nêu được các ý cơ bản sau: * Câu nói là lời tâm sư của người bố khi chứng kiến con có những lời nói thiếu lễ độ với mẹ . Người bố muốn nhắc nhở con: Dù con có trưởng thành con vẫn cần được mẹ yêu thương, nếu không có tình yêu của mẹ con sẽ làm con yếu đuối, khiếm khuyết về tinh thần, vì vậy con không được làm mẹ đau lòng. Câu nói đã khẳng định vai trò của tình mẫu tử và nhắc nhở mội người về đạo hiếu làm con.(0,5 điểm) * Suy nghĩ về tình mẫu tử: ( 2, 5điểm) - Tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương , che chở, bảo vệ của người mẹ dành cho con. Là lòng biết ơn kính trọng của con cái với cha mẹ.(0,25 điểm) - Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi: + Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: mẹ mang năng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời + Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. + Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (1,0 điểm) - Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc , còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh ( dẫn chứng). (0,5 điểm) - Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó. (0,5 điểm) - Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ(0,25 điểm) Câu 3: ( 6,0 điểm) I. Yêu cầu chung:
  3. -Về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài vănnghị luận văn học).Bài viết có bố cục rõ ràng. Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn. - Về kiến thức: làm rõ được tình cảm yêu nước qua một số bài thơ trữ tình trung đại thời đại Lý, Trần. II. Yêu cầu cụ thể: HS có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: 1. Mở bài: (0,25 điểm) - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm yêu nước trong thơ văn trung đại (thế ki X- XV) - Dẫn nhận định 2. Thân bài: (5,5 điểm) Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: a. Giải thích: (0,5 điểm) - Hoàn cảnh lịch sử: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV dân tộc luôn phải chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang. Nhiều công cuộc vệ quốc diễn ra và lập được nhiều chiến công hiển hách. Tình cảm yêu nước trở thành tình cảm bao trùm trong văn học đặc biệt là các áng thơ trữ tình như: Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng - Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú: Thề hiện lòng tự hào dân tộc: chủ quyền về lãnh thổ, thể hiện hào khí chiến thắng; nêucao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước; khát vọngthái bình thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. b. Chứng minh: (4,5 điểm) * Lòng tự hào dân tộc: (1,5 điểm) - Nam quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Đại Việt khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ : + Câu khai đề: Hình ảnh “Nam quốc sơn hà” là tương trựng cho thế núi, hình sông vừa hài hòa vừa hung vĩ nên thơ. “ Đế” là một từ đa nghĩa vừa chỉ hoàng đế - thiên tử, vừa tượng trưng cho quyện lực cao nhất, nhân quyền đầy đủ nhất, đại diện cho quốc gia dân tộc. Việc nhà Lý xưng đế đã khẳng định vị thế bình đẳng của vua Đại Việt với trung Hoa phong kiến -> khẳng định lãnh thổ nước Đại Việt là do người Việt làm chủ + Câu thừa đề: Nêu ra căn cứ của nền độc lập. Từ “thiên thư”- sách trời để tỏ rõ sự phận định rõ ràng giữa hai lãnh thổ, đó là cơ sở pháp lí của chủ quyền độc lập không gì có thể chối cãi . Và đó là cái gốc của nền độc lập - Phò giá về kinh Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông-Nguyên xâm lược: Hai câu đầu với giọng điệu hùng tráng, sử dụng các động từ mạng ở đầu câu: đoạt, cầm, cùng hai địa danh liên tiếp đã làm nổi bật những chiến công lẫy lừng: cuộc cướp giáo ở bến Chương Dương, trận chiến bắt giặc ở cửa Hàm Tử avf niềm tự hào của tác giả, của dân tộc về những trang sử đấu tranh vẻ vang-> vẽ lên hào khí chiến thắng của dân tộc trong lịch sử chống giặc Nguyên- Mông. * Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước: (0,75 điểm) Nam quốc sơn hà
  4. - Câu chuyển đề: Là câu hỏi tu từ có ý nghĩa chỉ thẳng vạch mặt sự phi nghĩa của chiến tranh xâm lược, sự bá quyền của nhà Tống. Đồng thời đề cao chính nghĩa và nền độc lập Đại Việt. Tỏ rõ thái độ bất bình không khoan nhượng với kẻ xâm lược - Câu hợp đề: Là một câu khẳng định lòng tin vào nền độc lập tự chủ. Sức mạnh của lực lượng chính nghĩa và sự thất bại không thể tránh khỏi của kẻ thù nếu xâm lược Đại Việt -> Lòng quyết tâm , sẵn sàng hi sinh của dân tộc để bảo vệ nền độc lập chủ quyền. * Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta: (0,75 điểm) Phò giá về kinh : - Câu chuyển đề: Tác giả vừa nêu lên mong ước, vừa nêu lên nhiệm vụ của người dân: để có một đất nước thái bình thì mỗi một người dân phải dốc hết tâm huyết sức lựcđể đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước thaais bình thịnh trị -> sự quan tâm của một vị vương tứi vận mệnh của đất nước, cuộc sống của con dân, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả. - Câu hợp đề: tlaf kết quả của việc gắng sức xây dựng đất nước thái bình thì đất nước luôn tồn tại, phát triển thịnh trị vững mạnh ngàn thu -> sức mạnh của lòng yêu và sự cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước. * Sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã: (1,5 điểm) Thiên Trường vãn vọng - Hai câu đầu: gợi ra cảnh vật ở phủ Thiên Trường trong ánh sáng mờ mờ khói phủ, rất trầm lắng nên thơ êm dịu .Cảnh vật vào thời khắc chập chờn ngày nhường chỗ cho đêm. Quang cảnh đẹp hiện lên trong không khí êm đềm, tĩnh lặng, mọi vật như chìm trong sương khói. Vẻ đẹp thân thuộc của vùng nông thôn Việt Nam - Hai câu cuối: Hình ảnh đứa trẻ chăn trâu lùa đàn ra súc về làng, con nào con nấy bụng tròn căng trong tiếng sáo văng vẳng vẽ nên cuộc sống ấm no thanh bình nơi đây. Hình ảnh từng đôi cò trắng liệng xuống đồng dập dờn vui mắt làm cho cảnh làng quê càng thêm thơ mộng, thanh bình, no ấm => Bài thơ vẽ ra cảnh làng quê thơ mộng, thanh bình no ấm;tấm lòng của vị vua hiền với nhân dân, đất nước, mong ước một cuộc sống hạnh phúc ấm no. c. Đánh giá: ( 0,5 điểm) - Ba bài thơ đều viết theo thể tứ tuyệt đều thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước của dân tộc với nhiều biểu hiện phong phú. Đó là tình cảm trung quân ái quốc. - Thể hiện truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dựng nước và giữ nước của dân tộc . 3. Kết bài: ( 0,25 điểm) - Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại ViệtNam nói chung và ba bài thơ nói riêng. - Liên hệ bản thân.