Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS môn Sinh học - Năm học 2015-2016
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS môn Sinh học - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giao_vien_day_gioi_cap_thcs_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2015.doc
Nội dung text: Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS môn Sinh học - Năm học 2015-2016
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: SINH HỌC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Phân biệt sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng. Câu 2: (2 điểm) 1. Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật điển hình. 2. Phân biệt tế bào động vật giống và tế bào thực vật. 3. Hãy nêu ý nghĩa của những điểm khác nhau nêu trên. Câu 3: (2 điểm) Phân tích các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước. Câu 4: (2 điểm) Phân tích ưu điểm và hạn chế của từng biện pháp chính để phòng chống sâu bọ phá hại cây trồng. Câu 5: (2 điểm) Phân biệt vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ ở người. Câu 6: (2 điểm) Phân tích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa trong quá trình chuyển hóa nội bào. Câu 7: (2 điểm) Tại sao từ một tế bào lưỡng bội 2n qua một chu kì nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n giống nhau và giống tế bào mẹ nhưng qua một chu kì giảm phân lại tạo ra 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n? Câu 8: (2 điểm) 1. Prôtêin có phải là vật chất di truyền không? Giải thích. 2. Vì sao sự sống không thể thiếu prôtêin? Câu 9: (2 điểm) Một đoạn mạch của gen (D) có cấu trúc như sau: 3, ATX – GGA – TTG – AXT – TGG – GTT – XXX 5, 5, TAG – XXT – AAX – TGA – AXX – XAA – GGG 3, 1. Xác định trình tự đơn phân trên phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên. 2. Đoạn mạch mARN trên đã được tổng hợp theo những nguyên tắc nào? Trình bày nội dung các nguyên tắc đó. 3. Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen mARN ? 4. Do tác dụng phóng xạ gen (D) bị mất cặp nuclêôtít số 7 và trở thành gen (d). Hãy cho biết: Số liên kết Hyđrô, khối lượng, chiều dài của đoạn gen (d) thay đổi như thế nào so với đoạn gen (D)? Câu 10: (2 điểm) Trong một nghiên cứu người ta thấy: Bét kí sinh trên trâu, trong cơ thể bét lại có nhiều động vật nguyên sinh sinh sống và động vật nguyên sinh lại là vật chủ của nhiều vi khuẩn, đôi khi vi khuẩn lại có thể bị siêu vi khuẩn kí sinh˝. 1. Vật kí sinh có được xem là mắt xích của chuỗi thức ăn không? Vì sao? 2. Hãy viết sơ đồ biểu diễn mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật nói trên. 3. Sơ đồ vừa biểu diễn ở trên có phải là một ví dụ về chuỗi thức ăn hay không? Giải thích. Hết ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI MÔN: SINH HỌC.
- NĂM HỌC 2015 – 2016. (Gồm 3 trang) Câu Nội dung Điểm Đặc điểm Sinh vật tự dưỡng Sinh vật dị dưỡng phân biệt Tất cả cây xanh, một số vi Tất cả động vật, một số mấm, đa số vi Sinh vật khuẩn, tảo. khuẩn. 0,5 Có khả năng tự tổng hợp các Không có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể mà Đặc điểm từ các chất vô cơ đơn giản. phải sử dụng chất hữu cơ có sẵn tạo nên các chất đặc trưng của cơ thể. 0,5 1. - Năng lượng ánh sáng mặt trời Năng lượng lấy từ năng lượng được Nguồn năng nhờ có chất diệp lục. tích lũy trong thức ăn. lượng sử Hoặc năng lượng được tạo ra từ dụng tổng các phản ứng hóa học ở vi khuẩn hợp các chất. thực hiện. 0,5 Nhóm quang hợp. Nhóm dị dưỡng toàn phần. Nhóm hóa tổng hợp. Nhóm cộng sinh. Phân loại Nhóm hoại sinh. Nhóm ký sinh 0,5 1. Vẽ và ghi chú đúng sơ đồ cấu tạo thực vật.Yêu cầu có đầy đủ các bộ phận: (1. Vách tế bào; 2. màng sinh chất; 3. Chất tế bào. Gồm có chất diệp lục, không bào và 4. Nhân tế bào ) 0,5 2. Phân biệt tế bào thực vật với tế bào động vật: Tế bào thực vật Tế bào động vật Có màng xenlulôzơ tạo thành vách tế bào. Chỉ có màng sinh chất. 0,25 Có diệp lục Không có diệp lục 0,25 2. Không có trung thể Có trung thể 0,25 Không bào lớn. Không bào nhỏ 0,25 3. Ý nghĩa của sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật Thực vật và động vật tiến hóa theo 2 hướng khác nhau: - Tế bào thực vật có diệp lục cấu tạo nên cơ thể thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (tự dưỡng); - Tế bào động vật không có diệp lục cấu tạo nên cơ thể động vật không có khả năng tự dưỡng, lấy chất hữu cơ sẵn có (dị dưỡng). 0,5 Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước. Đặc điểm cấu tạo Ý nghĩa thích nghi Đầu gắn với mình thành một Giúp ếch rẽ nước dễ dàng khi bơi khối và nhọn về phía trước 0,5 Mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu Giúp ếch lấy được oxy khi khí cung cấp cho phổi hô hấp, 3. đồng thời tăng khả năng quan sát môi trường khi bơi trong nước 0,5 Chi sau có màng nối các ngón Giúp ếch đẩy nước khi bơi 0,5 Da có chất nhầy Làm giảm bớt sức cản của nước tác dụng và giúp sự di chuyển các chất khí qua da tạo sự dễ dàng trong hô hấp 0,5 * Những ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp diệt sau bọ gây hại cây trồng. Biện pháp Ưu điểm Hạn chế 4. Biện pháp Đơn giản, ít tốn kém, không Hiệu quả không cao, không diệt được nhanh cơ học gây ô nhiễm môi trường nhiều sâu bọ. 0,5
- Biện pháp Diệt được nhiều sâu bọ trên Tốn kém, ô nhiễm môi trường, có hại cho sinh hóa học diện rộng, nhanh vật có lợi, làm mất cân bằng sinh thái. 0,5 Tiêu diệt nhiều sinh vật gây Biện pháp sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có Biện pháp hại, tránh ô nhiễm môi khí hậu ổn định. sinh học trường. Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật có hại. 0,5 Biện pháp Không gây ô nhiễm môi Đòi hỏi người sử dụng phải có sự hiểu biết canh tác trường chuyên môn cao. 0,5 Phân biệt vòng tuần hoàn lớn – vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn lớn Vòng tuần hoàn nhỏ - Xuất phát từ tâm thất trái đem máu đỏ - Xuất phát từ tâm thất phải đem máu đỏ thẫm tươi( giàu oxi) và dinh dưỡng theo động (nghèo oxi, nhiều CO2) theo 2 động mạch mạch chủ đi đến các cơ quan. phổi đi đến phổi. 0,5 - Sự trao đổi chất xẩy ra giữa máu và tế - Sự trao đổi khí xẩy ra giữa máu và phế nang 5. bào 0,5 - sau trao đổi khí máu trở nên nghèo oxi - sau trao đổi khí máu trở nên giàu oxi và trở và trở về tim ở tâm nhĩ phải về tim ở tâm nhĩ trái 0,5 - vai trò cung cấp oxi và dinh dưỡng cho - vai trò đưa khí cacbonic từ máu qua phế tế bào; mang khí cacbonic và chất thải nang để thải ra ngoài môi trường và nhận khí khỏi tế bào đến cơ quan bài tiết. oxi cho máu. 0,5 Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa trong quá trình chuyển hóa nội bào: Đồng hóa Dị hóa -Là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu - Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đơn giản sẵn có trong tế bào thành các được tích lũy trong tế bào thành các chất đơn chất đặc trưng của tế bào từ đồng thời tích giản, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải lúy năng lượng trong các liên kết hóa học. phóng năng lượng, cung cấp cho các hoạt động của tế bào. 0,5 - Quá trình đồng hóa đòi hỏi cung cấp - Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi 6. năng lượng. Vật chất được tổng hợp nên hoạt động sống của tế bào, trong đó có sự có tích lũy năng lượng cung cấp cho quá tổng hợp chất mới trong quá trình đồng hóa trình dị hóa. tiếp theo. 0,5 - Không có dị hóa thì không có năng lượng - Không có đồng hóa thì không có vật cung cấp cho quá trình đồng hóa và các hoạt chất để sử dụng trong quá trình dị hóa. động khác của tế bào 0,5 Như vậy : đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập nhưng thống nhát với nhau trong quá trình chuyển hóa vật chật và năng lượng trong tế bào. 0,5 Trong 1 chu kỳ nguyên phân: Bộ NST 2n của tế bào mẹ được nhân đôi một lần ở kì trung gian. Diễn ra một lần phân li đồng đều của các NST ở kì sau. Tế bào phân chia 1 lần 2 tế bào con. Vì vậy từ 1 tế bào mẹ chứa 2n NST qua 1 chu kỳ nguyên phân đã tạo ra 2 tế bào con 7. có bộ NST 2n (giống như ở tế bào mẹ) 1,0 Trong giảm phân: Bộ NST 2n của tế bào mẹ được nhân đôi một lần ở kì trung gian lần phân bào thứ nhất. Diễn ra 2 lần phân chia của các NST ở kì sau I và kì sau II. Tế bào phân chia 2 lần 4 tế bào con. Vì vậy từ 1 tế bào mẹ chứa 2n NST qua giảm phân đã tạo ra 4 tế bào con có bộ NST 1,0
- n (giảm đi 1 nửa so với tế bào mẹ ban đầu) . 1. Prôtêin không phải là vật chất di truyền. Vì Prôtêin không có đầy đủ các tiêu chuẩn của vật chất di truyền đó là: - Prôtêin không mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài. - Prôtêin không có khả năng tự nhân đôi. - Prôtêin không được sử dụng làm khuôn mẫu để tạo ra các sản phẩm cần thiết cho tế bào, mà prôtêin là sản phẩm cần thiết cho tế bào - Prôtêin không có khả năng tự biến đổi 1,0 2. Sự sống không thể thiếu Prôtêin vì: Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng quan trọng đối 8. với cơ thể sống: - Là thành phần cấu trúc của tế bào và cơ thể . - Xúc tác và điều hoà quá trình trao đổi chất - Bảo vệ cơ thể - Vận chuyển ,cung cấp năng lượng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào. - Biểu hiện thành tính trạng của cơ thể Không có các chức năng nêu trên, sự sống không tồn tại. Vì vậy sự sống không thể thiếu prôtêin. 1,0 1. Mạch mang thông tin di truyền (mạch mã hóa) là mạch đọc theo chiều từ 5’ – 3’ Vì vậy có 2 trường hợp xác định trình tự đơn phân trên phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên. Trường hợp 1: Mạch mã hóa là mạch 5’ TAG GGG 3’ trình tự đơn phân trên mARN do gen tổng hợp là : 3’ AUX – GGA – UUG – AXU – AXX – GUU – XXX 5’ 0,25 Trường hợp 2 : Mạch mã hóa là mạch 5’ XXX XTA 3’ trình tự đơn phân trên mARN do gen tổng hợp là : 3’ GGG – AAX – XXA – AGU – XAA – UXX – GAU 5’ 0,25 2. Đoạn mạch trên (sự tổng hợp ARN) được tổng hợp theo 2 nguyên tắc: Nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung. - Nguyên tắc khuôn mẫu: một mạch đơn của gen được sử dụng làm khuôn mẫu trong quá trình tổng hợp mARN. - Nguyên tắc bổ sung: trong quá trình tổng hợp mARN có sự bắt cặp giữa các nuclêôtít 9. trên mạch khuôn của gen và các nuclêôtít của môi trường nội bào theo nguyên tắc: A trên mạch khuôn của gen kết hợp với U của môi trường nội bào; T trên mạch khuôn của gen kết hợp với A của môi trường nội bào; G trên mạch khuôn của gen kết hợp với X của môi trường nội bào; X trên mạch khuôn của gen kết hợp với G của môi trường nội bào. 0,5 3. Bản chất mối quan hệ gen mARN: gen là khuôn mẫu tổng hợp mARN. Trong đó trình tự các nuclêôtít trên mạch khuôn của gen qui định trình tự sắp xếp của các nuclêôtít trên mạch mARN. 0,5 4. Cặp nu số 7 của gen hoặc là cặp A –T, hoặc là cặp G – X. Sự thay đổi của gen d (đoạn gen bị đột biến) so với gen D ( đoạn Trường hợp mất cặp gen ban đầu) nu số 7 Khối lượng Số liên kết Hidro Chiều dài Mất cặp A – T Giảm 600 đvC Giảm 2 liên kết Giảm 3,4 A0 Mất cặp G – X Giảm 600 đvC Giảm 3 liên kết Giảm 3,4 A0 0,5 1. Vật kí sinh là mắt xích của chuỗi thức ăn. Chúng thuộc thành phần sinh vật tiêu thụ. 0,5 2. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ dinh dưỡng: 10. Trâu Bét Động vật nguyên sinh Vi khuẩn Siêu vi khuẩn 0,5 3. Sơ đồ vừa biểu diễn ở trên không phải là một ví dụ về chuỗi thức ăn. 0,5 - Trâu là sinh vật tiêu thụ (không phải là sinh vật khởi đầu của 1 chuỗi thức ăn) 0,5 Hết