Đề thi giáo viên giỏi cấp THCS môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017

doc 4 trang thungat 3850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi cấp THCS môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_gioi_cap_thcs_mon_ngu_van_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề thi giáo viên giỏi cấp THCS môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016-2017_MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề) I.Phần nhận thức chung: (2 điểm) Đồng chí nêu các nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 bậc trung học của Phòng GD&ĐT Bình Xuyên? Trong phần các nhiệm vụ trọng tâm có viết “Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh (HS)”, đông chí hiểu như thế nào về vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh? Là giáo viên, đồng chí thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? II. Phần kiến thức chuyên môn: (8 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Quê hương là bàn tay mẹ Dịu dàng hái lá mồng tơi Bát canh ngọt ngào tỏa khói Sau chiều tan học mưa rơi Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời Quê hương là dòng sữa mẹ Thơm thơm giọt xuống bên nôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. (Trích Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân) a) Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ. Nhà thơ muốn gửi gắm bài học đầu tiên cho con là gì? b) Trong đoạn thơ, tác giả đã định nghĩa như thế nào về “quê hương”? c) Lí giải tại sao tác giả lại cho rằng: Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người? Câu 2 (2,5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương ” (Lão Hạc - Nam Cao, Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2011) a) Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào? Tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào để thể hiện nhân vật? b) Nhà văn Nam Cao muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua đoạn trích? c) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp đó. Câu 3 (4,0 điểm): Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Hãy phân tích chi tiết "chiếc bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam X- ương" của Nguyễn Dữ để làm rõ điều đó. Hết
  2. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI GVDG CẤP THCS PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 – 2017 ——————— MÔN NGỮ VĂN ———————— Câu Nội dung Điểm 1 (1,5 a) Chỉ ra được phương thức biểu đạt và hiểu nội dung đoạn thơ: điểm) - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. 0,25 - Nhà thơ muốn gửi gắm bài học đầu tiên cho con: Cần biết yêu thương gắn bó với quê hương. 0,25 b) Tác giả đã định nghĩa “quê hương” trong đoạn thơ : Quê hương là những gì gần gũi thân thuộc nhất với mỗi con người, gắn bó với con người từ thủa ấu thơ đến khi 0,5 khôn lớn trưởng thành như: bàn tay mẹ, vàng hoa mướp, hồng tím dậu mồng tơi, dòng sữa mẹ c) Tác giả cho rằng: Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người. 0,5 Bởi vì: Mỗi người dù đã khôn lớn trưởng thành, dù đi xa đến đâu đều lưu giữ hình ảnh quê hương trong trái tim mình. Nếu ai đó không biết yêu quê hương mình thì tâm hồn và nhân cách chưa được hoàn thiện. Câu 2 a) Xác định được: (2,5 - Lời của nhân vật ông giáo. 0,25 điểm) - Hình thức ngôn ngữ: độc thoại nội tâm. b) Thông điệp nhà văn Nam Cao muốn gửi đến người đọc: Nam Cao muốn khẳng định một thái độ, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo, 0,25 không nhìn những người xung quanh bằng cái nhìn phiến diện, bằng cặp mắt lạnh lùng, vô cảm đầy định kiến, mà phải nhìn nhận bằng sự thông cảm, thấu hiểu đầy lòng nhân ái. c) Viết đoạn văn nghị luận * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm một đoạn văn nghị luận theo yêu cầu của đề bài. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ. - Không mắc các lỗi diễn đạt. * Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu được vấn đề đặt ra từ đoạn văn của Nam Cao 0,25 - Giải thích ngắn gọn ý kiến + Không cố tìm mà hiểu họ: không quan tâm, không tìm hiểu, tiếp xúc nhiều để 0,25 thấu hiểu bản chất tốt đẹp bên trong, chỉ nhìn hình thức, dáng vẻ và biểu hiện bề ngoài. + Chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, bỉ ổi: chỉ nhận thấy mặt xấu, hạn chế và đáng ghét của người khác. + Ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương, không bao giờ ta thương: thờ ơ, vô cảm, thậm chí ác cảm và coi thường những người không đáng bị đối xử như vậy. - Suy nghĩ về thông điệp của tác giả: + Khi nhìn nhận, đánh giá con người mỗi chúng ta cần hiểu con người ở chiều sâu 1,5 tâm hồn, tính cách của họ giúp ta nhận ra bản chất, giá trị tốt đẹp của họ để có thái độ và cách hành xử đúng mực.
  3. + Hiểu biết đúng về một con người là cơ sở để chia sẻ, đồng cảm, trân trọng, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Hiểu không đúng về con người xung quanh, ta sẽ có cái nhìn phiến diện, đánh giá sai lầm về họ rồi dẫn đến cách hành xử lệch lạc. + Phê phán cách đánh giá phiến diện, chỉ nhìn thấy những khiếm khuyết của người khác mà mất đi lòng tin yêu con người và cuộc sống. + Để hiểu những người xung quanh, bản thân mỗi chúng ta phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể của họ, mở rộng lòng để đồng cảm, sẻ chia. Trong cuộc sống, chúng ta cần sống với nhau bằng tình người, sự quan tâm thấu hiểu, tôn trọng lẫn nhau. Câu 3 I. Yêu cầu về kỹ năng: (4,0 - Thí sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về một chi điểm) tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học. - Bài văn có bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, chuyển ý linh hoạt; không mắc các lỗi diễn đạt. II. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết đạt được các nội dung sau: 1. Giới thiệu và dẫn dắt để nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,25 2. Triển khai nội dung bài viết a. Giải thích ý kiến và nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện: - Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm, mọi giá trị về nội 1,0 dung và nghệ thuật của tác phẩm đều được thể hiện trong các chi tiết. Có thể nói chi tiết là linh hồn của tác phẩm. - Nhà văn lớn: nhà văn có nhiều đóng góp về giá trị nội dung, tư tưởng cũng như nghệ thuật qua những sáng tác của mình. -> Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. b. Phân tích chi tiết "chiếc bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương": * Giá trị nội dung: - "Chiếc bóng" trong tác phẩm tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung, ước muốn đồng nhất "xa mặt nhưng không cách lòng" với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha 0,5 trong lòng đứa con thơ bé bỏng. - "Chiếc bóng" thể hiện ước mơ, khát vọng của người phụ nữ về hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình, cuộc sống bình yên tốt đẹp. - "Chiếc bóng" có giá trị lên án tố cáo xã hội sâu sắc: + Là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh, bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý 0,25 nào mà không lường trước được. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội. + "Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm "trong chốc lát, bóng nàng loang loáng 0,25 mờ nhạt dần mà biến đi mất": nỗi oan được giải nhưng hạnh phúc đã tan, cuộc đời đã mất, người chết không thể sống lại, thà ở cõi chết còn hơn sống trên cõi đời đầy oan khuất, Đây còn là bài học về hạnh phúc muôn đời cho những ai không có niềm tin, tình yêu thương: khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo 0,25 * Giá trị nghệ thuật: - Chi tiết “chiếc bóng" tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện, làm cho câu chuyện tự nhiên bất ngờ nhưng hợp lí: + Bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ "thất tiết"; oan tình của Vũ Nương được giải cũng là nhờ chiếc bóng Điều đó thể hiện sự bất công vô lí của xã hội đối với người phụ nữ.
  4. + Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng của Vũ Nương và Trương Sinh đã chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn của sự bất hạnh. Cuộc hôn nhân ấy được tạo nên từ bóng đen 0,25 của chế độ phong kiến nam quyền với những quan niệm hà khắc, đã đè nặng lên số phận người phụ nữ (Vũ Nương đẹp người đẹp nết kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh đã dẫn đến hiểu lầm và bi kịch. + Là yếu tố thắt nút, mở nút tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Chi tiết “chiếc bóng" ở cuối truyện còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với truyện cổ tích Vợ chàng Trương). Tác giả đã tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm 0,25 và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ. Chiếc bóng vốn là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc được gắn bó với nhau như hình với bóng không ngờ trở thành bóng đen của xã hội bất công vô nhân đạo gây nên bi kịch cho người phụ nữ. 3. Đánh giá chung: - Khẳng định giá trị quan trọng của chi tiết trong tác phẩm và đóng góp của nhà 0,25 văn Nguyễn Dữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương”. - Ý kiến là bài học đối với nhà văn độc giả trong sáng tác và tiếp nhận văn học. 0,5 0,25 * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Cần khuyến khích những bài viết có những suy nghĩ sáng tạo. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. - Hết-