Đề thi học kỳ I môn Sinh học Khối 11 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực

doc 4 trang thungat 5690
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Sinh học Khối 11 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_khoi_11_ma_de_001_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Sinh học Khối 11 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KÌ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC Môn kiểm tra: SINH HỌC, khối lớp: 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Mã đề thi: 001 Họ và tên học sinh: . Số báo danh: lớp: I. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 1: Trình bày đặc điểm cơ bản của pha sáng trong quá trình quang hợp? (1 điểm) Câu 2: Hô hấp là gì? Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? (1 điểm) II. TRẮC NGHIỆM (8 điểm) Câu 1: Áp suất rễ là A. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ. B. lực đẩy nước từ rễ lên thân. C. áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút. D. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút. Câu 2: Trong các đặc điểm của hai con đường xâm nhập của ion khoáng vào mạch gỗ của rễ, đặc điểm nào sau đây không đúng? A. Con đường gian bào vận chuyển nhanh. B. Con đường tế bào chất vận chuyển chậm, có tính chọn lọc. C. Con đường tế bào chất vận chuyển nhanh, có tính chọn lọc. D. Con đường gian bào không có tính chọn lọc. Câu 3: Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì ? A. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy. B. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây. C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống. D. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp. Câu 4: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra? A. Được cung cấp ATP. B. Có các lực khử mạnh. C. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí. D. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng với thủy tức? A. Cơ quan tiêu hóa dạng ống. B. Tiêu hóa nội bào thức ăn. C. Cơ quan tiêu hóa dạng túi. D. Chưa có cơ quan tiêu hóa. Câu 6: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng A. ứ giọt. B. rỉ nhựa và ứ giọt. C. thoát hơi nước. D. rỉ nhựa. Câu 7: Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do I. lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra. II. có sự bão hòa hơi nước trong không khí. III. hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá. IV. lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. A. I, III B. II, IV Trang 1/4 - Mã đề thi 001
  2. C. I, II D. II, III Câu 8: Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng hóa chất nào sau đây? A. Cồn 900 hoặc NaCl. B. Nước và Axêtôn. C. Cồn 900 hoặc benzen. D. Cồn 900 hoặc benzen hoặc axêtôn. Câu 9: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là A. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. B. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây. C. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây. D. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa. Câu 10: Bước sóng ánh sáng nào có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp? A. Đỏ. B. Da cam. C. Xanh lục. D. Vàng. Câu 11: Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4, CAM giống và khác nhau như thế nào? A. Khác nhau ở pha sáng và pha tối. B. Giống nhau ở pha sáng và pha tối. C. Khác nhau ở pha tối, giống nhau ở pha sáng. D. Giống nhau ở pha tối và khác nhau ở pha sáng. Câu 12: Kể tên dạng Nitơ mà cây hấp thụ được? + + + - + - - + A. N2 và NH3 B. NH4 và NO3 C. N2 và NO3 D. NH4 và NO3 Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2? A. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. B. Chất nhận CO2. C. Đều diễn ra vào ban ngày. D. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình). Câu 14: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế A. nhập bào. B. chủ động. C. thẩm thấu. D. thẩm tách. Câu 15: Cây thiếu canxi có biểu hiện triệu như thế nào? A. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. B. Lá nhỏ, biến dạng, mầm đỉnh bị chết. C. Lá non có màu lục đậm không bình thường. D. Lá nhỏ có màu vàng. Câu 16: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là A. tổng hợp Axetyl –CoA. B. chu trình crep. C. chuỗi chuyển êlectron. D. đường phân. Câu 17: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày? A. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ. B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng. C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ. D. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng. Câu 18: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là A. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. C. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 19: Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục B. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Trang 2/4 - Mã đề thi 001
  3. D. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Câu 20: Nhận biết dấu hiệu bên ngoài của triệu chứng thiếu Nitơ của cây? A. Sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá. B. Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. D. Lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. Câu 21: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là A. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu. B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào. C. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa. D. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào. Câu 22: Công thức biểu thị sự cố định nitơ tự do là A. glucozơ + 2N2→ axit amin. B. N2 + 3H2 →2NH3. C. 2NH3 → N2 + 3H2. D. 2NH4 →2O2 + 8e- → N2 + H2O. Câu 23: Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. Câu 24: Mặc dù nguyên tố vi lượng chiếm hàm lượng rất nhỏ trong cây nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò A. qui định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào. B. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt. C. hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất. D. tham gia cấu trúc nên tế bào. Câu 25: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là A. rau dền, kê, các loại rau. B. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. C. lúa, khoai, sắn, đậu. D. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. Câu 26: Carôtenôit có nhiều trong mẫu vật nào sau đây? A. Củ cà rốt. B. Củ khoai mì C. Lá xanh. D. Lá xà lách. Câu 27: Cần bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả ở nhiệt độ thấp vì A. nhiệt độ thấp, quá trình trao đổi chất tạm dừng lại. B. nhiệt độ thấp, đường sẽ chuyển hóa thành tinh bột dự trữ. C. nhiệt độ thấp, vi khuẩn không hoạt động. D. nhiệt độ thấp sẽ ức chế quá trình hô hấp. Câu 28: Nhận định nào sau đây đúng? A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. Câu 29: Nhóm động vật nào sau đây đã có ống tiêu hóa? A. Da gai. B. Ruột khoang. C. Giun đất. D. Thân mềm. Câu 30: Vai trò của thoát hơi nước đối với dòng mạch gỗ là A. tạo lực hút đầu trên của dòng mạch gỗ. B. tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau. C. tạo lực đẩy đầu dưới của dòng mạch gỗ. D. tạo lực liên kết giữa nước và thành mạch gỗ. Câu 31: Trong cây xanh quá trình nào có thể tiếp tục trong cả 4 điều kiện sau: nắng, rải rác có mây, đầy mây, mưa A. thoát hơi nước. B. hô hấp. C. tăng khả năng quang hợp. D. hấp thụ nước. Câu 32: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở chim ăn hạt và gia cầm diễn ra theo sơ đồ Trang 3/4 - Mã đề thi 001
  4. A. thực quản → dạ dày tuyến → diều → dạ dày cơ → ruột. B. thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột. C. thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột. D. thực quản → diều → dạ dày tuyến → ruột → dạ dày cơ. Câu 33: Cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu do A. cu tin. B. biểu bì thân và rễ. C. khí khổng. D. qua cu tin và khí khổng. Câu 34: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua A. mạch rây sang mạch gỗ. B. mạch gỗ. C. mạch rây. D. mạch gỗ sang mạch rây. Câu 35: Trong các nguyên nhân sau: (1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất. (2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy. (3) Thế năng nước của đất là quá thấp. (4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp. (5) Các ion khoáng độc hại đối với cây. (6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường. (7) Lông hút bị chết. Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân A. (1), (2) và (6) B. (2), (6) và (7) C. (3), (4) và (5) D. (3), (5) và (7) Câu 36: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ? (1) Tạo lực hút đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là : A. (1), (2) và (3). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (4). D. (1), (3) và (4). Câu 37: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. D. Zn, Cl, B, K, Cu, S. Câu 38: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người? A. Ống tiêu hoá của người có diều. B. Ống tiêu hoá của người có ruột non. C. Ống tiêu hoá của người có dạ dày. D. Ống tiêu hoá của người có thực quản. Câu 39: Tiêu chí nào là tiên quyết khi xây dựng chế độ bón phân hợp lí cho cây trồng? A. Thỏa mãn nhu cầu sinh lí của cây. B. Đầy đủ nguyên tố khoáng. C. Đúng giai đoạn sinh trưởng. D. Tỉ lệ các nguyên tố thích hợp. Câu 40: Mô tả nào sau đây là chính xác về sự vận chuyển nước từ dung dịch đất vào lông hút? A. Cơ chế chủ động, nước đi từ môi trường ưu trương vào môi trường nhược trương. B. Cơ chế thụ động, nước đi từ môi trường nhược trương vào môi trường ưu trương. C. Cơ chế chủ động, nước đi từ môi trường nhược trương vào môi trường ưu trương. D. Cơ chế thụ động, nước đi từ môi trường ưu trương vào môi trường nhược trương. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 001