Đề thi khảo sát chất lương lần II môn Ngữ văn Khối 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Khoái Châu (Có ma trận và đáp án)

docx 4 trang thungat 4060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lương lần II môn Ngữ văn Khối 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Khoái Châu (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_lan_ii_mon_ngu_van_khoi_12_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lương lần II môn Ngữ văn Khối 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Khoái Châu (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU ĐỀ THI KSCL LẦN II, NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn ; Khối 12. (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. Mục tiêu đề kiểm tra: 1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn của học sinh lớp 12, giữa kì 2 2. Do yêu cầu về thời gian, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 thuộc truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, các thao tác nghị luận và một số phong cách chức năng ngôn ngữ. 3. Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp 10 và lớp 11 để đọc hiểu văn bản thơ và viết bài văn nghị luận về văn xuôi (truyện ngắn) Cụ thể: Nhận biết , thông hiểu, vận dụng các đơn vị kiến thức: + Kiến thức về văn bản: nội dung chính, ý nghĩa của đoạn thơ, thể loại cách thức trình bày đoạn thơ. + Kiến thức về văn học: Nội dung và hình thức nghệ thuật của một số văn bản văn học về giai đoạn văn học 1945 -1975, mà học sinh vừa được học.(Chủ yếu ở thể loại tuyện ngắn) + Kĩ năng làm văn nghị luận văn học và kĩ năng phân tích một vấn đề xã hội. II.Hình thức kiểm tra: Tự luận III.Thiết lập ma trận: Ma trận đề kiểm tra khảo sát Môn ngữ văn 11. Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề - Dấu hiệu Nội dung Hiểu ý nghĩa Chủ đề1: hình thức của văn bản của văn bản Đọc hiểu văn bản của văn bản ngắn (thơ) (thơ) (thơ) 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 3,0 điểm 1 câu: 3 điểm = 30% = 1,0% = 10% = 10% = 30% Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã Chủ đề 2:Làm văn học để viết một a. Về một vấn đề xã hội đoạn văn nghị luận về vấn đề xã hội 1 câu: 2 điểm =20% 2,0 điểm. 2,0 điểm. = 20% = 20% b.Về văn học giai đoạn Nghị luận Kết cấu bài Tích hợp kiến 1945 - 1975 văn học về văn, lập ý thức, kĩ năng (Nghị luận văn học, đoạn văn cho bài văn đã học để làm thuộc tác phẩm truyện một bài văn ngắn) nghị luận hấp dẫn và có sức thuyết phục cao. 1 câu: 5 điểm = 50% 5,0 điểm. 5 điểm. = 50% = 50% Tổng 1,0 điểm = 1,0 điểm = 3,0 điểm = 5,0 điểm = 10,0điểm 10% 10% 30% 50% =100% - Hết -
  2. TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU ĐỀ THI KSCL LẦN II, NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn ; Khối 12 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên HS: .; Lớp Câu 1: ( 3,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Vết chân tròn trên cát – Trần Tiến - Vết chân tròn, vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi. Anh thương binh vẫn đến trường làng Vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương. Bài hát, có ngọn núi quê anh xa vời. Bài hát, có đồng lúa mênh mông câu hò. Bài hát, có người lính đã hy sinh âm thầm. Cho hôm nay những gót chân son vui quanh dấu chân tròn. Bài hát, có trận đấu không quên bên đồi. Bài hát, có người lính biên cương xa mẹ. Bài hát, có ngọn gió cuốn bay theo dấu chân tròn. Để lại một bài ca trên cát trắng bao la. Vết chân tròn vẫn in hình trên con đường mòn cát trắng quê tôi Như bài ca anh viết trong thầm lặng trên bờ cát không ngừng. Cứ hát mãi trong tôi hát mãi trong tôi. Ôi bài ca cuộc đời cháy mãi trong tôi, đốt mãi trong tôi. 1a. Những hình ảnh nào có trong lời bài hát của anh thương binh? (0,5 điểm) 1b. Anh (chị) hãy tóm tắt nội dung câu chuyện được kể trong văn bản trên ? (0,5 điểm) 1c. Theo anh (chị) hình ảnh vết chân tròn trong văn bản có ý nghĩa gì? (1,0 điểm) 1d. Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh người lính trong bài ca ( viết khoảng 3 đến 5 câu) (1,0 điểm) Câu 2: ( 2,0 điểm): Trong bài báo “U23 Việt Nam: Chiến thắng đến từ đâu”,(https:// báo mới.com), tác giả Đỗ Hòa cho rằng: Trước hết phải có khát vọng vươn lên. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “ Muốn chiến thắng trước hết phải có khát vọng” hay không? Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của mình về ý nghĩa của khát vọng đối với con người. Câu 3: (5,0 điểm) Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận về hai đoạn văn sau đây: Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói : - Điêu ! Người thế mà điêu ! Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. - Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười. - Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
  3. - Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. - Đấy, muốn ăn gì thì ăn. Hắn vỗ vỗ vào túi. - Rích bố cu, hở ! Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả : - Ăn thật nhá ! Ừ ăn thì ăn sợ gì. Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng thở : - Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. Hắn cười : - Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng cũng tưởng nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu, anh chàng cũng chợn, nghĩ : thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết thế nào hắn tặc lưỡi một cái : - Chậc, kệ ! ( ) Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008) Hết Người ra đề và soạn đáp án: Đỗ Thị Minh Hiếu