Đề thi kiểm tra chất lượng giữa kỳ II năm học 2022-2023 môn Vật lí Khối 10 - Mã đề 101 - Trường THPT Lê Lợi

pdf 4 trang haihamc 14/07/2023 1590
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chất lượng giữa kỳ II năm học 2022-2023 môn Vật lí Khối 10 - Mã đề 101 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_kiem_tra_chat_luong_giua_ky_ii_nam_hoc_2022_2023_mon.pdf

Nội dung text: Đề thi kiểm tra chất lượng giữa kỳ II năm học 2022-2023 môn Vật lí Khối 10 - Mã đề 101 - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II TRƯỜNG THPT LÊ LỢI NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Vật lí – Lớp 10 Đề chính thức Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Gồm có 4 trang Mã đề 101 Câu 81. Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100W tiêu thụ năng lượng 1000 J. Thời gian thắp sáng bóng đèn là A. 1s. B. 100 s. C. 10 s. D. 1000 s. Câu 82. Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ cao 10m trong thời gian 2s A. 25W. B. 2,5W. C. 2,5kW. D. 250W. Câu 83. Đơn vị của công suất A. kg.m/s. B. J.s. C. W. D. J.m. Câu 84. Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây? A. Phụ thuộc vào vận tốc của vật. B. Phụ thuộc vào khối lượng của vật. C. Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. D. Là đại lượng vô hướng, không âm. Câu 85. Một vật chịu tác dụng của một lực F không đổi có độ lớn 5N, hướng của lực hợp với hướng chuyển động một góc 600. Biết rằng quãng đường đi được là 6 m. Công của lực F là A. 50 J. B. 30 J. C. 15 J. D. 11J. Câu 86. Một con lắc đơn gồm vật m = 400 g, dây treo không dãn có chiều dài lm=1,5 . Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, lấy g=10 m / s2 , ở góc lệch = 600 so với phương thẳng đứng vật có thế năng Wt , giá trị của Wt bằng A. 3J. B. 4 J. C. 2J. D. 5 J. Câu 87. Lực F không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc , biểu thức tính công của lực là A. A = Fs. .sin . B. A = Fs. .tan . C. A = Fs D. A = F s cos Câu 88. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực? A. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi hướng của lực và hướng vật dịch chuyển. B. Trong nhiều trường hợp, công cản có thể có lợi. C. Lực luôn sinh công khi điểm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển. D. Công là đại lượng vô hướng. Câu 89. Con lắc đơn có chiều dài 1m. Kéo cho dây treo làm với phương thẳng đứng góc 450 rồi thả nhẹ. Lấy g = 9,8m/s2. Tốc độ của con lắc khi qua vị trí ứng với góc 300 và vị trí cân bằng là A. 3,52 m/s và 2,4 m/s. B. 1,2 m/s và 2,4 m/s. C. 1,76 m/s và 3,52 m/s. D. 1,76 m/s và 2,4 m/s. Câu 90. Một vật rắn chịu tác dụng của lực F có thể quay quanh trục cố định, khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là d. Momen của lực F tác dụng lên vật là F A. M = . B. M= Fd2 . C. M= F.d . D. M= F2 d . d Câu 91. Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được một đoạn thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng A. – 16J. B. 8J. C. 16J. D. -8J. Câu 92. Đơn vị của mômen lực M = F.d là A. N.m. B. N.kg. C. kg.m. D. m/s. Mã đề 101 Trang 1/4
  2. Câu 93. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công? A. N.m. B. N/m. C. J. D. W.s. Câu 94. Khi một vật chịu tác dụng của một lực làm vận tốc biến thiên từ v1 đến v2 thì công của lực được tính bằng công thức 2 2 2 2 mv2 mv1 2 2 mv2 mv1 A. A = + . B. A = mv2 - mv1 . C. A = mv2 – mv1. D. A = − . 2 2 2 2 Câu 95. Một vật rắn chịu tác dụng của lực F = 20 N có thể quay quanh trục cố định, khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Momen của lực F tác dụng lên vật là A. 400 N.m. B. 0,4 N.m. C. 4 N.m. D. 40 N.m. Câu 96. Một vật rắn chịu tác dụng của lực F quay quanh một trục, khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là d. Khi tăng lực tác dụng lên sáu lần và giảm d đi hai lần thì momen của lực F tác dụng lên vật A. không đổi. B. giảm ba lần. C. tăng ba lần. D. tăng hai lần. Câu 97. Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 36km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là A. 360N. B. 1000N. C. 2778N. D. 104N. Câu 98. Một vật được ném thẳng lên cao. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì đại lượng nào sau đây của vật không đổi khi vật đang chuyển động. A. Động năng. B. Cơ năng. C. Thế năng. D. Công suất tức thời. Câu 99. Một vật rơi tự do có khối lượng 500 g từ độ cao 45 m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí. Tính thế năng của vật sau hai giây so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2 A. 100 J. B. 250 J. C. 400 J. D. 125 J. Câu 100. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 60m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Độ cao mà tại đó vật có động năng bằng ba lần thế năng là A. 20m. B. 15m. C. 30m. D. 10m. Câu 101. Một vật có khối lượng m = 2 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h trong trọng trường ở độ cao h = 5m so với mốc thế năng chọn là mặt đất, lấy g=10 m / s2 . Cơ năng của vật bằng A. 523 J. B. 532 J. C. 352 J. D. 325 J. Câu 102. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 8 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 8 lần. Câu 103. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: 1 1 A. W = mv + mgh. B. W = mv2 + mgh. C. W = mv 2 + mgh. D. W = mv + mgh. 2 2 Câu 104. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là A. 5 J. B. 50 J. C. 500 J. D. 0,5 J. Câu 105. Ngẫu lực là hai lực song song, A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. B. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau. C. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau. D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. Câu 106. Một vật có khối lượng 400 g được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Cho g=10 m / s2 . Sau khi rơi được 12 m động năng của vật bằng A. 24 J. B. 32 J. C. 16 J. D. 48 J. Câu 107. Động năng là một đại lượng A. có hướng, luôn dương. B. có hướng, không âm. C. vô hướng, không âm. D. vô hướng, có thể dương hoặc âm. Mã đề 101 Trang 2/4
  3. Câu 108. Một vật khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì động năng của nó bằng A. 7200 J. B. 72 kJ. C. 200 kJ. D. 200 J. Câu 109. Công cơ học là đại lượng A. véctơ. B. luôn dương. C. không âm. D. vô hướng. Câu 110. Đòn bẩy là ứng dụng của qui tắc A. quán tính. B. momen lực. C. mặt phẳng nghiêng. D. đòn gánh. Câu 111. Một thùng các tông được kéo cho trượt theo phương ngang bằng một lực F như hình. Nhận định nào sau đây về công của trọng lực P và phản lực N khi tác dụng lên thùng các tông là đúng? A. AANP . B. AANP==0. C. AANP . D. AANP= 0. Câu 112. Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hóa từ điện năng sang cơ năng? A. Máy sấy tóc. B. Máy giặt. C. Quạt điện. D. Bàn là. Câu 113. Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào A. động năng của vật. B. độ cao của vật. C. gia tốc trọng trường. D. khối lượng của vật. Câu 114. Công suất được xác định bằng A. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. B. tích của công và thời gian thực hiện công. C. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. D. giá trị công thực hiện được. Câu 115. Một xe chuyển động với lực kéo của động cơ là F và vận tốc tức thời v thì công suất tức thời của động cơ xe là F A. P = Fv 2 B. P = . C. P = Fv2 D. P = Fv v Câu 116. Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó , vật ở độ cao bằng bao nhiêu? A. 0,102 m. B. 32 m. C. 1,0 m. D. 9,8 m. Câu 117. Một vật nặng bắt đầu trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang. Cho biết mặt phẳng nghiêng dài 10 m và có hệ số ma sát là 0,2. Lấy g =10 m/s2. Xác định vận tốc của vật khi nó trượt đến chân mặt phẳng nghiêng này. A. 11,6m/s. B. 2,6m/s. C. 14,1m/s. D. 8,1m/s. Câu 118. Một con cá heo trong khi nhào lộn đã vượt khỏi mặt biển tới độ cao 5m. Nếu coi cá heo vượt lên khỏi mặt biển được chỉ nhờ động năng nó có vào lúc rời mặt biển và lấy g = 10m/s2 thì vận tốc của cá heo vào lúc rời mặt biển là A. 50m/s. B. 10m/s. C. 7,07m/s. D. 100m/s. Câu 119. Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v thì động năng của nó là mv2 vm2 A. mv2 . B. vm2 . C. . D. . 2 2 Mã đề 101 Trang 3/4
  4. Câu 120. Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn? A. Vật rơi trong không khí. B. Vật chuyển động thẳng đều từ dưới lên trên. C. Vật rơi tự do. D. Vật chuyển động trong chất lỏng. HẾT Họ và tên thí sinh Số báo danh . Họ tên, chữ kí của giám thị (Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh không được sử dụng tài liệu ) Mã đề 101 Trang 4/4