Đề thi kiểm tra chuyên đề 4 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Mã đề 628 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 2 trang thungat 3370
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chuyên đề 4 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Mã đề 628 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chuyen_de_4_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_ma.doc
  • docxhướng dẫn chấm CĐ10 lần 4.docx
  • docxMa trận đề kiểm tra chuyên đề.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm tra chuyên đề 4 môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Mã đề 628 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: GDCD LỚP: 10 NĂM HỌC 2018 - 2019 (Đề thi gồm có 02 trang) (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 628 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. Trắc nghiệm: 3 điểm Học sinh kẻ và làm trắc nghiệm vào bài thi theo mẫu dưới đây Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1: Trong ba năm học ở phổ thông năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là A. Ba năm học phổ thông B. Học sinh giỏi C. 25 điểm D. Sinh viên đại học Câu 2: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là A. Sự đồng nhất giữa các mặt đối lập B. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập C. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập D. Quy luật tồn tại của sinh vật Câu 3: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Tình yêu chân chính. B. Nền tảng gia đình. C. Văn hóa gia đình. D. Cơ sở vật chất. Câu 4: Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Quay clip và tung lên mạng xã hội B. Lờ đi vì không phải việc của mình C. Nói xấu anh C với mọi người D. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, lễ cưới của hai người yêu nhau là: A. Một sự kiện trọng đại của hai vợ chồng, bắt buộc phải có. B. Một thủ tục pháp lý chứng minh hai người yêu nhau chính thức là vợ chồng C. Một điều kiện bắt buộc theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình D. Một thủ tục mang tính truyền thống, không bắt buộc phải có. Câu 6: Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Nhắc bạn không được chép bài người khác B. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn C. Báo với giáo viên bộ môn D. Im lặng để bạn chép bài Câu 7: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là A. Nhận thức B. Thực tiễn C. Cải tạo D. Lao động Câu 8: Nhà trường vận động học sinh góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Học sinh không làm ra tiền nên không đóng góp B. Đóng góp để mang lại thành tích cho nhà trường C. Tùy vào điều kiện của mỗi học sinh để đóng góp D. Tùy vào sở thích của mỗi học sinh mà đóng góp ít hay nhiều Câu 9: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có A. nhân phẩm B. tự ái C. tự trọng D. danh dự Câu 10: Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng? Trang 1/2 - Mã đề thi 628
  2. A. Nhân nghĩa. B. Nhân đạo. C. Biết ơn. D. Lòng thương người. Câu 11: Gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người, đó là: A. Pháp luật. B. Nhân nghĩa. C. Sự hợp tác D. Sống hòa nhập. Câu 12: Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Lấp lửng trong cách ứng xử. B. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng. C. Quan tâm và chăm sóc. D. Thân mật và gần gũi. II. Tự luận: 7 điểm Câu 13: 2 điểm Có người cho rằng hạnh phúc là “cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao? Câu 14: 1 điểm Em hãy nêu hai biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa? Câu 15: 2,5 điểm Tình huống: - Yến hỏi Linh: Linh này, theo mình hiểu thì trước khi nam nữ quyết định kết hôn phải có thời gian sống thử với nhau để xem có hợp nhau hay không đã chứ nếu không thì như đánh bạc ấy, chẳng biết thế nào? - Linh trả lời: Đúng đấy! Tớ cũng nghĩ vậy vì bây giờ xã hội hiện đại chứ có phải xã hội phong kiến đâu mà chịu nhắm mắt làm liều. Câu hỏi: 1/ Theo em ý kiến của Linh và Yến là đúng hay sai? Vì sao? 2/ Từ câu chuyện trên, hãy nêu những điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên? Câu 16: 1,5 điểm Thế nào là sống hòa nhập? Cho ví dụ? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 628