Đề thi môn Hóa học - Kỳ thi học sinh giỏi văn hóa Lớp 12 THPT - Sở GD&ĐT Quảng Trị

docx 2 trang thungat 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học - Kỳ thi học sinh giỏi văn hóa Lớp 12 THPT - Sở GD&ĐT Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_hoa_hoc_ky_thi_hoc_sinh_gioi_van_hoa_lop_12_thpt.docx

Nội dung text: Đề thi môn Hóa học - Kỳ thi học sinh giỏi văn hóa Lớp 12 THPT - Sở GD&ĐT Quảng Trị

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT QUẢNG TRỊ Khóa ngày 06 tháng 10 năm 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC (Đề thi có 2 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (4,0 điểm) 1. Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi: a) Cho kim loại Al và dung dịch KOH; b) Trộn dung dịch Al2(SO4)3 với dung dịch K2S; c) Sục khí H2S đến bảo hòa vào dung dịch Fe2(SO4)3; d) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa ZnCl2. 2. R là một nguyên tố hóa học ở nhóm A trong bảng tuần hoàn. Oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của R có công thức là R2O5. Phần trăm về khối lượng của R trong hợp chất khí của nó với hiđro là 91,18%. a) Xác định nguyên tố R. b) X là hợp chất chứa nguyên tố R trong quặng, cho biết MX = 310 g/mol; Z là một muối trung hòa chứa R. Hãy viết các phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với một phản H2O NaOH ứng hóa học): X R RBr3 (Y) Z. 3. Cho 12,48 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch HCl 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và m gam kim loại không tan. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường axit (H2SO4 loãng, dư). Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra; tính giá trị của m và V. 4. Hỗn hợp B gồm hai muối M2CO3 và MHCO3. Chia 49,95 gam B thành ba phần bằng nhau: Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 9,85 gam kết tủa. Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 2,0 M. Tính giá trị của V và viết phương trình phản ứng xảy ra (dạng ion) trong từng thí nghiệm trên. Câu 2. (4,0 điểm) 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình ion thu gọn trong các thí nghiệm sau: a) Cho NaHS vào dung dịch CuCl2 ; b) Sục khí SO2 vào dung dịch nước brom; c) Cho NaNO2 vào dung dịch H2SO4 (loãng); d) Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat. 2. Hợp chất MX2 có trong một loại quặng phổ biến trong tự nhiên. Hòa tan MX2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được dung dịch A. Cho BaCl2 vào A thu được kết tủa trắng, cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu được kết tủa đỏ nâu. Xác định công thức hóa học MX 2 và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra dạng ion thu gọn. 3. Vận dụng kiến thức môn hóa học, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Vì sao khi bón đạm urê cho đồng ruộng không nên trộn chung với vôi? b) Vì sao không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy kim loại Mg? 4. Hòa tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 100,0 gam HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan - hết thu được dung dịch X (không có muối amoni) và hỗn hợp khí B (gồm các sản phẩm khử của NO3 ). Cho 500 ml dung dịch KOH 1,2M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 20,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 49,95 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A và nồng độ C% mỗi chất tan có trong X. Câu 3. (4,0 điểm) 1. Chỉ được dùng thêm thuốc thử là quì tím (các thiết bị cần thiết có đủ), hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất trong các dung dịch riêng biệt: Na 2SO4, KHCO3, Na2CO3, KHSO4, NaOH, BaCl2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2. Cho biết A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là các hợp chất của kim loại natri. Cho A 1 lần lượt tác dụng với các dung dịch A2, A3 thu được các khí tương ứng là A6, A7. Cho A4, A5 lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng A8, A9. Cho các khí A6, A7, A8, A9 tác dụng với nhau từng đôi một trong điều kiện thích hợp. Tỷ khối A6 so với A8 bằng 2 và tỷ khối A7 so với A9 cũng bằng 2. A6, A7, A8, A9 là các khí được học trong chương trình hóa học phổ thông. Hãy xác định A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9 phù hợp với dữ kiện trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. 3. Hòa tan hoàn toàn m gam CuSO4.5H2O vào nước thu được dung dịch X. Cho 14,8 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Fe vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Z có khối lượng 21,6 gam và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp oxit có khối lượng 14,0 gam. Viết các phương trình phản ứng xảy ra; tính khối lượng mỗi kim loại troing hỗn hợp ban đầu và giá trị của m. Trang 1/2
  2. 4. Cho 32,64 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 5,76 gam kim loại M. Cho 5,76 gam kim loại M vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời H2SO4 0,7M và KNO3 0,6M khuấy đều thi thu được dung dịch E, khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NH 3 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa T, nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 19,2 gam chất rắn H. Cô cạn dung dịch E thu được m gam muối khan. Hãy xác định kim loại M và tìm giá trị m. Trang 2/2