Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng

doc 4 trang thungat 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 12 LÂM ĐỒNG Năm học: 2014 – 2015 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Câu 1. (8 điểm) “Học vấn không có quê hương, nhưng người học vấn phải có Tổ quốc” (L. Pa-xtơ) Bình luận ý kiến trên, từ đó hãy nêu trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước. Câu 2. (12 điểm) Bàn về Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Giáo sư Trần Đăng Xuyền viết: “Nền tảng của chủ nghĩa hiện thực là chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng tiến bộ của mọi nền nghệ thuật trong mọi thời đại” (Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.364) Bình luận ý kiến trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2014 – 2015 LÂM ĐỒNG Môn thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN (2014 –2015) Đáp án Điểm Câu 1 8,0 “Học vấn không có quê hương, nhưng người học vấn phải có Tổ quốc” (L. Pa-xtơ) Bình luận ý kiến trên, từ đó hãy nêu trách nhiệm của tuổi trẻ đối với của đất nước. a.Yêu cầu về kĩ năng: -Biết vận dụng kĩ năng làm một bài văn nghị luận xã hội, biết sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích một ý kiến - Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. b.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày ý kiến chủ quan của mình và theo nhiều cách, nhưng phải có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là dàn bài tham khảo -Nêu được vấn đề cần nghị luận 1,0 - Giải thích ý kiến: 1,5 +Học vấn là sự hiểu biết do học tập mà có +Người có học vấn là người có hiểu biết khi trải qua một quá trình học tập, rèn luyện; tu dưỡng, phấn đấu để trở thành người trí thức; đồng thời biết đem tri thức mà cống hiến tích cực cho sự phát triển của xã hội. +Học vấn không có quê hương – vì học vấn không phân biệt quốc gia, dân tộc. Bất cứ ai, nếu có ý thức học tập thì sẽ có thể chiếm lĩnh được tri thức sâu rộng của nhân loại. Tuy nhiên, người trí thức phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước. Người trí thức chân chính phải có lòng yêu nước, phải vì lợi ích của quốc gia dân tộc. - Bình luận ý kiến: 3,5 + Đây là một ý kiến đúng: *Học vấn không có quê hương – bất cứ ai, dù người ta ở đâu, họ cũng đều có thể tiếp thu kiến thức của nhân loại (Dc: người Việt Nam tiếp thu những thành tựu khoa học của người nước ngoài, ) *Người có học vấn phải xác định được trách nhiệm, sứ mệnh của mình đối với Tổ quốc. Vì có khả năng nhiều thì phải đóng góp nhiều hơn. Đó là những đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp chung; một thái độ đóng góp nhiệt huyết, bền bỉ; + Chọn những tấm gương trí thức tiêu biểu (Chu Văn An, Lương Thế Vinh, `)
  3. -Phê phán những người trí thức chỉ biết chăm lo cho lợi ích cá nhân; bàng quan với sự tồn tại và phát triển của đất nước; thậm chí là đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc - Ý mở rộng 2,0 + Người trí thức có tài + phải có đức hiền tài, phải vì lợi ích của quốc gia, của dân tộc; vì quyền lợi của nhân dân + Để chống tình trạng chảy máu chất xám, cần có chính sách đãi ngộ người tài; đầu tư cho giáo dục, - Nêu trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước -Lưu ý: + Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức + Thí sinh cần có những suy nghĩ sáng tạo, có nhiều hướng để lập luận. Câu 2: 12 Bàn về Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Giáo sư Trần Đăng Xuyền viết: “Nền tảng của chủ nghĩa hiện thực là chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng tiến bộ của mọi nền nghệ thuật trong mọi thời đại” (Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.364) Bình luận ý kiến trên. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận về một ý kiến văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. -Biết vận dụng hợp lí và hiệu quả các thao tác lập luận khi làm bài. b.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài làm một cách sáng tạo từ sự hiểu biết về chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, kiến thức về tác giả và tác phẩm trong văn học giai đoạn này. Sau đây là dàn bài tham khảo -Nêu được vấn đề cần nghị luận 1,0 -Giải thích ý kiến: 2,5 + Nền tảng của chủ nghĩa hiện thực là chủ nghĩa nhân đạo: văn học hiện thực lấy chủ nghĩa nhân đạo làm cơ sở, là định hướng sáng tác + Chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng tiến bộ của mọi nền nghệ thuật trong mọi thời đại: khẳng định giá trị lớn lao của văn học hiện thực Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX khi lấy chủ nghĩa nhân đạo làm nền tảng -Bình luận ý kiến: 6,0 Thí sinh có thể có những ý kiến riêng, nhưng phải có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. + Nền tảng của chủ nghĩa hiện thực là chủ nghĩa nhân đạo, nói như vậy vì các nhà văn hiện thực miêu tả đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX với mục đích: *Phê phán giai cấp thống trị đương thời, bày tỏ tấm lòng xót thương đối với nhân dân – những số phận bất hạnh *Trân trọng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động + Khẳng định: Chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng tiến bộ của mọi nền nghệ thuật trong mọi thời đại:
  4. *Vì các nhà văn hiện thực đã đứng trên lập trường của lẽ phải, của cái thiện, lập trường nhân dân – Đấu tranh cho lợi ích và quyền sống của con người *Nền tảng của chủ nghĩa hiện thực là chủ nghĩa nhân đạo nên văn học hiện thực Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là văn học chân chính, là tiến bộ nhất của mọi thời đại +Dẫn chứng bằng một số tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao); Tắt đèn (Ngô Tât Tố), . -Đánh giá chung: ý kiến khẳng định giá trị lớn mang ý nghĩa nhân văn của 1,5 chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. - Suy nghĩ về giá trị nhân đạo của văn học đối với cuộc sống xưa và nay 1,0 Lưu ý: + Khi bình luận, khi chọn tác phẩm để dẫn chứng làm sáng tỏ ý kiến, thí sinh phải chú ý cả nghệ thuật tác phẩm. Khi làm bài, thí sinh phải có một số trích dẫn chứng trực tiếp. + Có thể phân tích theo bố cục khác + Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức