Giáo án Bổ túc môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 8+9: Bài viết số 1 Nghị luận xã hội - Năm học 2019-2020

doc 7 trang thungat 3750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bổ túc môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 8+9: Bài viết số 1 Nghị luận xã hội - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_bo_tuc_mon_ngu_van_lop_12_tiet_89_bai_viet_so_1_nghi.doc

Nội dung text: Giáo án Bổ túc môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 8+9: Bài viết số 1 Nghị luận xã hội - Năm học 2019-2020

  1. Tiết 8-9: LÀM VĂN Ngày soạn: 12/ 9/ 2019 BÀI VIẾT SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. MỤC ĐÍCH - Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 1. Kiến thức: -Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức về xã hội, về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt đã học để viết bài văn - Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng về các dạng bài nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông. - Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận xã hội: Chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận 2. Kĩ năng: Học sinh có thể hình thành các kĩ năng sau: + Kĩ năng thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin liên quan đến văn bản + Kĩ năng xây dựng cấu trúc, dàn ý, viết đoạn, viết bài văn NLXH. + Kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Thái độ: -Tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề bài - Hình thành thái độ sống đúng đắn - Nghiêm túc trong quá trình làm bài II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Tự luận - Thời gian: 90 phút
  2. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề kiến Nhận biết Thông hiểu Cộng thức Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Nhận diện - Khái quát - Rút ra thông phương thức nội dung, ý điệp hoặc bài học - Ngữ liệu: Văn biểu đạt của nghĩa của về tư tưởng, bản nghệ thuật, văn bản văn bản ; Ý nhận thức qua - Tiêu chí chọn nghĩa biểu vấn đề được đề ngữ liệu: tượng của cập trong văn bản +01 văn bản từ ngữ, hình ảnh +Độ dài khoảng 100-200 chữ. Số câu: 1 2 1 4 Số điểm: 0,5 2,0 1,5 4,0 Tỉ lệ: 5% 20 % 15% 40% II. Làm văn: - Viết bài văn Nghị luận xã nghị luận xã hội: NL về một hội về một tư hiện tượng đời tưởng đạo lí. sống Số câu: 1 1 Số điểm: 6,0 6,0 Tỉ lệ: 60% 60% Tổng số câu:
  3. Tổng điểm: 0,5 2 1,5 6 10 Tổng tỉ lệ: 0,5 2,0 1,5 6,0 10,0 5% 20% 15% Tỉ lệ: 60% 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.” Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha ” ( Trích Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2015) Câu 1 (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính trong văn bản ? Câu 2 (1.0 điểm) Nội dung được đề cập trong văn bản ? Câu 3 (1.0 điểm) Ý nghĩa của hình ảnh những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào sau khi cậu bé rút những chiếc đinh ? Câu 4 (1.5 điểm) Bài học tâm đắc mà anh (chị) rút ra từ câu chuyện ? ( Viết đoạn văn ngắn khoảng từ 7 – 12 câu )
  4. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Khi con người mải mê chạy theo những giá trị ảo thì những giá trị đích thực của cuộc sống có nguy cơ bị mai một, lung lay. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên ? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4.0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5 I 2 Nội dung văn bản: Lời khuyên của cha đối với con qua 1.0 câu chuyện những chiếc đinh 3 Hình ảnh những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào sau khi 1.0 cậu bé rút những chiếc đinh ra có ý nghĩa thể hiện: Vết thương, nỗi đau tinh thần rất khó lành trong lòng người khác. 4 Học sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách nhưng cần 1.5 diễn đạt theo một trong các mức sau: - Con người hãy biết sống nhân ái, hãy luôn mở rộng tấm lòng để yêu thương, sẻ chia - Đừng bao giờ làm tổn thương người khác LÀM VĂN 6.0 a. Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận: có đầy đủ mở bài, 0.5 thân bài, kết bài - Mở bài giới thiệu vấn đề và trích dẫn ý kiến. - Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ ý kiến.
  5. - Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0.5 II Tác hại của việc con người mải mê chạy theo những giá trị ảo mà quên đi những giá trị đích thực trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bảo đảm những ý sau: - Giải thích ý nghĩa câu nói: 1,0 + Giá trị ảo: là những giá trị không có thật, không bền vững, thường chỉ tồn tại tạm thời, phút chốc. Giá trị ảo thiên về biểu hiện bề ngoài, hình thức, không phản ánh đúng bản chất đối tượng. + Giá trị đích thực : là những giá trị có thật trong cuôc sống, là những giá trị bền vững, tồn tại lâu bền. Giá trị thực thiên về những biểu hiện tinh thần, thể hiện bản chất, nội dung của đối tượng. -> Nội dung cả câu : Khi con người mải mê theo đuổi những giá trị bề ngoài, hình thức, ảo thì con người không chỉ sẽ đánh mất những phẩm chất tốt đẹp của bản thân mà nền tảng đạo đức xã hội cũng dễ bị tha hóa, mai một. - Bình luận 1,5 + Biểu hiện của lối sống chạy theo những giá trị ảo : Biểu hiện của giá trị ảo rất đa dạng : ảo trong thế giới ảo và ảo trong cả cuộc sống thực. Giá trị ảo trong thế giới ảo thường gắn với những cảm giác thành công, chiến thắng, được ngưỡng mộ, sùng bái hay những tình bạn, những sự chia sẻ trong cộng đồng mạng. Giá trị ảo trong cuộc sống thực thường thiên về những giá trị hình thức, vật chất như trang sức, áo quần; ở một khía cạnh nào đó còn có
  6. thể là danh vọng, quyền lực, tiền bạc, sự nổi tiếng + Những giá trị đích thực của cuộc sống có nguy cơ bị lung lay như thế nào khi chạy theo những giá trị ảo ?”: . Coi trọng sống ảo con người sẽ đánh mất thời gian, sức lực để tô vẽ cho gương mặt ảo của mình, thỏa mãn những xúc cảm có được từ thế giới ảo, họ sẽ không còn tâm trí vun đắp, bồi dưỡng, trân trọng những mối quan hệ, những tình cảm đích thực trong cuộc sống hàng ngày và ngày một ngày hai, những điều đó sẽ bị tàn lụi đi. . Chạy theo hình thức, nộ lệ của tiền bạc, địa vị, danh lợi một cách mù quáng, con người không chỉ đánh mất những người thân yêu, mà thậm chí bị tha hóa về nhân cách, dẫm đạp lên những chuẩn mực đạo đức xã hội, sống ích kỉ, hưởng thụ . Khi theo đuổi những giá trị ảo, đời sống bên trong con người luôn luôn bị những tính toán thị phi thiệt hơn, sự bon chen bao phủ. Đến một lúc nào đó khi giá trị ảo va vấp vào đời thực và biến mất, con người cũng sẽ thấy mệt mỏi, hoang mang, trống rỗng. . Xã hội sẽ trì trệ, chậm phát triển khi con người coi trọng những giá trị bên ngoài hơn là những gì thực chất bên trong, coi trọng danh hơn thực, hình thức hơn nội dung, tiền tài, địa vị hơn là tâm hồn, trí tuệ thì những giá trị ảo dễ trở thành tiêu chí để đánh giá sự thành bại hay xác định vị trí, công việc của con người. -Đánh giá, mở rộng: 0,75 Ý kiến trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. + Tiêu chí đánh giá con người là ở nhân cách, trí tuệ, học vấn. Bởi vậy trong cuộc sống con người cần phải biết tiết chế những tham vọng về tiền bạc, địa vị để có cuộc sống ý nghĩa, bình yên, thanh thản. Đó mới là những giá trị bền vững thiết thực, để mỗi con
  7. người được là chính mình, đóng góp cá nhân vào việc phát triển đời sống xã hội. + Thế giới ảo tự nó không phải là xấu, tiêu cực nhưng cách làm của con người đã làm cho nó tác động ngược lại đến đời sống xã hội. Tiền bạc, địa vị, danh vọng cũng rất quan trọng trong đời sống mỗi người nhưng không nên coi đó là mục đích tối thượng, chạy theo một cách mù quáng, trở thành nô lệ của nó. - Bài học nhận thức và hành động : 0,75 Là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chỉ cần các bạn hiểu và xác định được rõ những vấn đề trên thì các bạn hoàn toàn có thể làm chủ được việc phát triển bản thân để không quá sa ngã vào những điều phù phiếm, bề nổi của cuộc sống. Thay vào đó hãy để những giá trị ảo giúp bạn học hỏi, phát triển bản thân mà không quên điều cốt lõi quan trọng nhất bạn cần gìn giữ vẫn là những giá trị thực. d. Sáng tạo 0.5 - Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật hoặc tư tưởng trong ý kiến . e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10.0