Thống nhất một số nội dung sau tập huấn giáo viên Lớp 1 môn Toán

pptx 24 trang thungat 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thống nhất một số nội dung sau tập huấn giáo viên Lớp 1 môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxthong_nhat_mot_so_noi_dung_sau_tap_huan_giao_vien_lop_1_mon.pptx

Nội dung text: Thống nhất một số nội dung sau tập huấn giáo viên Lớp 1 môn Toán

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH THỐNG NHẤT MỘT SỐ NỘI DUNG SAU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN LỚP 1 MÔN TOÁN
  2. I. Học liệu điện tử 1. Bài 3 trang 35 Video không khớp với nội dung của bài: phép tính là 2 + 3 = 5 mà video hình thành 4 + 3 = 7. Video không lồng tiếng? (CVA) 2. Làm thế nào để tải được các học liệu điện tử về máy tính để chủ động trong việc thiết kế và giảng dạy? (Hiện tại học liệu điện tử không mở được bằng trình duyệt Cốc cốc) (LQĐ) 3. Một số bài tập trong học liệu điện tử dạy như thế nào? (NP; NT) VD: bài 4 tr.79: cho các số 8, 2, 6. Viết các phép tính cộng, trừ, Nếu viết các phép cộng bất kì 2 + 6 = 8 trước thì phần mềm báo sai, làm chưa đúng mà phải viết 6 + 2 = 8 rồi mới viết 2 + 6 = 8 Nếu viết phép tính trừ 8 - 6 = 2 thì phần mềm báo sai mà phải viết 8 - 2 = 6 trước rồi mới viết 8 - 6 = 2 4. Bài tập 4a tr.129 bài Phép trừ dạng 17 – 2 với tình huống trong bài: Giỏ có 14 quả táo, lấy ra 4 quả táo nhưng viết phép tính 14 – 4 = 10 phần mềm báo sai? (NVC)
  3. I. Học liệu điện tử Giải đáp Hiện nay Học liệu điện tử chưa được chuyển giao bởi phần mềm còn một số lỗi nên bộ phận kĩ thuật đang tiếp tục chỉnh sửa. Trong khoảng 1 – 2 tuần tới, sau khi Học liệu điện tử được nghiệm thu sẽ có hướng dẫn các đ/c Download xuống.
  4. I. Học liệu điện tử 5. GV có thể không mở Học liệu điện tử mà dùng bộ đồ dùng học toán hoặc vật thật dùng trực quan để hình thành kiến thức cho HS được không? (NVX) Giải đáp Đồ dùng dạy học trong các tiết học do GV lựa chọn sao cho hiệu quả nhất tùy thuộc vào đối tượng HS của lớp và phương pháp tổ chức các hoạt động của GV. Vì vậy GV có thể chọn lọc các nội dung để sử dụng không nhất thiết GV phải sử dụng 100% tư liệu có trong Học liệu điện tử.
  5. II. Thiết bị và đồ dùng dạy học Đồ dùng dạy học được cấp thì bao giờ có? (CVA) Giải đáp - Thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu sẽ được cấp nhưng đơn giản như dụng cụ học số, phép thính, khối hộp chữ nhật, khối lập phương, (theo Thông tư số 05/2019/TT- BGDĐT ngày 05 tháng 04 năm 2019, Danh mục thiết bị tối thiểu lớp 1). Thời gian được cấp tùy thuộc vào Sở GDĐT vì phải lựa chọn theo quy trình. - Ngoài các thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu ra thì phải mua. Nhưng đối với Toán 1 – Cánh Diều không cần vì các ĐDDH để dạy học môn Toán 1 – Cánh diều phù hợp theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của BGD, chỉ cần làm thêm 2 ĐDDH đó là: khay 10 và Bảng các số từ 1-100.
  6. III. Kiểm tra, đánh giá - GV có được chấm điểm vào vở bài tập toán không hay nhận xét như trước? - Một năm kiểm tra định kì 3 lần hay 4 lần? (NV) Giải đáp - Ngày 1/9 (hôm nay) công bố Thông tư sửa đổi TT 22, chúng ta sẽ thực hiện theo nội dung của Thông tư sửa đổi khi Thông tư sửa đổi có hiệu lực. Hiện nay, chúng ta vẫn thực hiện theo TT 22.
  7. IV. Hệ thống sách, các tài liệu tham khảo bổ trợ (in giấy), vở viết 1. Khi dạy các bài có Học liệu điện tử mà có tranh ảnh như SGK, GV có thể không cho HS mở SGK thảo luận nhóm đôi mà để HS tập trung hơn vào hoạt động quan sát hình thành kiến thức mới thì GV có thể chỉ mở học liệu điện tử cho HS quan sát thảo luận nhóm cặp đôi, khám phá hình thành kiến thức mới cho các em kết hợp với việc sử dụng bộ đồ dùng, vật thật. Trước khi vào hoạt động thực hành luyện tập GV mới cho HS mở lại SGK để chuẩn lại kiến thức như thế có được không? (NVX) Giải đáp Quan điểm xây dựng chương trình GDPT 2018: chương trình là pháp lệnh, SGK là phương tiện. Vì vậy GV có thể lựa chọn học liệu trong SGK hoặc không, và có thể khai thác học liệu theo nhiều cách sao cho hiệu quả nhất tùy thuộc vào đối tượng HS của lớp, phương pháp tổ chức các hoạt động của GV. Các lớp 1 của chúng ta đều được lắp máy chiếu cố định, các đ/c GV cố gắng khai thác triệt để, hiệu quả Học liệu điện tử để giờ học đạt hiệu quả.
  8. IV. Hệ thống sách, các tài liệu tham khảo bổ trợ (in giấy), vở viết 2. Khi dạy, GV có được phép thay đổi phương án dạy khác với SGV không? (NVX) Giải đáp
  9. IV. Hệ thống sách, các tài liệu tham khảo bổ trợ (in giấy), vở viết 3. SGK và VBT kiến thức giống nhau nhưng yêu cầu bài tập khác nhau thì giáo viên soạn và dạy theo sách giáo khoa hay vở bài tập? (LQĐ; LV) Giải đáp VBT Toán - CD là để HS ghi thay cho vở ghi, để tiện cho việc HS làm bài, GV soạn bài theo nội dung ở VBT.
  10. IV. Hệ thống sách, các tài liệu tham khảo bổ trợ (in giấy), vở viết 4. Về vở viết: Đã có vở bài tập, học sinh thực hành vào đó. Viết ra vở thì đầu năm học sinh chưa viết được. Vậy giai đoạn nào viết vở? (HTM) Giải đáp HS viết vở Toán ô ly ở giai đoạn nào/có cần viết vở ô ly không thì tùy thuộc vào giáo viên nhưng nên thống nhất giữa các lớp trong trường. Nên có vở Toán ô ly để HS làm bài ở tiết Tăng buổi.
  11. IV. Hệ thống sách, các tài liệu tham khảo bổ trợ (in giấy), vở viết 5. Vở bài tập Toán - Trong Vở BTT bài tập 1 và bài tập 3 của Bài 9 trang 20 chỉ nên cho HS ghi chữ Đ vào (vì HS chưa học chữ S) (NVC) - Các câu lệnh ngay ở bài đầu có kênh chữ quá nhiều (trang 4, 5, 6, 7, 20, 26) (NT) - Bài 3 tr78: Chỉ ra khối hình hộp chữ nhật, khối lập phương nhưng chưa rõ khối lập phương. (HTM) - Kênh hình không rõ, mờ, khó nhìn (LHS; TVL) - Có những bài tập tranh minh họa chưa rõ, HS khó hình dung khi nhìn vào hình minh họa như: trang 8 ở bài vận dụng số 4 bức tranh quả thanh long không rõ; trang 20 ở bài 2 cây và quả lẫn với nhau rất khó nhìn; trang 30 bài 3 phần b tranh hình cá không rõ; trang 42 bài 4 phần b hình những chiếc bút không rõ; bài 3 phần b trang 49 vở BT tập 2 tính điểm ở trò chơi phi tiêu (LHS; TVL; NT; TQT)
  12. IV. Hệ thống sách, các tài liệu tham khảo bổ trợ (in giấy), vở viết Giải đáp Các ý kiến đã phản ánh tới Quản trị viên nhóm Phát triển Toán – CD: xem xét và báo lại bên bộ phận chế bản in ấn để lưu ý cho những năm học sau. Trong năm học này, GV sẽ khắc phục như sau: - Bài điền Đ/S: GV hướng dẫn HS viết chữ S (HS sẽ làm được vì thực tế chữ S gồm 2 nét cong phải và cong trái viết liền theo chiều dọc, HS có thể viết được mà không mất nhiều thời gian). - Bài có câu lệnh nhiều chữ GV đọc để HS lắng nghe hoặc có thể gọi HS nếu có HS trong lớp đã biết đọc các câu lệnh (Toán hiện hành cũng có nhiều bài câu lệnh dài). - Bài có hình ảnh mờ HS khó đếm, khó nhìn thì ta cho HS quan sát ở SGK (vì hình ảnh ở SGK giống và in màu nên rất rõ nét).
  13. IV. Hệ thống sách, các tài liệu tham khảo bổ trợ (in giấy), vở viết 6. Vở bài tập Toán Bài 30: Luyện tập (trang 54). Bài tập 3: Tô màu vào phép tính có kết quả sai và sửa lại cho đúng. Khi HS sửa lại thì sửa luôn vào vở bài tập xuống phần trống hay viết ra vở kẻ ly ? (LHS; TVL) Giải đáp HS sửa lại phép tính sai bằng cách viết vào dòng kẻ phía dưới bài tập (có 1 dòng kẻ đủ để HS viết lại 2 phép tính sai)
  14. V. Số 1. - Luyện viết chữ số trong toán với Luyện viết chữ số trong vở Luyện viết không đồng nhất cách viết (vẫn biết là các chữ số 2,3,4,5,7 có hai cách thể hiện nhưng đối với HS lớp 1 các bạn ấy mới bắt đầu tập viết thì nên giới thiệu và yêu cầu viết 1 kiểu sau này khi các bạn ấy thành thạo rồi mới đưa kiểu 2) - Nhưng nếu không nhất thiết HS phải viết theo đúng mẫu có sẵn vậy có thể chấp nhận cho HS viết theo mẫu nào cũng được miễn là đúng số? (NVC) Giải đáp - Vở có mẫu sẵn: GV phải hướng dẫn để HS viết theo mẫu - Nếu không có mẫu: HS viết theo cách nào cũng được
  15. V. Số 2. Các số đến 10 - Vở bài tập có 4 bài tương ứng SGK, có thêm bài 5 tập viết số thì sẽ bố trí cho HS viết vào thời điểm nào? - Bài số 0 có thêm bài 4,5 thì có thể đẩy sang tiết Tăng buổi được ko? - Bài: Em ôn lại những gì đã học (2 tiết) lên tiết 1 cho HS làm các bài tập 1- 6 VBT trang 26. Tiết 2: HS làm bài kiểm tra số 1 như VBT là phù hợp. - SGK giới thiêụ các số đến 10 cao 4 ly. Vậy khi dậy có hoạt động giáo viên phải hướng dẫn HS tập viết số vào bảng con nên thống nhất cho HS viết số cao 2 ly vì trong VBT chữ số mẫu cũng cao 2 ly. (TQT) Giải đáp - Bài 5 tập viết số có thể làm trước bài 1 nếu HS viết số trên bảng con chưa tốt, có thể viết theo đúng thứ tự bài hoặc viết ở tiết Tăng buổi tùy theo tiến độ tiết học. - Tuỳ theo tiến độ học tập của HS, GV linh hoạt trong việc chuyển nội dung nào đó sang tiết Tăng buổi cũng như sắp xếp các hoạt động ở bài có 2 tiết. - Thống nhất hướng dẫn HS tập viết số cao 2 ly.
  16. V. Số 3. So sánh các số trong phạm vi 10 (SGK tr24) dựa vào số lượng. Vậy so sánh các số có 2 chữ số cũng dựa vào việc so sánh các chữ số chục, đơn vị có được không hay nhất thiết phải dựa vào cách đếm. (HTM; NT) Giải đáp Quan điểm dạy học của Toán 1 – CD: so sánh số dựa trên phép đếm, thứ tự số. Khi học bài so sánh số yêu cầu HS phải hiểu và thực hiện theo quan điểm đó. Khi HS đã thành thạo, có thể thực hiện việc so sánh theo hàng.
  17. V. Số 4. Khi dạy học sinh về so sánh số, sách cánh diều đưa ra cách so sánh theo thứ tự (số nào đứng trước thì nhỏ hơn, số nào đứng sau thì lớn hơn). Cách này chỉ phù hợp với dãy số xếp theo thứ tự xuôi (từ bé đến lớn). Nhưng với dãy số xếp theo thứ tự ngược lại (từ lớn đến bé) thì hoàn toàn không hợp lí. Nên chăng cần xem xét lại vấn đề này? (LQĐ) Giải đáp Các số cần so sánh không mấy khi đầu bài cho lần lượt theo thứ tự xuôi hoặc thứ tự ngược mà lẫn lộn. So sánh số theo quan điểm Toán 1 – CD: số nào đứng trước thì nhỏ hơn, số nào đứng sau thì lớn hơn có nghĩa là HS phải đặt các số đầu bài cho vào dãy số tự nhiên để so sánh.
  18. VI. Phép tính 1. Phép cộng, trừ trong phạm vi 10 Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiếp) : 2 tiết Tiết 1: Nên để học sinh hình thành bảng cộng phạm vi 10 và học thuộc. Tiết 2: Làm các bài tập 1,2,3,4 (TQT) Giải đáp Tuỳ theo tiến độ học tập của HS, GV linh hoạt trong việc sắp xếp các hoạt động ở bài có 2 tiết (SGK và SGV cũng không phân định tiết 1, tiết 2).
  19. VI. Phép tính 2. Các bài tập đặt tính rồi tính như 43 + 16 có cần phải ghi kết luận hàng ngang sau khi đặt cột dọc không? (HTM; KĐ; LHS; TTX) Giải đáp -Bài tập này HS không cần viết kết luận hàng ngang, HS hiểu và thực hiện được 2 việc: thứ nhất là đặt tính, thứ hai là tính kết quả dựa theo việc đặt tính. - Khi trình bày miệng thì nên cho HS nêu Kết luận: Ví dụ: 3 cộng 6 bằng 9, viết 9 4 cộng 1 bằng 5, viết 5 Vậy 43 + 16 = 59 * Vấn đề này là ta đang tạm thống nhất linh hoạt với HS lớp 1 (làm nhẹ yêu cầu, vì HS lớp 1 viết chậm). Phòng GD&ĐT sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Sở GD&ĐT xem có cần ghi kết luận dưới phép tính cột dọc đối với lớp 1 hay không? Khi đó sẽ trao đổi lại với các nhà trường)
  20. VI. Phép tính 3. Dạng phép tính 14 + 3 dạy tính kết quả bằng nhẩm đếm thêm. Nếu học sinh tư duy ngay được 14 + 3 = 17 mà không đếm thêm có được không? (HTM) Giải đáp Trong tiết dạy bài mới, HS phải thực hiện theo cách đếm thêm vì đó là cốt lõi, là mục tiêu của tiết học. Những tiết học sau, khi học sinh đã thành thạo thì có thể tư duy để tìm ngay ra kết quả.
  21. VI. Phép tính 4. Phép tính dạng 5 + 2 + 1 = ? chỉ cần viết luôn kết quả bằng 8 hay phải viết: 5 + 2 + 1 = 8 7 (HTM; TTX) Giải đáp HS viết luôn kết quả (chỉ khi HS trình bày miệng để nêu cách tính thì phải nêu đủ 2 bước).
  22. VI. Phép tính 5. Trong chủ đề phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, HS được học 2 bài làm quen với phép cộng - dấu cộng, sau đó học phép cộng trong phạm vi 6 và ngay bài hôm sau đã phải lập bảng và thuộc các phép tính trong phạm vi 6 (SGK/40) liệu rằng có quá khó so với HS đầu năm không? Vì so với chương trình hiện hành bảng này là 1 sự tích hợp của bảng phép cộng trong phạm vi 3, 4, 5 mà ở chương trình hiện hành bảng cộng trong phạm 3,4,5 được làm rất kỹ, mỗi bảng là một bài riêng và có bài luyện tập xen kẽ. Sang đến phép cộng trong phạm vi 10 HS học bài phép cộng trong phạm vi 10 (SGK/44), đến bài tiếp theo là luyện tập, rồi tiếp đến là bài phép cộng trong phạm vi 10 (tiếp theo) SGK/48 HS phải lập bảng phép cộng trong phạm vi 10 và nhớ các phép cộng đó có tổng cộng là 45 phép tính, liệu HS có nhớ hết được không? Trong khi ở chương trình hiện hành chia nhỏ ra là phép cộng trong phạm vi 7, phép cộng trong phạm vi 8, phép cộng trong phạm vi 9, phép cộng trong phạm vi 10 rõ ràng và cũng có các bài luyện tập xen giữa. (Lộc Hạ)
  23. VI. Phép tính Giải đáp - Phép cộng trong PV 6 (tiếp theo): sau 4 bài HS sẽ nhớ được 14 phép tính - Sau tiết học HS chưa cần thuộc ngay các phép tính. Ví dụ: Bài 2/tr.45 HS có thể tìm kết quả bằng nhiều cách khác nhau (nhẩm, đồ dùng, que tính, ngón tay). Quan điểm Toán 1 – CD: quan tâm đến cách tìm ra kết quả hơn là chú ý đến kết quả của phép tính.
  24. VI. Phép tính 6. Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ 1. Giải toán được tích hợp, tinh giản vậy có phải dạy học sinh hiểu bài toán xuất hiện trong chủ đề 4. (HTM) 2. Các bài vận dụng giải quyết tình huống có cần học sinh nêu miệng tình huống không? (HTM; LHS) 3. Bài 4 tr133: 1A: 5 chục quyển vở . . . quyển vở? 1B: 4 chục quyển vở Vậy viết 5 chục + 4 chục = 9 chục/Hay viết 50 + 40 = 90 Nếu viết 50 + 40 = 90 có phải viết bước đổi 5 chục = 50 .không? (HTM) Giải đáp - HS hiểu tình huống và nêu miệng một cách đơn giản, ngắn gọn chứ không cần nêu đầy đủ bài toán có lời văn. - Viết 50 + 40 = 90, không cần đổi vì đầu bài yêu cầu điền số vào phép tính và câu trả lời chứ không yêu cầu giải toán.