Trao đổi, giải đáp và thống nhất một số nội dung sau tập huấn sách giáo khoa Lớp 1 môn Tự nhiên và xã hội

pptx 22 trang thungat 5590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trao đổi, giải đáp và thống nhất một số nội dung sau tập huấn sách giáo khoa Lớp 1 môn Tự nhiên và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxtrao_doi_giai_dap_va_thong_nhat_mot_so_noi_dung_sau_tap_huan.pptx

Nội dung text: Trao đổi, giải đáp và thống nhất một số nội dung sau tập huấn sách giáo khoa Lớp 1 môn Tự nhiên và xã hội

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRAO ĐỔI, GIẢI ĐÁP VÀ THỐNG NHẤT MỘT SỐ NỘI DUNG SAU TẬP HUẤN SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
  2. Sau khi được tập huấn về sử dụng Sách giáo khoa – Sách giáo viên môn TNXH lớp 1 Đội ngũ báo cáo viên môn TNXH đã nhận được : - 6 trường có câu hỏi, thắc mắc cần giải đáp đó là: CV.An; Lộc An; Lộc Hạ; Nguyễn Trãi; NV.Cừ; NV.Xuân; - 17 trường còn lại không có ý kiến bao gồm: HTM; HV; KĐ; LHS; LQĐ; LV; MX; NP; NV; NVT; PHT; TNT; TP; TQT; TTX; TVL; L. Hòa
  3. Các câu hỏi, thắc mắc cần giải đáp của cả 6 nhà trường đều tập trung vào Sách bài tập. Điều đó chứng tỏ Sách giáo khoa TNXH của bộ sách Cánh diều nhận được sự đồng tình rất lớn của các nhà trường Các câu hỏi và thắc mắc của 6 trường về Sách bài tập môn TNXH có nội dung tập trung vào 3 ý như sau: + Ý 1: Trong yêu cầu của bài tập có nội dung: HS viết vào chỗ . để hoàn thành bài tập – trong khi học sinh chưa biết viết -? + Ý 2: Một số bài tập ở các trang có quá nhiều kênh chữ - trong khi học sinh chưa biết đọc -? + Ý 3: Nội dung và yêu cầu của một số bài tập còn quá sức, hình thức chưa đảm bảo như tranh vẽ quá nhỏ ?
  4. + Ý 1: Trong yêu cầu của bài tập có nội dung: HS viết vào chỗ . để hoàn thành bài tập – trong khi học sinh chưa biết viết – là câu hỏi của các trường: CV.An; Lộc An; Lộc Hạ; Nguyễn Trãi; NV.Cừ; NV.Xuân; + Ý 2: Một số bài tập ở các trang có quá nhiều kênh chữ - trong khi học sinh chưa biết đọc - là câu hỏi của các trường: NV.Cừ; NV.Xuân; + Ý 3: Nội dung và yêu cầu của một số bài tập còn quá sức, hình thức chưa đảm bảo như tranh vẽ quá nhỏ là câu hỏi của các trường: Nguyễn Trãi; NV.Cừ; NV.Xuân;
  5. + Ý 1: Trong yêu cầu của bài tập có nội dung: HS viết vào chỗ . để hoàn thành bài tập – trong khi học sinh chưa biết viết - ? + Ý 2: Một số bài tập ở các trang có quá nhiều kênh chữ - trong khi học sinh chưa biết đọc - ? Câu 1,( CVA): Khi HS chưa biết viết và biết đọc hết bảng chữ cái, nhưng trongVBT Tự nhiên và Xã hội đã yêu cầu: Viết vào chỗ để hoàn thành câu (Câu 1b, trang 4) Em tên là Viết vào chỗ địa chỉ của nhà em (Câu 2 trang 8) Địa chỉ của nhà em Câu 2,( LA): Vở bài tập Tự nhiên và xã hội, nhiều trang có bài yêu cầu học sinh làm bài tự luận như viết họ và tên của em, viết địa chỉ nhà em, trong khi đa số học sinh chưa biết đọc, biết viết. GV sẽ có phương án như nào? Cụ thể: - Câu 1b trang 4: Viết vào chỗ .để hoàn thành những câu sau - Câu 2 trang 8: Viết vào chỗ .địa chỉ của nhà em - Câu 1 trang 13: Viết tên các thành viên trong gia đình em và công việc nhà của họ vào bảng sau - Câu 1 trang 15: Viết tiếp vào chỗ . để giới thiệu về lớp học của em
  6. Câu 3,( LH ): Vở bài tập Tự nhiên - Xã hội trong những bài đầu tiên đã có yêu cầu HS viết chữ trong khi các con chưa biết đọc, biết viết. Vậy có thể chuyển sang làm miệng được không? Câu 4,( NT ): Vở BT Tự nhiên và xã hội: + Trang 4: ngay từ bài đầu tiên đã yêu cầu HS viết tên, gia đình em có mấy người. + Trang 8: Yêu cầu HS viết địa chỉ nhà em. Các hình vẽ quá nhỏ, HS khó tô màu. + Trang 10, 11, 28, 31: Kênh chữ quá nhiều. + Trang 40, câu 2: quá khó với HS lớp 1. Câu 5, ( NVX): 1. Vở bài tập TN&XH kênh chữ rất nhiều trong khi HS chưa biết đọc. Vậy GV cần có biện pháp nào để tháo gỡ vấn đề này giúp HS thực hiện BT có hiệu quả? Vậy GV cho HS trả lời miệng có được không?
  7. Câu 6, ( NVC): - Các bài tập trong Vở BT TN – XH : Yêu cầu HS viết vào chỗ của câu 2 trang 8, câu 4 trang 12, câu 1 trang 13, câu 1 trang 15, câu 2b trang 16, câu 1 và câu 2b trang 18,câu 4 trang 19, câu 6 trang 20, câu 1a, 1b trang 21, câu 2, câu 3 trang 25, câu 4 trang 26, câu 8 trang 27, bài Thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường, đều yêu cầu HS viết câu trả lời hoặc hoàn thành câu nhưng trong giai đoạn này HS chưa học hết chữ ghi âm. Nên những bài tập này nên đổi thành yêu cầu Kể (hoặc Nói hoặc Nêu) cho cô và bạn nghe Cụ thể Ví dụ: Câu 2 trang 8: Viết vào chỗ địa chỉ nhà của em. Địa chỉ nhà của em: Vậy có thể thay bằng: Nói cho cô và các bạn nghe Địa chỉ nhà của em. Câu 1 trang 15: Viết tiếp vào chỗ để giới thiệu lớp học của em. - Em học lớp , trường - Cô giáo/ thầy giáo lớp em tên là - Lớp em có bạn. GV có thể thay yêu cầu bài tập bằng cách yêu cầu và hướng dẫn HS nói thành câu kể tên lớp, tên trường, tên cô giáo/ thầy giáo chủ nhiệm của em. Câu 2 trang 25: Thay yêu cầu viết bằng yêu cầu Nối * Tóm lại: Đối với vở BT TN–XH nên cho HS làm miệng những bài tập có yêu cầu viết trong HKI.
  8. Giải đáp - Ý 1 + Ý 2 Câu 1, 2, 4, 5, 6- ở học kì 1 các em chưa thể đọc được yêu câu các bài trong vở bài tập thì GV sẽ nêu yêu cầu giúp các con, giải thích, hướng dẫn yêu cầu đó chi tiết, cụ thể hơn để các em hiểu nội dung từng bài và có thể hoàn thành được nội dung từng bài. Ví dụ: Viết vào chỗ để hoàn thành câu (Câu 1b, trang 4) Viết vào chỗ địa chỉ của nhà em (Câu 2 trang 8) Viết tiếp vào chỗ để giới thiệu lớp học của em.(Câu 1 trang 15) -Ở các tuần đầu học kì 1 việc các em viết câu trả lời vào chỗ chấm là việc khá khó khăn. Thay bằng HS phải viết theo yêu cầu của đề bài GV cho HS đứng lên giới thiệu cho cô và bạn nghe tên mình, gia đình mình có mấy người, địa chỉ nhà mình ở đâu .để HS ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, tự trả lời được yêu cầu các bài tập trong vở bài tập. GV hoàn toàn có thể: Thay thế yêu cầu viết ➔ trả lời bằng miệng.
  9. Ví dụ: A,Viết vào chỗ để hoàn thành câu (Câu 1b, trang 4) Em tên là Gv cho HS tự giới thiệu bằng miệng tên của mình cho cô giáo và các bạn nghe (có thể cho trao đổi cặp đôi để hỏi tên bạn và giới thiệu tên mình) bạn An: Tớ tên là Nguyễn Văn An. Còn bạn? bạn Minh: Tớ tên là Vũ Đức Minh. B, Viết vào chỗ địa chỉ của nhà em (Câu 2 trang 8) Địa chỉ của nhà em GV cho HS trả lời miệng, kể cho cô và cả lớp nghe tên hay địa chỉ nhà mình đang ở, yêu cầu HS ghi nhớ địa chỉ đó. Còn phần hoàn thành vào vở bài tập, GV hoàn toàn có thể giao thành bài tập ứng dụng yêu cầu HS về nhà cùng bố mẹ hỗ trợ cùng con hoàn thành bài, hoặc có thể cùng con viết thông tin vào vở (1 lần nữa sẽ giúp các con ghi nhớ lại địa chỉ nhà mình).
  10. •Với HS lớp 1, khi các em chưa biết đọc biết viết. GV cần: - Nêu yêu cầu giúp các con, giải thích, hướng dẫn yêu cầu đó chi tiết, cụ thể hơn. - Thay thế yêu cầu viết ➔ trả lời bằng miệng hoặc bằng các thẻ từ, bảng màu, kí hiệu (chứa đựng thông tin, dữ liệu) để HS hoàn thành yêu cầu bài tập.
  11. Ảnh bài tập minh họa
  12. Ảnh bài tập minh họa
  13. Ảnh bài tập minh họa
  14. Ảnh bài tập minh họa
  15. Với bài tập 2 này. Thay vì Học sinh chọn từ trong khung và VIẾT vào chỗ chấm. Giáo viên có thể linh hoạt thay nội dung thẻ chữ viết bằng các thẻ màu hoặc các kí hiệu ( có thông tin ) để học sinh lựa chọn và gán vào các bức tranh cho phù hợp. Giáo viên cũng hoàn toàn có thể thiết kế thành một trò chơi học tập, thi gắn các thẻ màu vào bức tranh tương ứng – tất cả để đảm bảo mục tiêu HS hiểu được nơi có cánh đồng lúa, nhà cửa thưa thớt là vùng nông thôn, thị trấn thì nhà cửa san sát, đường phố rộng rãi. Thành phố thì đông đúc, xe cộ đi lại tấp nập và nhiều nhà cao tầng.
  16. + Ý 3: Nội dung và yêu cầu của một số bài tập còn quá sức, hình thức chưa đảm bảo như tranh vẽ quá nhỏ ? Câu 4,( NT ): Vở BT Tự nhiên và xã hội: + Trang 8: Yêu cầu HS viết địa chỉ nhà em. Các hình vẽ quá nhỏ, HS khó tô màu. + Trang 10, 11, 28, 31: Kênh chữ quá nhiều. + Trang 16; Trang 15, câu 1; Trang 12, 13, 18, 19, 20, 21, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33, quá sức, HS chưa biết viết, chưa học số. + Trang 40, câu 2: quá khó với HS lớp 1. Câu 6, ( NVC): Câu 3 trang 25: Với câu hỏi: Theo em, tất cả các cộng đồng đều có chung đặc điểm gì? - là 1 câu hỏi khó đối với HS lớp 1. Câu 5, ( NVX):Yêu cầu của vở bài tập TN&XH có nhiều câu hỏi khó đối với HS.
  17. Giải đáp - Ý 3 -Nội dung yêu cầu của bài quá sức với HS: GV cần nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học, yêu cầu cần đạt để hỗ trợ HS giải quyết yêu cầu của bài tập. Hình thức thể hiện có thể linh hoạt. - Không quá chú ý tới hình thức trình bày của tranh vẽ trong vở bài tập mà quên đi mục tiêu và yêu cầu cần đạt trong nội dung bài tập đó.
  18. Ảnh bài tập minh họa
  19. Đây không phải là một bài tập quá sức với học sinh nếu GV cho HS linh hoạt trong hình thức làm bài. Cụ thể: thay vì HS phải viết các thông tin nổi bật về Tết Nguyên đán thì các em sẽ sưu tầm các bức tranh, ảnh có liên quan đến tới Tết Nguyên đán như: bánh trưng, chợ hoa, cảnh cả nhà quây quần sum họp, .
  20. Ảnh bài tập minh họa
  21. Hình vẽ của VBT có nhỏ dẫn tới HS khó tô màu nhưng đây không phải là trở ngại lớn. Giáo viên cần hướng dẫn và giúp học sinh nhận biết được đâu là ngôi nhà gần giống với nhà ở của mình. Đó mới là mục tiêu và yêu cầu cần đạt của nội dung bài tập này. Không quá chú trọng vào việc HS tô đẹp hay không đẹp.
  22. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!