Bài dự thi tìm hiểu Thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo

doc 11 trang thungat 9910
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi tìm hiểu Thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_du_thi_tim_hieu_than_the_su_nghiep_cuoc_doi_hoat_dong_ca.doc

Nội dung text: Bài dự thi tìm hiểu Thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀN THUYÊN BÀI DỰ THI TÌM HIỂU: “Thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo” Họ và tên: Nghề nghiệp: Học sinh Đơn vị công tác: Trường THPT Hàn Thuyên
  2. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng, đồng chí Lê Quang Đạo đã sớm giác ngộ và đến với cách mạng từ khi còn rất trẻ. Ngay từ khi còn trẻ, đồng chí đã thể hiện là một người cộng sản kiên trung, được Đảng, Nhà nước, Bác Hồ và nhân dân tin tưởng. Ở tuổi 20, đồng chí được giao trọng trách là Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh, sau đó là tỉnh Phúc Yên; Xứ ủy viên rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí được Đảng tin tưởng giao cho các trọng trách: Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Khu ủy khu XI, Bí thư Liên Tỉnh ủy Hà Nội-Hà Đông, Ủy viên Thường vụ Liên Khu ủy khu III, Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương. Từ năm 1950 đến năm 1976, đồng chí được Đảng điều động vào quân đội. Suốt những năm trong quân ngũ, đồng chí Lê Quang Đạo đã đem hết tài năng và sức lực, tâm hồn, trí tuệ xây dựng và chỉ đạo ngành tuyên huấn quân đội. Đồng chí là một nhà hoạt động tư tưởng và văn hóa xuất sắc của quân đội và của Đảng. Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí đã cùng với Quốc hội đẩy mạnh công tác lập hiến, lập pháp, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật. Trên cương vị Bí thư Đảng đoàn, tham gia Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, suốt 17 năm liên tục, đồng chí Lê Quang Đạo đã phấn đấu nâng cao vai trò của Mặt trận trong sự nghiệp đổi mới, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đồng chí đã giúp Trung ương xây dựng Nghị quyết “Đại đoàn kết dân tộc, tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất trong tình hình mới”, chủ trì việc soạn thảo “Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, được Quốc hội khóa X thông qua năm 1999. Năm 1999, ba tháng trước khi mất, trong lá thư cuối cùng ngày 3 tháng 4 gửi Bộ Chính trị, đồng chí đã nói rõ quan điểm về vị trí, vai trò, trách nhiệm của Mặt trận: “Mặt trận phải góp phần cùng nhân dân và nhà nước làm nhiệm vụ
  3. giám sát sao cho có hiệu lực và hiệu quả nhất”. Ở trong bệnh viện, dù bệnh tình không thuyên giảm, đồng chí vẫn cố gắng tận lực, bổ sung báo cáo chuẩn bị cho Đại hội V (tháng 8-1999) của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về đồng chí Lê Quang Đạo: “Con người Lê Quang Đạo là con người trung thực, có tính nguyên tắc cao với tấm lòng nhân hậu, thương yêu đồng chí. Anh làm việc hăng say, có hiệu quả và làm việc đến hơi thở cuối cùng ”. Đồng chí Lê Quang Đạo đã để lại một tấm gương sáng cho các thế hệ học tập, noi theo. 1. Người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo Văn hóa Cứu quốc Lật đổ cả một chế độ thực dân, phong kiến hàng trăm năm với một bộ máy cai trị hung dữ, xảo quyệt được trang bị tất cả những vũ khí và phương tiện đàn áp man rợ nhất, đối với những người cách mạng chỉ có tay trắng là một công việc phi thường. Những kẻ luôn tin vào vũ khí không bao giờ ngờ tới một sự đảo ngược tình thế kinh ngạc đến thế, khi mà so sánh lực lượng luôn luôn nghiêng hẳn về phía chúng. Quân đội, nhà tù, cảnh sát là rất cụ thể, đập ngay vào mắt mọi người, còn lòng yêu nước và ý chí độc lập lại được cất giấu am thầm sau những tấm áo vá chằng đụp, những góc phố tối tăm. Trí tuệ ở đâu với một dân tộc 95% mù chữ? Sức mạnh ở đâu với một đồng bào trước trận đói khủng khiếp nhất trong lịch sử, cướp đi hơn một phần mười số dân trong cả nước. Trong lúc kẻ thù hăm hở tìm cách chế tạo các vũ khí giết người hiện đại
  4. nhất, thì cách mạng lại bắt đầu bằng một phương pháp cổ điển mà Nguyễn Trãi đã vạch ra từ mấy trăm năm trước, kế đánh vào lòng người. Chân dung đồng chí Lê Quang Đạo Đề cương văn hóa 1943 cũng là một trong những diệu kế đánh vào lòng người, chỉ khác đây lại là những người chọn lọc trong số 5% số dân biết chữ. Tư tưởng, đường hướng đã sáng rõ. Nhưng oái oăm, người đi tổ chức và thuyết phục thì học hành, đỗ đạt, tiếng tăm lại không bằng những người cần được thuyết phục. Bỗng nhớ lời Đồng chí Lê Duẩn, sau khi có chủ trương chiến lược, thành hay bại là tùy thuộc vào phương pháp, phương pháp và phương pháp. Lê Quang Đạo là mẫu mực về phương pháp vận động cách mạng. Anh trở lại Hà Nội sau 8 lần thay đổi cấp ủy thành phố. Trọng điểm của cách mạng luôn là trung tâm của đàn áp của kẻ thù. Trước một tình thế như vậy, việc hàng đầu của đồng chí Bí thư Ban cán sự là nhanh chóng nắm lại các cơ sở, xốc lại cả một đảng bộ bị chà đi sát lại nhiều lần, và quan trọng nhất là phải thần thông biến hóa lọt qua mắt lưới cảnh sát dày đặc của kẻ thù. Thật không thể tưởng tượng nổi con người nhỏ nhắn, thư sinh, còn rất trẻ ấy đã đảm đương một cách tài ba cương vị người đứng đầu tổ chức Đảng của thành phố như thế nào trong hoàn cảnh hoàn toàn bí mật với những diễn biết hết sức mau lẹ của tình hình. Đề cương văn hóa 1943 là ngọn cờ tập hợp và ánh sáng soi đường xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam. Người có công đầu thay mặt Thường vụ Trung ương đưa mệnh lệnh chiến đấu của Đảng thành hiện thực cuộc sống là đồng chí Lê Quang Đạo. Trực tiếp tuyên truyền, vận động từng văn nghệ sĩ, trí thức, đồng chí đã thành lập được khá sớm tổ Văn hóa Cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội với hai nhánh là văn học, nghệ thuật và Hội truyền bá quốc ngữ. Các thành viên bền văn học là Nguyễn Đình Thi, Như Phong, Tô Hoài, Trần Huyền Trân, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng Bên Hội truyền bá quốc ngữ là Nguyễn
  5. Hữu Đang, Nguyễn Văn Tố, Vũ Quốc Uy Từ tổ chức Văn hóa Cứu quốc đầu tiên này phát triển, mở rộng về Hải Phòng và Nam Định. Đồng chí Lê Quang Đạo đã có lần suýt bị bắt tại một cơ sở ở phố Phó Đức Chính khi đến gặp Tổ văn hóa cứu quốc. Hình thành tổ chức rồi, còn phải lo huấn luyện tỉ mỉ nội dung sinh hoạt thế nào, cách che mắt địch ra sao, dự liệu cả khi bị bắt thế nào. Rồi chuẩn bị ra tạp chí Tiên Phong, cơ quan ngôn luận của văn nghệ cách mạng. Trả lời câu hỏi của Tô Hoài “Khi khởi nghĩa Văn hóa Cứu quốc làm gì?” Đồng chí Lê Quang Đạo nói: - “Văn hóa Cứu quốc của chúng ta viết kịch kêu gọi toàn dân - Trần Quốc Tuấn, như Nguyễn Trãi và Văn hóa Cứu quốc cầm vũ khí ra tiền tuyến như đồng bào các giới cứu quốc”. Như vậy là, quan niệm về thiên chức nghệ sĩ - chiến sĩ đã được đồng chí xác định ngay từ những buổi đầu. Cái chất thép của các nhà văn hóa kiên quyết giữ gìn phẩm tiết cách mạng đã được Tô Hoài kể lại hết sức cảm động khi các anh bị địch bắt, bị tra tấn dã man tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội: “Hồi sáng đi qua xà lim, Như Phong lại nhòm vào cái lỗ của mắt bò. Tôi trông ra chỉ thấy râu ria đen ngòm. Như Phong nói to: - Trông tao đây này! Vững vàng, vững vàng, nhớ chưa! Uy (Vũ Quốc Uy - HT) thì đầu trọc, ghé vào lỗ cửa thì thào: - Lúc nào nó quay điện thì há mồm ra cho sùi bọt mép, đỡ đau. Nghĩ đến lá cờ đỏ là quên hết, cờ đỏ, cờ đỏ, nhớ chưa. Cũng giống như Tố Hữu chịu mọi cực hình trong các nhà lao Thừa Phủ ở Huế, ở Quy Nhơn, Lao Bảo, những hạt nhân của Văn hóa Cứu quốc tuy mới ghép vào hàng ngũ cách mạng đã tỏ rõ cái chất thép được tôi trong lửa nóng và nước lạnh. Những phẩm chất cao đẹp đó sẽ còn được nhân lên trong bão táp chiến trường trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ với những tấm gương hy sinh lẫm liệt như Trần Đăng, Thôi Hữu, Trần Mai Ninh, Nguyễn Thi, Lê
  6. Anh Xuân, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý, Bùi Nguyên Khiết Có thể nói, từ những hạt giống đầu tiên của Văn hóa Cứu quốc do đồng chí Lê Quang Đạo trực tiếp nhen nhóm, gây dựng đã vật nền móng vững chắc cho đội ngũ văn học nghệ thuật cách mạng hùng hậu của chúng ta ngày nay. 2. Đồng chí Lê Quang Đạo là người trực tiếp tổ chức lực lượng đội ngũ văn nghệ sĩ trong quân đội Năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn Tổng phản công. Đảng huy động nhiều cán bộ cao cấp bổ sung cho quân đội. Đồng chí Lê Quang Đạo nhập ngũ, được cử làm Cục trưởng Cục Tuyên huấn đầu tiên của Tổng cục Chính trị. Từng là người viết báo và với kinh nghiệm hoạt động của văn hóa cứu quốc, đồng chí đã có một quyết đoán mau lẹ tập trung tất cả các văn nghệ sĩ trong các sư đoàn của chủ lực thành Đoàn Văn công quân đội. Nhà thơ Chính Hữu cho biết: “Thực ra đó là một Đoàn Công tác văn nghệ của quân đội gồm các ngành văn học nghệ thuật khác nhau (văn, nhạc, họa) với những tên tuổi như Vũ Tú Nam, Hoàng Cầm, Trần Dần, Đỗ Nhuận, Hoàng Tích Linh, Nhị Ca, Cao Nhi, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Đình Phúc, Văn Chung, Đinh Ngọc Liên.
  7. Tất cả tập trung trong một tổ chức chặt chẽ và thoải mái”. Với quyết định sáng suốt đó, đồng chí đã có công đầu xây dựng bồi dưỡng, huấn luyện đội quân tư tưởng, văn hóa nòng cốt đầu tiên trong quân đội. Đó là một binh chủng đặc biệt, nhằm xây dựng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người lính, là thép ngoài thép, là mặt trận trong các mặt trận. Đây là một sáng tạo độc đáo của quân đội ta, qua mỗi chặng đường kháng chiến lại được phát triển lên một bước mới, để có một đội ngũ văn nghệ sĩ mặc áo lính đông đảo về sau. Là người rất giỏi về xây dựng phong trào, nhưng đồng chí Lê Quang Đạo hiểu rất rõ văn học, nghệ thuật muốn vươn lên các đỉnh cao nhất thiết phải được chuyên nghiệp hóa. Kết hợp nhuần nhuyễn hai đội quân phong trào và chuyên nghiệp là xử lý mối quan hệ biện chứng giữa diện và điểm, bồi dưỡng và kết tinh. Nhất quán đường hướng xây dựng lực lượng văn nghệ nòng cốt, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, đồng chí Lê Quang Đạo đã chỉ đạo triệu tập các cây bút của các quân khu, các sư đoàn về một trại sáng tác tập trung trực
  8. thuộc Tổng cục Chính trị. Những tác giả tham dự trại sáng tác đó là lớp nhà văn trẻ tài năng bổ sung và làm giàu cho đội ngũ nhà văn quân đội thế hệ chống Pháp. Đố là Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi), Hồ Phương, Nguyên Ngọc, Phùng Quán, Trần Dần, Hữu Mai, Xuân Thiều, Hải Hồ, Mai Ngữ, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh, Nam Hà, Xuân Sách. Là người được giao nhiệm vụ lãnh đạo công tác tư tưởng, văn hóa của quân đội suốt trong hai cuộc kháng chiến, đồng chí Lê Quang Đạo là người hiểu biết và quý trọng tài năng, hiểu những quy luật đặc thù của công việc sáng tạo. Lãnh đạo của đồng chí vừa hấp dẫn vừa gợi mở. Lê Quang Đạo - người trực tiếp tổ chức lực lượng đội ngũ văn nghệ sĩ trong quân đội Bản thân tôi cũng được hưởng may mắn này. Sau chống Mỹ tôi loay hoay tự hỏi hòa bình thì đi đâu và sẽ làm gì? Đó cũng là câu hỏi của nhiều cây bút ở các quân binh chủng vừa qua một trận chiến ác liệt nhất. Trong lúc đang băn khoăn về hướng đi mới, được tin Tổng Cục Chính trị sẽ mở lớp bồi dưỡng sáng tác văn học, tôi khấp khởi làm hồ sơ và nhờ người đến nộp cho anh Hồ Phương ở Tạp chí Văn nghệ quân đội. Sau bao nhiêu khó khăn, cuối cùng lớp học đã được triệu tập mà người ra quyết định cuối cùng là đồng chí Lê Quang Đạo. Vừa dự trại viết toàn quân, vừa học văn hóa và đi thực thế, 6 năm sau, một thế hệ cầm bút chống Mỹ đã ra trường. Đó là Nguyễn Trí Huân, Trần Đăng Khoa, Thái Bá Lợi, Xuân Đức, Nguyễn Trọng Tạo, Đào Thắng, Nguyễn Hoa, Nguyễn Đức Mậu, Xuân Mai, Thuỵ Kha, Trung Trung Đỉnh, Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Khắc Trường, Dương Duy Ngữ, Lê Văn Vọng, Thái Vượng, Đình Kính, Nguyễn Ngọc Mộc, Tô Đức Chiêu, Phạm Hoa, Hữu Thỉnh Đã có những ý kiến, quyết liệt đòi đưa tất cả chúng tôi trở lại đơn vị để làm theo cái phương châm: “sống rồi hãy viết” Nhưng nhà thơ Chính Hữu kiên trì đề nghị và được đồng chí Lê Quang Đạo tán thành cần giữ lại đội ngũ này, phân
  9. công ngay về các đơn vị văn hóa, văn nghệ của toàn quân. Văn học nghệ thuật cũng như các lĩnh vực khác, tất cả đều bắt đầu từ con người để trở về con người. Nếu đồng chí không phải là người có nhãn quan văn hóa ở tầm chiến lược thì thế hệ những người cầm bút chúng tôi mãi mãi chỉ là những cá thể nghiệp dư phân tán tản mạn ở các đơn vị chưa chắc đã làm lên trò trống gì. Viết đến đây tôi muốn dừng lại đôi chút để hồi tưởng và biết ơn đồng chí Lê Quang Đạo, người Anh Cả của văn nghệ. Là nhà lãnh đạo cấp cao, đề ra chủ trương, định hướng đi đắn, sáng suốt đã là quá quý rồi. Nhưng đồng chí Lê Quang Đạo không dừng lại ở đó. Trong rất nhiều trường hợp đồng chí còn trực tiếp chỉ vẽ rất cụ thể từng chi tiết, gợi mở, gây men cảm hứng sáng tác cho từng văn nghệ sĩ. Nhà thơ Vũ Cao đã kể lại việc đồng chí Lê Quang Đạo duyệt bài cân nhắc từng dấu phẩy, từng chữ từng câu như thế nào. Nhà thơ Chính Hữu trong lần ra mắt đầu tiên rất ngạc nhiên tại sao thủ trưởng Lê Quang Đạo lại thuộc thơ của mình kỹ càng đến thế. Còn nhạc sĩ Văn Cao thì kể lại kỷ niệm đồng chí Lê Quang Đạo gợi ý cho mình viết bài Tiến về Hà Nội như sau: “Tôi còn nhớ trong một buổi họp chi bộ ở Liên khu 3, tôi đã hứa với các đồng chí Khuất Duy Tiến và đồng chí Lê Quang Đạo là tôi sẽ viết một ca khúc về Hà Nội. Tối hôm ấy, tôi đã cùng ăn cơm với anh Lê Quang Đạo. Anh Đạo đã nắm chặt tay tôi và nói: “Những ca khúc của cậu đã làm tôi rất xúc động. Nhất là bài Làng tôi và bài Trường ca sông Lô. Nét nhạc và lời ca thơ mộng lắm! Làm mình rất nhớ Việt Bắc. Dù sao thì chất lãng mạn của cậu vẫn không thay đổi. Riêng bài Sông Lô có đoạn như “Đoàn quân thời chinh chiến ca rằng: Đây Volga đây Dương Tử đây sông Lô đây sóng căm hờn vút cao Không những lời ca hay và nét nhạc lại rất du dương và hùng tráng nữa chứ! Vậy nếu cậu yêu Hà Nội, nhớ Hà Nội thì hãy sáng tác cho Hà Nội một bài hát vừa hùng tráng vừa trữ tình nhé!”. Khi anh Đạo tiễn tôi ra về, Anh đã khoác tay tôi đi trên đường làng một quãng, Anh thủ thỉ nói với tôi “Khẩu hiệu của Trung ương là tất
  10. cả cho tổng phản công nhưng nếu có một bài hát cho Hà Nội đầy tình cảm cũng là mơ ước của những người dân thủ đô đấy””. Là một may mắn lớn và hạnh phúc lớn chúng ta cũng có người Anh Cả văn nghệ am hiểu và thân gần văn nghệ sĩ như đồng chí Lê Quang Đạo. 3. Một nhân cách văn hóa lãnh đạo trong sáng, mẫu mực Tôi được gặp, nói đúng hơn là ngắm đồng chí Lê Quang Đạo từ xa tại trường bắn Cam Lâm dưới chân núi Tam Đảo khi đồng chí cùng với Đoàn Quân ủy Trung ương về duyệt kế hoạch A7 của Bộ Tư lệnh Thiết giáp vào cuối năm 1971. Đó là buổi diễn tập bắn đạn thật của loại xe tăng mới chuẩn bị đưa vào chiến dịch Quảng Trị 1972. Tôi lúc đó làm báo Thiết giáp chỉ được ngắm đồng chí từ xa. Tôi nhớ mãi hình ảnh đồng chí thiếu tướng mặc măng-tô-san, đeo kính trắng, trông rất trí thức. Mấy chục năm sau, trong các kỳ họp Quốc hội khóa X, tôi được dịp gần gũi, quan sát đồng chí Lê Quang Đạo đã bàn giao cương vị người đứng đầu cơ quan quyền lực nhất của Nhà nước cho đồng chí Nông Đức Mạnh từ khóa IX. Tôi quan sát đồng chí Lê Quang Đạo với tình cảm một người lính từng tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, chiến dịch Quảng Trị 1972 mà đồng chí Lê Quang Đạo là Chính ủy Mặt trận và sự kính trọng của một người em trước người Anh nổi tiếng xây dựng và lãnh đạo văn nghệ từ buổi đầu. Lòng khâm phục ngưỡng mộ đã có sẵn từ lâu, nay tôi được chứng kiến thêm vẻ đẹp của đồng chí qua phong thái của một người vừa từ giã quyền lực, lại là quyền lực ở cấp rất cao để trở lại cuộc sống bình thường. Tôi thấy đồng chí Lê Quang Đạo vẫn nguyên là đồng chí năm xưa, ung dung, nền nã, thanh thản, không có bất cứ dấu hiệu nào của sự hụt hẫng. Tôi có nghe đồng chí phát biểu mấy lần, rõ ràng, khúc triết, rất lý luận mà cũng rất thực tiễn. Tinh thần do dân, vì dân được thể hiện rất rõ trong những kiến giải cụ thể, gần gũi, đầy tâm huyết và mới mẻ mà không hề gây khó cho ai. Phải là người có bản lĩnh và đức độ thế nào mới có phong thái tao nhã như vậy. Đồng chí Lê Quang Đạo là vị tướng
  11. cầm quân gần 30 năm nhưng không mắc phải thói quen ra lệnh. Thân tình và thuyết phục là bí quyết của thành công của đồng chí. Thật là một nhân cách văn hóa lãnh đạo tiêu biểu, đáng kính./. Hữu Thỉnh