Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

doc 11 trang thungat 3630
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_6_truong_thcs_dinh_tien_hoang.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

  1. PGD & ĐT Cư Mgar Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Tuần 5 BÀI VIẾT SỐ 1 Tiết 17,18 (Văn kể chuyện) Đề bài:: Em hãy kể một câu chuyện (truyền thuyết) mà em thích bằng lời văn của em. Hướng dẫn chấm I/. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài tự sự. - Bài làm có bố cục cân đối, lời văn có cảm xúc, chân thật. - Bài viết sạch sẽ, trình bày rõ ràng. - Ít sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. II/ Yêu cầu về kiến thức : 1/ Học sinh biết kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. 2/ Học sinh có thể tùy thích chọn câu chuyện để kể, song cần thực hiện được các yêu cầu sau: a/ Mở bài : Giới thiệu được câu chuyện em định kể. (1,0 đ) b/ Thân bài : - Giới thiệu được nhân vật, việc làm của nhân vật. (1,5 đ) - Diễn biến câu chuyện (5,0 đ) - Kết thúc câu chuyện (1,5 đ) c/ Kết bài: Tình cảm của em đối với câu chuyện đó (1,0 đ) * Chú ý : Trong quá trình chấm, giáo viên cần chú ý đến sự sáng tạo của học sinh, nếu đúng, hợp lý vẫn cho điểm tối đa, không căn cứ quá cứng vào hướng dẫn chấm. PGD & ĐT Cư Mgar
  2. Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Tuần 7 Tiết 28 KIỂM TRA : Văn Thời gian: 45’ Câu 1: ( 4điểm) Thế nào là truyện truyền thuyết? Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có phải truyện truyền thuyết không? Vì sao? Câu 2: ( 4 điểm) Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng trong khoảng 10 dòng. Câu 4: ( 2 điểm) Người xưa muốn gửi gắm điều gì qua truyện Thạch Sanh? BÀI LÀM
  3. PGD & ĐT Cư Mgar Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Tuần 7 Tiết 28 KIỂM TRA : Văn Thời gian: 45’ Đáp án và biểu điểm Câu 1: ( 4 điểm) - Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện cách thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. ( 2 điểm) - Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyện truyền thuyết vì: + Nhân vật lịch sử: Hùng Vương thứ mười tám. + Thái độ của nhân dân: Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. + Chi tiết tưởng tượng kì ảo: Tài năng của Sơn Tinh, Thủy Tinh .( 2 điểm). Câu 2: ( 4 điểm) Yêu cầu: - Độ dài khoảng 10 dòng. - Giữ được sự việc chính, nhân vật chính, không thêm bớt tùy tiện khi kể. - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp. ( Giáo viên linh động theo bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm). Câu 3: ( 2 điểm) Qua truyện Thạch Sanh: người xưa muốn gửi gắm ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
  4. PGD & ĐT CưMgar Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Tiết 28 KIỂM TRA : Văn Thời gian: 45’ MA TRẬN ĐỀ Mức độ Vận dụng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên Chủ đề 1. Truyện Khái niệm truyền thuyết Số câu Số câu 0,5 Số câu: 0,5 Số điểm Sốđiểm:2đ Sốđiểm:2đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyện truyền thuyết, lí do Số câu Số câu : 0,5 Số câu: 0,5 Số điểm Số điểm: 2đ Sốđiểm:2đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % 2. Truyện Kể tóm tắt Thánh Gióng khoảng 10 dòng Số câu Số câu: 1 Số câu: 01 Số điểm Số điểm : 4đ Số điểm:4đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 40 % 3. Truyện Ý nghĩa của Thạch Sanh truyện Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm : 2đ Số điểm : 2đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % Tổng số câu Số câu: 0,5 Số câu: 1,5 Số câu: 1 Số câu: 3
  5. Tổng số điểm Sốđiểm:2,0đ Số điểm: 4đ Số điểm: 4 đ Sốđiểm:10đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 100 %
  6. PGD & ĐT CưMgar Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Tuần 10 Tiết 37 – 38 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 ( Văn kể chuyện) Đề bài: Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm. Đề 2: Kể về thầy giáo hoặc cô giáo mà em quí mến. Đáp án và biểu điểm MB: (1,5 điểm) Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. VD: Kể về thầy hoặc cô em quí mến ( Thầy cô đó là ai? Vì sao mình quí mến? Sự việc khiến mình quí mến là gì? Xẩy ra khi nào ?) TB: ( 6 điểm) Kể diễn biến câu chuyện ( Mở đầu - phát triển- cao trào – kết thúc- ý nghĩa.) VD: Kể một việc tốt - Kể sơ qua cảnh thiên nhiên, thời gian, không gian xẩy ra sự việc - Tâm trạng, suy nghĩ của em trước khi làm việc đó - Kể về quyết định của mình - Kết quả của việc làm tốt đó KB: ( 1,5 điểm) Kết thúc câu chuyện, cảm xúc của em, lời hứa ( Lưu ý: Giáo viên tùy vào bài cụ thể của học sinh linh hoạt cho điểm cả nội dung, hình thức.)
  7. PGD & ĐT CưMgar Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Tuần 12 KIỂM TRA: Tiếng Việt Tiết 46 Thời gian: 45’ Câu 1: ( 3 điểm) Nêu đặc điểm của danh từ? Tìm danh từ trong câu sau: Lan đi học. Câu 2: ( 3 điểm) Tìm cụm danh từ trong câu sau và đưa vào mô hình cụm danh từ: Ngoài vườn, một đôi bướm đang bay lượn. Câu 3: ( 4 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 7 dòng ( chủ đề tự chọn) trong đó có ít nhất 01 danh từ riêng, 02 từ ghép; 02 từ láy. Gạch chân dưới các từ loại đó. BÀI LÀM
  8. PGD & ĐT CưMgar Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Tuần 12 KIỂM TRA: Tiếng Việt Tiết 46 Thời gian: 45’ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐỂM Câu 1: 3 điểm + Đặc điểm của danh từ: (2 điểm) - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. - Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. + Tìm danh từ trong câu: Lan đi học. ( 2 điểm) DT Câu 2: 3 điểm Ngoài vườn, một đôi bướm đang bay lượn. - CDT: Một đôi bướm đang bay lượn.( 1,5 điểm) - Mô hình: ( 1,5 điểm)
  9. PPT PTT PPS Một Đôi bướm Đang bay lượn Câu 3: 4 điểm Yêu cầu: - Độ dài: Khoảng 7 câu - Chủ đề: Tự chọn - Có đủ: 01 danh từ riêng, 02 từ ghép, 02 từ láy; gạch chân dưới những từ đó. - Trình bày thành một đoạn văn, trình bày rõ ràng, sạch đẹp. ( Giáo viên linh động tùy vào bài làm cụ thể của học sinh cho điểm). PGD & ĐT CưMgar Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Tiết 46 KIỂM TRA : Tiếng Việt Thời gian: 45’ MA TRẬN ĐỀ Mức độ Vận dụng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên Chủ đề 1. Danh từ Đặc điểm của danh từ Số câu Số câu 0,5 Số câu: 0,5 Số điểm Sốđiểm:2đ Sốđiểm:2đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % Tìm danh từ trong câu Số câu Số câu : 0,5 Số câu: 0,5 Số điểm Số điểm: 1đ Sốđiểm:1đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 10 %
  10. 2. Cụm danh Tìm CDT trong từ câu văn và đưa vào mô hìnhCDT Số câu Số câu: 1 Số câu: 01 Số điểm Số điểm : 3đ Số điểm:3đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 30 % 3. Danh từ, từ Viết đoạn văn có ghép, từ láy 01 danh từ riêng, 02 từ ghép, 02 từ láy. Gạch chân Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm : 4đ Số điểm : 4đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 40 % Tổng số câu Số câu: 0,5 Số câu: 1,5 Số câu: 1 Số câu: 3 Tổng số điểm Sốđiểm:2,0đ Số điểm: 4đ Số điểm: 4 đ Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 40 % 10đ Tỉ lệ: 100 %
  11. TUẦN 13 Tiết 49 – 50 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 ( Kể chuyện đời thường) Đề bài: Kể về một người thân của em. Đáp án và biểu điểm 1. MB: (1,5 điểm) Người được kể là ai? Giới thiệu chung về đặc điểm, tính nết 2. TB: ( 6 điểm) Kể cụ thể - Hình dáng - Công việc - Tính nết - Kỉ niệm gắn bó với mình 3. KB: ( 1,5 điểm) Tình cảm của mình với người đó, mong ước ( Lưu ý: Giáo viên tùy vào bài cụ thể của học sinh linh hoạt cho điểm cả nội dung, hình thức).