Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 12 - Giao thoa sóng cơ 1 (Có đáp án)

docx 6 trang thungat 2840
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 12 - Giao thoa sóng cơ 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_vat_ly_lop_12_giao_thoa_song_co_1_co.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 12 - Giao thoa sóng cơ 1 (Có đáp án)

  1. GIAO THOA SÓNG CƠ 1 Câu 1:[Y] Nguồn sóng kết hợp là các nguồn sóng có A. cùng biên độ. B. Độ lệch pha không đổi theo thời gian. C. cùng tần số. D. Cùng tần số và hiệu số pha không đổi. Câu 2:[Y] Tốc độ truyền sóng cơ học giảm dần Trong các môi trường A. khí, lỏng, rắn. B. lỏng, khí, rắn. C. rắn, khí, lỏng. D. rắn, lỏng, khí. Câu 3:[B] Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau với biên độ a, bước sóng là 10 cm. Điểm N cách A một khoảng một khoảng 25cm, cách B một khoảng 10cm sẽ dao động với biên độ là:A. 2a . B. A . C. 0. D. –2a . Câu 4:[B] Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi? A. Tần số dao động sóng. B. Tốc độ truyền sóng. C. Bước sóng. D. Năng lượng sóng. Câu 5:[B] Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp, cùng pha có biên độ a và 2a dao động vuông góc với mặt thoáng chất lỏng. Nếu cho rằng sóng truyền đi với biên độ không thay đổi thì tại một điểm cách hai nguồn những khoảng d1 = 12,75λ và d2 = 7,25λ sẽ có biên độ dao động a0 là bao nhiêu?A. a0 = 2A B. a0 = 3A C. a0 =A D. a  a0  3a . Câu 6:[B] Chọn câu trả lời đúng khi nói về sóng cơ học? A. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa . B. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp. C. Giao thoa sóng là hiện tượng xảy ra khi hai sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng. D. Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp. Câu 7:[B] Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng? A. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động. B. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động. C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động. D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được Trong một chu kỳ. Câu 8:[K] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau một khoảng 16 cm có hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa với cùng tần số, cùng pha nhau. Điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 4√5 cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao động với biên độ cực tiểu: A. 2,14 cm B. 2,41 cm C. 4,28 cm D. 4,12 cm Câu 9:[K] Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình giống hệt nhau. Tần số dao động và tốc độ truyền sóng lần lượt là 50 Hz và 90 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 8 cm. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Cho điểm M nằm trên mặt chất lỏng thuộc đường thẳng Δ đi qua S2 và vuông góc với S1S2. Biết phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách gần nhất và xa nhất từ M tới S2 lần lượt là A. 0,84 cm và 16,87 cm. B. 0,84 cm và 10,45 cm. C. 0,95 cm và 10,54 cm. D. 1,65 cm và 16,87 cm. Câu 10:[K] Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 13 cm dao động cùng pha . Biết sóng đó do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 100 Hz, vận tốc truyền sóng v = 2 m/s. Một đường tròn bán kính R = 4 cm có tâm tại trung điểm của S1S2, nằm trong mặt phẳng chứa các vân giao thoa . Số điểm dao động cực đại trên đường tròn là:A. 16. B. 18. C. 9 D. 13 Câu 11:[K] Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 16 cm dao động với phương trình uA=uB=8 cos 50πt (mm). Tốc độ truyền sóng là 75 cm/s. Gọi I là điểm trên mặt nước cách đều hai nguồn một đoạn 10 cm. Xét điểm M trên mặt nước, xa nguồn A nhất, thuộc đường tròn tâm I bán kính 4cm, biên độ dao động tại M bằng A. 1,35 mm. B. 1,51 mm. C. 2,91 mm. D. 4,35 mm. Câu 12:[K] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn kết hợp dao động với phương trình: u1 = u2 = acos40πt (cm) , tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Xét đoạn thẳng CD = 4 cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB . Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm dao dộng với biên độ cực đại là: A. 8,9 cm B. 6 cm C. 3,3 cm D. 9,7 cm Câu 13:[K] Trên mặt nước có hai nguồn A, B dao động lần lượt theo phương trình uA = acos(ωt) cm; uB = acos(ωt + π/2) cm với bước sóng λ = 3 cm. Điểm M trên phương truyền sóng dao động với biên độ cực tiểu. Biết M cách cách nguồn A, B lần lượt d1 và d2. Cặp giá trị có thể của d1 và d2 làA. d1 = 12,25 cm ; d2 = 20,5 cm B. d1 = 22,5 cm ; d2 = 15,5 cm C. d1 = 21,75 cm ; d2 = 11,5 cm D. d1 = 21,5 cm ; d2 = 11,75 Câu 14:[K] Hai nguồn sóng A,B dao động điều hoà theo phương vuông góc với mặt nước với phương trình u1 = u2 = acos(20πt). Biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s .Biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Một điểm N trên mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn AB thoả mãn AN - BN = 10 cm. Điểm N nằm trên đường đứng yên kể từ trung trực của AB và về A. Thứ 3 - phía B B. Thứ 2 - phía A C. Thứ 3 - phía A D. Thứ 2 - phía B Câu 15:[K] Hai nguồn S1, S2 kết hợp dao động cùng pha,cùng phương pha ban đầu bằng 0 cách nhau 30 cm. Biết tốc độ truyền sóng v = 6 m/s tần số f = 50 Hz. Những điểm nằm trên đường trung trực của S1S2 luôn dao động ngược pha với sóng tổng hợp tại O( O là trung điêm của S1,S2) cách O một khoảng nhỏ nhất là:A. 6√3 cm B. 3√3 cm C. 4√4 cm D. 6√6 cm Câu 16:[K] Trên mặt chất lỏng, tại A và B cách nhau 9 cm có hai nguồn dao động kết hợp: uA = uB = 0,5 cos100πt (cm).Vận tốc truyền sóng v = 100 cm/s. Điểm cực đại giao thoa M trên đường vuông góc với AB tại A là điểm gần A nhất . Khoảng cách từ M đến A là: A. 2,0625 cm B. 1,0625 cm C. 1,0025 cm D. 4,0625 cm Câu 17:[K] Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng tại hai điểm cố định A và B cách nhau 7,8 cm. Biết bước sóng là 1,2 cm. Số điểm có biên độ cực đại nằm trên đoạn AB là :A. 13 B. 12 C. 14 D. 11 Câu 18:[K] Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động điều hòa cùng pha, cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách xa đường trung trực của AB nhất một khoảng bằng bao nhiêu ?A. 26,1 cm B. 9,9 cm C. 19,4 cm D. 9,1 cm Câu 19:[K] Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động điều hòa cùng pha với nhau và theo một phương thẳng đứng với tần số 50 Hz. Biết tốc độ truyền sóng bằng 600 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình sóng lan truyền. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng AB là:A. 12 cm. B. 24 cm C. 6 cm. D. 3 cm. Câu 20:[K] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau một khoảng 16 cm có hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa với cùng tần số f = 10 Hz, cùng pha nhau, sóng lan truyền trên mặt nước với tốc độ 40 cm/s. Hai điểm M và N cùng nằm trên mặt nước và cách đều A và B những khoảng 16 cm. Số điểm trên đoạn thẳng MN dao động cùng pha với A là:A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 Câu 21:[K] Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước với hai nguồn kết hợp A,B khoảng cách AB = 8 cm, phương trình sóng tại A, B là xA = xB = acos40πt (cm), vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 30 cm/s. Gọi C,D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại trên CD ? A. 10 điểm. B. 7 điểm. C. 5 điểm. D. 11 điểm. Câu 22:[K] Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng 4 cm. Khi phần tử vật chất của môi trường đi được quãng đường 8 cm thì sóng truyền được quãng đường:A. 10 cm B. 8 cm C. 4 cm D. 5 cm.
  2. Câu 23:[K] Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B dao động điều hòa theo phương thẳng đứng cùng biên độ và cùng tần số. Giả sử trong quá trình truyền sóng, biên độ sóng không thay đổi. Biết rằng trên đoạn thẳng nối hai nguồn AB, các phần tử môi trường dao động với biên độ bằng 2 mm nằm cách đều nhau những khoảng 5 cm, và cứ sau mỗi khoảng thời gian ngắn nhất là 0,2 s thì mặt nước trên đoạn thẳng nối AB lại trở nên bằng phẳng. Tốc độ chuyển động cực đại của các phần tử môi trường trên đoạn S1S2 bằng A. 5π mm/s hoặc 5π√2 mm/s. B. 15π√2 mm/s. C. 15π mm/s D. 10π mm/s hoặc 10π√2 mm/s. Câu 24:[K] Hai mũi nhọn S1 S2 cách nhau 8 cm, gắn ở đầu một cầu rung có tần số ƒ = 100 Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,8 m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm S1S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng u = acos(2πƒt). Phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1S2 một khoảng d = 8 cm. A. uM = acos(200πt). B. uM = 2acos(200πt – 20π). C. uM = acos(200πt + 20π). D. uM = 2acos(200πt). Câu 25:[K] Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng của chất lỏng dao động theo phương trình uA = uB = 4 cos(10πt ) mm. Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v = 15 cm/s. Hai điểm M1, M2 cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có thì li độ của M2 tại thời điểm đó là AM1 - BM1 = 1cm và AM2 - BM2 = 3, 5cm. Tại thời điểm li độ của M1 là 3 mm:A. -33 mm. B. - 3 mm. C. -3 mm.D. 3mm. Câu 26:[K] Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng là 14 cm đều dao động theo phương trình u = acos(20πt) mm trên mặt nước . Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước 0,3 (m/s) và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi điểm M nằm trên trung trực của S1S2 ( không nằm trên S1S2 ) gần S1 nhất dao động cùng pha với các nguồn cách nguồn S1 bao nhiêu? A. 6 cm B. 8 cm C. 12 cm D. 9 cm Câu 27:[K] Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng S1, S2 dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình giống hệt nhau. Trong quá trình truyền sóng, biên độ sóng không thay đổi. Biết rằng trên đoạn thẳng nối hai nguồn S1S2, các phần tử môi trường dao động với biên độ bằng 5 mm nằm cách đều nhau những khoảng 6 cm, và cứ sau mỗi khoảng thời gian ngắn nhất là 0,25 s thì mặt chất lỏng trên đoạn thẳng nối S1S2 lại trở nên bằng phẳng. Tốc độ chuyển động cực đại của các phần tử môi trường trên đoạn thẳng S1S2 bằng A. 12√2π mm/s B. 12π mm/s. C. 12π mm/s hoặc 12π√2 mm/s. D. 20π mm/s hoặc 20π√2 mm/s. Câu 28:[K] Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng chất lỏng dao động theo phương trình uA= uB= 4cos(10πt). Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v = 15 cm/s. Hai điểm M1, M2 cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có AM1 - BM1 = 1 cm và AM2 – BM2 = 3,5 cm. Tại thời điểm li độ của M1 là 3 mm thì li độ của M2 tại thời điểm đó là:A. -√3 mmB. 3 mm C. -3 mm D. -3√3 Câu 29:[K] Cho hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt nước dao động điều hòa với phương trình giống hệt nhau là u = 10cos(100πt + π/4) cm trong phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng bằng 15 m/s và biên độ sóng không đổi trong quá trình lan truyền. Điểm M trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 với khoảng cách tương ứng là 15 cm và 25 cm. Biên độ dao động của phần tử môi trường tại M và độ lệch pha của dao động tại M so với dao động kích thích tại hai nguồn S1, S2 lần lượt là A. 10 cm; 5π/12 rad . B. 7 cm; 2π/3 rad . C. 7,7 cm; 5π/8 rad . D. 10 cm; 2π/3 rad . Câu 30:[K] Trên mặt chất lỏng tại hai điểm A, B cách nhau 17 cm có hai nguồn kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: uA = uB = 2cos(50πt) cm (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,0 m/s. Trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực tiểu. Khoảng cách MA nhỏ nhất bằng:A. 2,25 cm B. 1,5 cm C. 3,32 cm D. 1,08 cm Câu 31:[K] Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v = 40 cm/s, phương trình sóng tại M là u = 4cos(πt/2) cm. Biết lúc t thì li độ của phần tử M là 2 cm, vậy lúc t + 6 (s) li độ của M là: A. 2 cm B. -3 cm C. 3 cm D. -2 cm Câu 32:[K] Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 50 Hz và đo được khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2 mm. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 40 cm/s B. 20 cm/s C. 10 cm/s D. 30 cm/s Câu 33:[K] Tại hai điểm S1, S2 cách nhau 3cm trên mặt nước đăt hai nguồn kêt hợp phat sóng ngang với cung phương trinh u = 2cos(100πt) mm. Tốc độ truyền sóng Trong nước là 20 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Phương trinh sóng tai điểm M nằm trên mặt nước với S1M = 5,3 cm và S2M = 4,8 cm là:A. u = 2cos(100πt + 0,5π) mm B. u = 22cos(100πt – 24,25π) mm C. u = 4cos(100πt – 0,5π) mm D. u = 22cos(100πt – 25,25π) mm Câu 34:[G]Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A và B cách nhau 16 cm dao động theo phương thẳng đứng theo phương trình uA = uB = 4cos(50πt)(mm) , với t tính bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M trên mặt chất lỏng thuộc đường trung trực của AB sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O và M ở gần O nhất. Khoảng cách MO là:A. 2 cm B. 10 cm C. 6 cm D. 4 cm Câu 35:[G]Tại hai điểm A, B cách nhau 13 cm trên mặt nước có đặt hai nguồn phát sóng giống nhau, cùng dao động với phương trình uA = uB = acosωt (cm). Sóng truyền đi trên mặt nước với bước sóng là 2 cm, coi biên độ của sóng không đổi khi truyền đi. Xét điểm M trên mặt nước thuộc đường thẳng By vuông góc với AB và cách A một khoảng 20 cm. Trên By, điểm dao động với biên độ cực đại cách M một khoảng nhỏ nhất bằng:A. 3,93 cm. B. 4,11 cm. C. 2,33 cm. D. 3,14 cm. Câu 36:[G]Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây tại một thời điểm xác định. Trong quá trình lan truyền sóng, khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? C36 C38 A. 8,5 cm. B. 8,05 cm. C. 8,35 cm. D. 8,2 cm. Câu 37:[G]Một cần rung dao động với tần số f tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng nước A và B dao động cùng phương trình và lan truyền với tốc độ v = 1,5m/s. M là điểm trên mặt nước có sóng truyền đến cách A và B lần lượt 16cm và 25cm là điểm dao động với biên độ cực đại và trên MB số điểm dao động cực đại nhiều hơn trên MA là 6 điểm. Tần số f của cần rung là:A. 50Hz. B. 100Hz.C. 40Hz.D. 60Hz. Câu 38:[G]Trên một sợi dây dài có một sóng ngang, hình sin truyền qua . Hình dạng của một đoạn dây tại hai thời điểm t1 và t2 có dạng như hình vẽ bên. Trục Ou biểu diễn li độ của các phần tử M và N ở các thời điểm. Biết t2 − t1 = 0,11 s, nhỏ hơn một chu kì sóng. Chu kì dao động của sóng là:A. 1 s. B. 0,6 s. C. 0,4 s. D. 0,5 s. Câu 39:[G]Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 2cos40πt (mm) và u2 = 2cos(40πt + π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là :A. 9 B. 11 C. 10 D. 8 Câu 40:[G] Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40 t và uB = 4cos(40 t + ) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ 6mm trên đoạn BM là A. 17 B. 20 C. 18 D. 19
  3. BẢNG ĐÁP ÁN 1.D 2.D 3.C 4.A 5.C 6.B 7.C 8.A 9.A 10.A 11.C 12.D 13.D 14.A 15.D 16.B 17.A 18.A 19.C 20.A 21.C 22.D 23.D 24.B 25.A 26.D 27.D 28.D 29.D 30.C 31.D 32.B 33.B 34.C 35.A 36.D 37.B 38.D 39.C 40.D Đề được tạo ra từ phần mền QUICK TEST PRO Phần mền có ưu điểm: - Tạo ra đề một cách nhanh chóng (khoảng 3 phút tùy vào số lượng câu) - Quản lý được ngân hàng câu hỏi với số lượng không giới hạn Ví dụ - Đề được tạo ra một cách ngẫu nhiên với số lượng đề hoán vị không giới hạn 5516 - Có chức năng tạo đề không trùng Ví dụ: ngân hàng có 5516 câu, mỗi đề 40 câu ta có thể tạo ra 137 đề với các câu hỏi hoàn toàn 40 khác nhau - Phần mền tạo ra đáp án Zipgrade dùng để chấm trên điện thoại - Phần mền có chức năng tọa đề từ 1 file mẫu cho trước là số câu hỏi nhận biết thông hiểu là số câu hỏi vận dụng là số câu hỏi vận dụng cao( các câu hỏi khó) Thầy cô có nhu cầu về phần mền và ngân hàng câu hỏi hãy liên hệ với tôi PHẠM HỒNG VƯƠNG DĐ : 0846140882
  4. ÔN TẬP GIAO THOA SONG CƠ ĐỀ 2 Câu 1:[Y] Tốc độ truyền sóng cơ học tăng dần Trong các môi trường A. rắn, lỏng, khí. B. rắn, khí, lỏng. C. lỏng, khí, rắn. D. khí, lỏng, rắn. Câu 2:[Y] Chu kì sóng là A. đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng B. chu kỳ của các phần tử môi trường có sóng truyền qua . C. tốc độ truyền năng lượng Trong 1 (s). D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng. Câu 3:[B] Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha, với cùng biên độ a không thay đổi Trong quá trình truyền sóng. Khi có sự giao thoa hai sóng đó trên mặt nước thì dao động tại trung điểm của đoạn S1S2 có biên độ:A. bằng a . B. cực tiểu. C. cực đại. D. bằng a/2. Câu 4:[B] Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là không đúng? A. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào vận tốc dao động của phần tử sóng. B. Để phân loại sóng người ta căn cứ vào phương truyền sóng và phương dao động. C. Trong quá trình truyền sóng các phần tử vật chất không truyền đi mà chỉ dao động tại vị trí nhất định. D. Môi trường có tính đàn hồi càng cao thì sóng càng dễ lan truyền. Câu 5:[B] Sóng cơ lan truyền Trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng sẽ A. tăng 1,5 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần. Câu 6:[B] Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau với biên độ a, bước sóng là 10 cm. Điểm M cách A một khoảng 25 cm, cách B một khoảng 5 cm sẽ dao động với biên độ là:A. A . B. 2a . C. –2a . D. 0. Câu 7:[K] Hai nguồn sóng AB cách nhau 1m dao động cùng pha với bước sóng 0,5m, I là trung điểm của AB . P là điểm nằm trên đường trung trực của AB cách I 100 m. Gọi d là đường thẳng qua P và song song với AB . Tìm M thuộc d và gần P nhất dao động với biên độ cực đại ( Tìm khoảng cách MP):A. 57,7 B. 47,7 C. 65,7 D. 75,7 Câu 8:[K] Hai nguồn sóng AB cách nhau 1m dao động cùng pha với bước sóng 0,5m, I là trung điểm của AB . P là điểm nằm trên đường trung trực của AB cách I 100 m. Gọi d là đường thẳng qua P và song song với AB . Tìm M thuộc d và gần P nhất dao động với biên độ cực đại ( Tìm khoảng cách MP):A. 57,7 B. 65,7 C. 75,7 D. 47,7 Câu 9:[K] Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động đều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng AB là:A. 6 cm. B. 12 cm. C. 9 cm. D. 3 cm. Câu 10:[K] Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u = acos(20πt) cm, với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2 (s), sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng? A. 10 lần. B. 40 lần. C. 30 lần. D. 20 lần. Câu 11:[K] Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 40 cm dao động cùng pha . Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10 (Hz), vận tốc truyền sóng 2 (m/s). Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại A, biết M dao đông với biên độ cực đại. Đoạn AM có giá trị lớn nhất là:A. 40 cm B. 20 cm C. 50 cm D. 30 cm Câu 12:[K] Hai nguồn sóng kết hợp A và B cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha . Coi biên độ sóng không đổi. Điểm M, A, B, N theo thứ tự thẳng hàng. Nếu biên độ dao động tổng hợp tại M có giá trị là 6 mm, thì biên độ dao động tổng hợp tại N có giá trị: A. 3 mm B. 33 mm C. 62 mm D. 6 mm Câu 13:[K] Trên mặt nước có 2 nguồn sóng ngang cùng tần số 25 Hz cùng pha và cách nhau 32 cm, tốc độ truyền sóng v = 30 cm/s. M là điểm trên mặt nước cách đều 2 nguồn sóng và cách N 12 cm (N là trung điểm đoạn thẳng nối 2 nguồn). Số điểm trên MN dao động cùng pha 2 nguồn là: A. 3 B. 6 C. 13 D. 10 Câu 14:[K] Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1 và S2 cách nhau 5 m, đang dao động điều hòa trên phương thẳng đứng, cùng pha, cùng biên độ bằng 2 cm, và cùng tần số bằng 200 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng 360 m/s. Giả sử biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Tổng số điểm trên đoạn S1S2 mà phần tử chất lỏng tại đó dao động với biên độ bằng 2√3 cm là: A. 16. B. 20. C. 14. D. 10. Câu 15:[K] Trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống hệt nhau A và B cách nhau một khoảng AB = 24 cm. Các sóng có cùng bước sóng λ= 2,5 cm. Hai điểm M và N trên mặt nước cùng cách đều trung điểm của đoạn AB một đoạn 16 cm và cùng cách đều 2 nguồn sóng và A và B . Số điểm trên đoạn MN dao động cùng pha với 2 nguồn là: A. 6 B. 8 C. 7 D. 9 Câu 16:[K] Hai nguồn kết hợp đồng pha A, B cách nhau 0,4 m dao động với tần số 20 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,4 m/s. Kẻ đường thẳng xy vuông góc với AB tại A, điểm dao động cực đại trên đường xy cách A xa nhất là : A. 3,99 m B. 2,18 m C. 2 m D. 3,39 m Câu 17:[K] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau một khoảng 16 cm có hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa với cùng tần số, cùng pha nhau. Điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 4√5 cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao động với biên độ cực tiểu: A. 2,14 cm B. 4,12 cm C. 2,41 cm D. 4,28 cm Câu 18:[K] Tại hai điểm O1, O2 cách nhau 48 cm trên mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u1 = 5cos(100πt)mm, u2 = 5cos(100πt + π/2) mm. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2 m/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Số điểm trên đoạn O1O2 dao động với biên độ cực đại (không kể O1, O2) là A. 23. B. 26. C. 24. D. 25. Câu 19:[K] Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20 cm với phương trình dao động: u1 = u2 = cosωt cm. Bước sóng λ = 8 cm. Biên độ sóng không đổi. Gọi I là một điểm trên đường trung trực của AB dao động cùng pha với các nguồn A,B và gần trung điểm O của AB nhất. Khoảng cách OI đo được là:A. √156 cm B. √125 cm C. 15 cm D. 0 Câu 20:[K] Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình giống hệt nhau là u = 4cos(30πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng 25 cm/s. Điểm M trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 các khoảng cách tương ứng là 10 cm và 20 cm. Độ lệch pha của hai sóng thành phần tại M bằng:A. 2π/3. B. π/6. C. 0. D. π/3. Câu 21:[K] Hai nguồn kết hợp A và B giống nhau trên mặt thoáng chất lỏng dao động với tần số 8 Hz và biên độ a = 1 mm. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng, vận tốc truyền sóng trên mặt thoáng là 12 cm/s. Điểm M nằm trên mặt thoáng cách A và B những khoảng AM = 17,0 cm, BM = 16,25 cm dao động với biên độ : A. 1,5 cm. B. 2,0 mm. C. 0 cm. D. 1,0 cm. Câu 22:[K] Trên mặt nước có hai nguồn sóng S1 và S2 dao động cùng pha, cùng tần số, theo phương vuông góc với mặt nước . Khoảng cách S1S2 = 5 cm. Bước sóng λ = 0,8 cm. Trong các phần tử môi trường nằm trên đường tròn đường kính S1S2, số phần tử dao động với biên độ cực tiểu là:A. 22. B. 23. C. 20. D. 24. Câu 23:[K] Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình giống hệt nhau. Tần số dao động và tốc độ truyền sóng lần lượt là 40 Hz và 50 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 8 cm. Coi biên độ sóng
  5. không đổi trong quá trình truyền sóng. Tổng số điểm trên mặt chất lỏng nằm trên đường tròn đường kính S1S2 mà phần tử chất lỏng tại đó dao động với biên độ cực đại là:A. 28. B. 26. C. 30. D. 14. Câu 24:[K] Hai điểm A và B cách nhau 10 cm trên mặt chất lỏng dao động với phương trình uA = uB = 2cos(100πt) cm, tốc độ truyền sóng là v = 100 cm/s. Phương trình sóng tại điểm M nằm trên đường trung trực của AB là A. uM = 4cos(100πt – πd) cm. B. uM = 2cos(100πt – πd) cm. C. uM = 4cos(100πt + πd) cm. D. uM = 4cos(100πt – 2πd) cm. Câu 25:[K] Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động trên phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình giống hệt nhau. Tần số dao động và tốc độ truyền sóng lần lượt là 80 Hz và 32 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 8,5 cm. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Vị trí trên đoạn thẳng S1S2 mà phần tử chất lỏng tại đó dao động với biên độ cực đại cách S2 một khoảng ngắn nhất bằng:A. 0,4 mm. B. 0,2 cm. C. 0,3 cm. D. 0,5 mm. Câu 26:[K] Cho hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt nước dao động điều hòa với phương trình giống hệt nhau là u = 10cos(100πt + π/2) cm trong phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng bằng 12 m/s và biên độ sóng không đổi trong quá trình lan truyền. Điểm M trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 với khoảng cách tương ứng là 20 cm và 30 cm. Biên độ dao động của phần tử môi trường tại M và độ lệch pha của dao động tại M so với dao động kích thích tại hai nguồn S1, S2 lần lượt là A. 7 cm; 3π/8 rad . B. 5,2 cm; 5π/6 rad . C. 7 cm; 5π/6 rad . D. 5,2 cm; π/12 rad . Câu 27:[K] Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động trên phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình giống hệt nhau u = Acos(ωt) cm. Cho biết khoảng cách giữa hai nguồn bằng 4 lần bước sóng. Hỏi trên đoạn S1S2 có bao nhiêu điểm dao động với biên độ bằng A√2 ? A. 14. B. 15. C. 16 D. 13. Câu 28:[K] Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình giống hệt nhau là u = 4cos(40πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng 15 cm/s. Điểm M trên mặt nước cách các nguồn S1 và S2 các khoảng cách tương ứng là 20 cm và 25 cm. Độ lệch pha của hai sóng thành phần tại M bằng:A. π/2. B. π/3. C. 2π/3. D. 3π/2. Câu 29:[K] Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 trên mặt chất lỏng cách nhau a = 2 m dao động điều hòa cùng pha, phát ra hai sóng có bước sóng 1 m. Điểm A trên mặt chất lỏng nằm cách S1 một khoảng d và AS1┴S1S2 . Giá trị cực đại của d để tại A có được cực đại của giao thoa là . A. 2,5 m B. 2 m C. 1 m D. 1,5 m Câu 30:[K] Cho một dây đàn hồi nằm ngang, đầu A là nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng có phương trình u = 5cosπt cm. Biết sóng truyền dọc theo dây với tốc độ v = 5 m/s. Phương trình dao động tại điểm M cách A một đoạn d = 2,5 m là: A. uM = 5sin(πt -π/2) cm B. uM = 5cos(πt - π/2) cm C. uM = 5cos(πt + π/2) cm D. uM = 2,5cos(πt + π/2) cm Câu 31:[K] Thực hiện giao thoa sóng cơ trên mặt nước của hai nguồn phát sóng ngang kết hợp S1, S2 cách nhau 65 mm, dao động với phương trình là: u1 = u2 = 2cos100πt (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là: A. 32 B. 17 C. 16 D. 33 Câu 32:[K] Trên mặt nước có hai nguồn A, B dao động lần lượt theo phương trình uA = acos(ωt) cm; uB = acos(ωt + π) cm với bước sóng λ = 2 cm. Điểm M trên phương truyền sóng dao động với biên độ cực đại. Biết M cách cách nguồn A, B lần lượt d1 và d2. Cặp giá trị có thể của d1 và d2 làA. d1 = 9 cm ; d2 = 10,5 cm B. d1 = 8 cm ; d2 = 10,5 cm C. d1 = 8 cm ; d2 = 9,5 cm D. d1 = 9 cm ; d2 = 10 Câu 33:[G]Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn kết hợp dao động với phương trình: u1=u2=acos(40 t)cm Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s . Xét đoạn thẳng CD = 4 cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB . Để trên đoạn CD chỉ có 3 điểm dao động với biên độ cực đại thì khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB gần bằng với giá trị nào dưới đây ? A. 6 cm. B. 3,3 cm. C. 8,9 cm. D. 9,7 cm. Câu 34:[G]Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn sóng S1 và S2 cách nhau 11cm và dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt nước có cùng phương trình u1 = u2 = 5cos100πt (mm). Tốc độ truyền sóng v = 0,5m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Chọn hệ trục Oxy thuộc mặt phẳng nước khi yên lặng, gốc O trùng với S1, Ox trùng với S1S2. Trong không gian, phía trên mặt nước có một chất điểm chuyển động mà hình chiếu (P) của nó với mặt nước chuyển động theo phương trình quỹ đạo y = x + 2 và có tốc độ v1=52 cm/s Trong thời gian t = 2s kể từ lúc (P) có tọa độ x = 0 thì (P) cắt bao nhiêu vân cực đại trong vùng giao thoa sóng:A. 13 B. 14 C. 15 D. 22 Câu 35:[G]sóng cơ trên một sợi dây được biểu diễn như hình vẽ bên. Đường liền nét là hình dạng sợi dây ở thời điểm t = 0. Đường đứt nét là hình dạng sợi dây ở thời điểm t1. Ở thời điểm t = 0, điểm M trên sợi dây đang chuyển động hướng lên. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s, đơn vị tính trên trục hoành là m. Giá trị của t là C36 C35 A. 2,50 s. B. 0,25 s. C. 1,25 s. D. 0,75 s. Câu 36:[G]Trên một sợi dây dài có một sóng ngang, hình sin truyền qua . Hình dạng của một đoạn dây tại hai thời điểm t1 và t2 có dạng như hình vẽ bên. Trục Ou biểu diễn li độ của các phần tử M và N ở các thời điểm. Biết t2 − t1 = 0,05 s, nhỏ hơn một chu kì sóng. Tốc độ cực đại của một phần tử trên dây bằng:A. 42,5 cm/s B. 3,4 m/s C. 4,25 m/s D. 34 cm/s Câu 37:[G]Hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 10 cm. Nếu đặt tại A có một nguồn sóng cơ dao động có tần số f = 30 Hz, tốc độ truyền sóng là một giá trị nào đó trong khoảng 1,6 m/s< v < 2,9m/s. thì tại B luôn dao động ngược pha với dao động tại A . Bây giờ, nếu tại B đặt thêm một nguồn giống như tại A thì trên AB số điểm dao động với biên độ cực đại là:A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 38:[G] hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng của chất lỏng dao động theo phương trình uA = uB = 4cos(10 t)mm. Coi biên độ sóng không đổi, vận tốc truyền sóng v = 15cm/s. Hai điểm M1, M2 cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có AM1 BM1 = 1cm và AM2 BM2 = 3,5cm. Tại thời điểm vận tốc dao động của phần tử tại M1 là 80mm/s thì vận tốc dao động của phần tử tại M2 là bao nhiêu? A. 80 3 mm / s B. 80mm / s C. 80 3 mm / s D. 80mm / s Câu 39:[G]Hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 12cm phát ra hai sóng kết hợp có phương trình: u1= u2 = acos40πt (cm), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Xét đoạn thẳng CD = 6cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB . Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 5 điểm dao động với biên độ cực đại là:A. 6,78cm. B. 9,25cm. C. 10,06cm. D. 4,5cm. Câu 40:[G]Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động với phương trình uA = uB = acosωt. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Người ta đo được khoảng cách giữa hai điểm đứng yên liên tiếp trên đoạn AB là 3 cm. Xét hai điểm M1 và M2 trên đoạn AB cách trung điểm O của AB những đoạn lần lượt là 2 cm và 5,5 cm. Tại thời điểm t, M1 có vận tốc dao động bằng 30 cm/s thì vận tốc dao động của M2 có giá trị bằng A. -103 cm/s B. 103 cm/s C. 303 cm D. -303 cm/s
  6. BẢNG ĐÁP ÁN 1.D 2.B 3.C 4.A 5.D 6.B 7.A 8.A 9.A 10.D 11.D 12.D 13.A 14.D 15.B 16.A 17.A 18.C 19.A 20.C 21.C 22.D 23.B 24.A 25.D 26.D 27.C 28.C 29.D 30.B 31.D 32.C 33.D 34.A 35.D 36.D 37.B 38.C 39.C 40.D