Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 6 ( Thời gian làm bài 90 phút) [ [ Câu 1: (8 điểm)Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: " Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày. ” (Trích Vàm Cỏ Đông – Hoài Vũ) Câu 2: (12 điểm Có một lần, Thủy Tinh gặp được Mị Nương, chàng có cơ hội để thanh minh chuyện cũ và việc năm nào cũng trả thù Sơn Tinh. Dựa vào truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh ( sgk Ngữ văn 6 ), em hãy thay lời Thủy Tinh để kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
  2. ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 6 ( Thời gian làm bài 90 phút) [ [ Câu 1: (8 điểm)Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: " Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày. ” (Trích Vàm Cỏ Đông – Hoài Vũ) Câu 2: (12 điểm) Có một lần, Thủy Tinh gặp được Mị Nương, chàng có cơ hội để thanh minh chuyện cũ và việc năm nào cũng trả thù Sơn Tinh. Dựa vào truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh ( sgk Ngữ văn 6 ), em hãy thay lời Thủy Tinh để kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. Câu 1: (8 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách viết bài văn cảm thụ văn học, trình bày cảm nhận về cái hay cái đẹp của đoạn thơ trích trong bài thơ Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ. - Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc; chữ viết chuẩn chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: (8 điểm) a, Nội dung trình bày: (6 điểm) * Cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương: (3 điểm) - Nghệ thuật so sánh Con sông như dòng sữa mẹ đã gợi tả hình ảnh một dòng sông quê hương êm đềm, nước trong xanh. Dòng sông thân thương ấy không chỉ là nơi nô đùa, tắm mát của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi,đầy sức sống, chẳng khác nào như chính dòng sữa ngọt ngào của người mẹ nuôi dưỡng những đứa con yêu dấu của mình. (1,5 điểm). - Câu thơ Và ăm ắp như lòng người mẹ/ Chở tình thương trang trải đêm ngày được coi là câu thơ hay nhất trong đoạn. Bằng nghệ thuật so sánh, nhà thơ đã vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng mà thân thương, gần gũi: Nước sông đầy ắp như tấm lòng người mẹ luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho tất cả mọi người (1,0 điểm). - Từ láy ăm ắp gợi cảm về một dòng sông mênh mông, nước đầy, như ôm ấp cả làng quê, (0,5 điểm). * Từ vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của quê hương, từ đó gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự gắn bó với quê hương đất nước (2 điểm). * Đoạn thơ bồi đắp cho ta tình yêu thiên nhiên, tình cảm yêu quý, gắn bó với dòng sông quê hương và niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước mình.(1 điểm).
  3. b, Hình thức trình bày: (1 điểm) - Bài viết đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,5 điểm) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) c, Sáng tạo: (1 điểm) - Thể hiện được cảm nhận riêng, sâu sắc hoặc có ý mới mang tính phát hiện mà vẫn phù hợp. (0,5 điểm) - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (0,5 điểm) Câu 2: (12 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Học sinh nắm được cách làm bài văn tự sự - kể chuyện sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt, kết hợp ngôn ngữ tự sự với miêu tả và biểu cảm. Đặc biệt chú ý năng lực tưởng tượng và khả năng sáng tạo trong cách kể: sử dụng ngôi kể thứ nhất; biết sử dụng đối thoại, độc thoại để cho nhân vật kể lại diễn biến câu chuyện. - Câu chuyện có thể chọn một cách kết thúc mới theo khả năng sáng tạo của người viết. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể:(12 điểm) a, Nội dung trình bày: (9 điểm) * Thủy Tinh giới thiệu câu chuyện sẽ kể. (1 điểm). * Kể lại cụ thể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa Thủy Tinh và Mị Nương: (7 điểm): - Hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ, miêu tả hình ảnh Mị Nương. (2 điểm) - Thủy Tinh kể cho Mị Nương nghe diễn biến câu chuyện( Có lời đối thoại giữa hai nhân vật xen vào câu chuyện kể của Thủy Tinh với mục đích tạo điều kiện cho Thủy Tinh thanh minh về mình, ): Màn thử tài; thách cưới của vua Hùng; cuộc giao tranh giữa hai vị thần và chuyện hàng năm Thủy Tinh vẫn đánh Sơn Tinh (có thể liên hệ đến việc tàn phá rừng và môi trường sống của con người hiện nay). (4 điểm). - Tả nét mặt,cử chỉ của Mị Nương sau khi nghe câu chuyện của Thủy Tinh và tâm trạng của Thủy Tinh; có thể gợi đến lời trò chuyện của Mị Nương và Thủy Tinh nhằm hướng tới cuộc sống tốt đẹp, hạn chế thiên tai lũ lụt cho nhân dân, (1 điểm). * Cuộc gặp gỡ kết thúc; ấn tượng của Thủy Tinh. (1 điểm). b, Hình thức trình bày: (2 điểm) - Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (1 điểm). - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm). c, Sáng tạo: (1 điểm). - Có những chi tiết đặc sắc, mới mang nét riêng nhưng vẫn phù hợp với nội dung văn bản (0,5 điểm). - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (0,5 điểm).
  4. Lưu ý: Điểm cho trên phương diện toàn bài, chú ý trân trọng những bài viết sáng tạo, có tư chất văn chương. . HẾT