Đề kiểm tra chuyên đề lần II môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Mã đề 143 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

docx 2 trang thungat 3050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chuyên đề lần II môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Mã đề 143 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chuyen_de_lan_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_ma.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chuyên đề lần II môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Mã đề 143 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN II TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: GDCD - Lớp 10 - Chương trình chuẩn Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi Họ và tên thí sinh: SBD: 143 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất của con người có A. nội dung. B. ý nghĩa. C. mục đích. D. kết quả. Câu 2. Theo quan điểm của triết học duy vật thì phát triển là sự vận động A. đi xuống. B. đi vòng tròn. C. đi ngang. D. đi lên. Câu 3. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? A. Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối. B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối. C. Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối. D. Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối. Câu 4. Câu nào trong các câu tục ngữ sau đây nói về lượng và chất: A. Lá lành đùm lá rách. B. Môi hở răng lạnh. C. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. D. Học một biết mười. Câu 5. Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển? A. Sự tiến hoá của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Nước bị đun nóng biến thành hơi nước C. Sự thoái hoá của một số loài động vật. D. Nước ở nhiệt độ dưới 0°c trở thành đá. Câu 6. Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Đích đến. B. Cách thức. C. Phương hướng. D. Cơ sở. Câu 7. Đặc điểm của phủ định biện chứng là mang tính A. khách quan. B. khách quan và kế thừa. C. vứt bỏ cái cũ. D. kế thừa. Câu 8. Hoạt động thực tiễn mang tính A. bền vững. B. lịch sử-xã hội. C. lich sử-văn hóa. D. cố định. Câu 9. Anh Q và anh T vốn là hàng xóm nhưng đã xảy ra việc đánh nhau. Trước sự việc trên Chị C phán đoán anh Q và Anh T vốn đã có những hiểu lầm từ trước nên mới xảy ra sự việc trên. Anh A lại khẳng định bố anh Q trước đã từng bị đi tù vì tội đánh người gây thương tích, nên giờ anh Q đánh anh T là điều dễ hiểu. Còn anh D thở dài giá mà cả hai anh Q và T bớt nóng giận thì đã không xảy ra chuyện đáng buồn trên. Theo em, ai là người có phương pháp luận siêu hình? A. Anh A. B. Chị C. C. Anh D và anh A. D. Anh D. Câu 10. Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là? A. lượng đổi, chất đổi. B. mâu thuẫn. C. phủ định. D. biện chứng. Trang 1/2 - Mã đề 143
  2. Câu 11. Nội dung nào dưới đây là cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng? A. lượng đổi, chất đổi. B. biện chứng. C. mâu thuẫn. D. phủ định. Câu 12. Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào? A. Xã hội B. Hoá học C. Cơ học D. Vật lý PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 13 (3 điểm): Bạn Hùng là một học sinh thông minh nhưng lười học. Đến gần kì thi vào cấp THPT mà Hùng vẫn mải mê đi chơi không học bài. Thấy vậy, Bình khuyên Hùng nên tập trung vào việc ôn thi nhưng Hùng cho rằng việc thi cử là do vận may quyết định, không nhất thiết phải học giỏi mới đỗ vào cấp THPT. a)Suy nghĩ và biểu hiện của Hùng thuộc thế giới quan nào?Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Hùng? b) Vận dụng kiến thức đã học em hãy đưa ra lời khuyên với Hùng? Câu 14(2 điểm). Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình? Câu 15(2 điểm). Thế nào nhận thức ? Em hãy kể tên và lấy ví dụ về các giai đoạn của quá trình nhận thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng? HẾT Trang 2/2 - Mã đề 143