Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_2018_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 THÁI THỤY Môn: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Cho đoạn văn sau: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.” Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên và trả lời các câu sau: 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ? 2. Chỉ ra 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ trong đoạn văn. 3. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta ? 4. Kể tên các truyện cổ tích em đã được học, được đọc trong sách Ngữ văn 6, tập một cùng chủ đề với truyện cổ tích trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân. HẾT Họ và tên học sinh: ; Số báo danh:
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA THÁI THỤY HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN 6 I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm Câu Nội dung Điểm Câu 1: 5,0 Đoạn văn được trích từ văn bản nào ? 0,25 1 - Đoạn văn được trích từ văn bản Thạch Sanh. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? 0,25 - Phương thức tự sự. Chỉ ra 01 cụm danh từ, 01 cụm động từ trong đoạn văn 0,5 - Học sinh có thể chỉ ra 01 cụm danh từ trong số các cụm danh từ: mọi 0,25 người, chuyện của mình, mọi sự, hai mẹ con Lí Thông 2 - Học sinh có thể chỉ ra 01 cụm động từ trong số các cụm động từ sau: 0,25 cho đưa Thạch Sanh đến, kể hết đầu đuôi chuyện của mình, sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử, không giết, cho chúng về quê làm ăn, bị sét đánh chết, bị hóa kiếp thành bọ hung Trong đoạn văn trên, mẹ con Lý Thông được Thạch Sanh tha tội chết 1.0 nhưng vẫn bị trời trừng chị. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? - Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lý Thông thể hiện Thạch Sanh là 0,5 3 người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha. - Qua đó truyện gửi gắm ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội 0,5 và lý tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Ước mơ về một xã hội công bằng Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Kể tên các truyện cổ tích em đã được học, được đọc trong chương trình 1,0 Ngữ văn 6, tập một cùng chủ đề với truyện cổ tích trên: - Sọ dừa 0,25 4 - Em bé thông minh 0,25 - Cây bút thần 0,25 - Ông lão đánh cá và con cá vàng 0,25 II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm Ý Nội dung Điểm Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người ban thân 7,0 * Yêu cầu chung: - Về nội dung: Đề bài yêu cầu kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân. Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được một câu chuyện
  3. có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện. - Về phương pháp, yêu cầu học sinh kể lại kỉ niệm theo một trình tự nhất định, mạch lạc, logic. - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức thực tế của học sinh, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Những bài văn sao chép lại các bài văn mẫu trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo khác không cho điểm cao 1 Mở bài: 1,0 - Giới thiệu khái quát về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn 0,5 thân: sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện. Ấn tượng của bản thân em về kỉ niệm đó. - Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo, hấp dẫn của học sinh. 0,5 2 Thân bài: 5,0 - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: 1,0 + Thời gian, không gian; + Giới thiệu đôi nét về nhân vật trong câu chuyện (người bạn thân) - Kể lại diễn biến kỉ niệm theo một trình tự nhất định: 4,0 Có thể kể theo trình tự như sau: + Mở đầu câu chuyện 1,0 + Diễn biến câu chuyện 2,0 + Kết thúc câu chuyện. 1,0 Kết bài : 1,0 3 - Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của em về kỉ niệm sâu sắc đó (Khuyến khích sự sáng tạo trong kết bài của học sinh) VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn tự sự; trình bày đủ các ý cơ bản như trên; diễn đạt tốt; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ viết đúng chính tả, bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Điểm 5 - 6: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn tự sự; trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên; trình bày và diễn đạt tương đối tốt, có thể mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt, bài viết có cảm xúc. Điểm 3 - 4: Vận dụng kiến thức để làm bài văn biểu cảm chưa tốt, nhiều đoạn kể lan man, lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 1 -2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn tự sự, nhiều đoạn kể lan man, lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
  4. Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả ) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. - Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài của học sinh, không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây - Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 điểm.