Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_i_nam_hoc_2017_2018_co.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 6 ———————— Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ———————— I. Trắc nghiệm (3,0 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng. Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. (Ngữ văn 6, tập 1 – NXB GD 2003, trang 19) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Con Rồng cháu Tiên. B. Thánh Gióng. C. Thạch Sanh. D. Em bé thông minh. Câu 2. Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh. Câu 4. Trong câu “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.” có mấy cụm động từ? A. Một cụm. B. Hai cụm. C. Ba cụm. D. Bốn cụm. Câu 5. Các sự việc trong đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào? A. Theo thứ tự từ ngoài vào trong. B. Theo thứ tự thời gian (trước, sau). C. Theo thứ tự từ xa đến gần. D. Không theo thứ tự nào. Câu 6. Chi tiết “Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi chú bé” không thể hiện điều gì dưới đây? A. Biểu hiện cho tình đoàn kết toàn dân chống giặc cứu nước. B. Người anh hùng trưởng thành từ trong quần chúng nhân dân. C. Người anh hùng lớn lên bởi tình yêu thương, sự chăm sóc của nhân dân. D. Vì cậu bé là người anh hùng nên ai cũng phải đem cơm gạo để phục vụ. II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). a. Thế nào là truyện ngụ ngôn? b. Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những người như thế nào? Qua truyện này, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 2. (1,0 điểm). Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: a. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc. b. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con người. Câu 3 (4,0 điểm). Hãy kể về một người bạn mới quen đã để lại trong em những ấn tượng đẹp đẽ nhất. HẾT (Học sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 -2018 ———————— MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 6 (HDC gồm: 02 trang) I. Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng, hs được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C A B B D II. Tự luận (8 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm a - Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, 0,5 mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. b - Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những người hiểu 0,5 Câu 1 biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. (2,0đ) - Rút ra bài học, học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác 1,0 nhau nhưng cần thể hiện những ý chính sau: + Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh. + Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. + Phải biết những điểm hạn chế của mình, từ đó có ý thức mở rộng tầm hiểu biết cho bản thân bằng nhiều hình thức khác nhau. a Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân 0,5 tộc. - Lỗi: dùng từ không đúng nghĩa (tinh tú) - Sửa: thay từ “tinh tú” bằng từ “tinh túy” -> Viết lại câu: Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của văn hóa Câu 2 dân tộc. (1,0đ) b Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con 0,5 người. - Lỗi: lẫn lộn các từ gần âm (linh động) - Sửa: thay từ “linh động” bằng từ “sinh động” -> Viết lại câu: Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái của con người. * Yêu cầu về kĩ năng: Câu 3 - Học sinh viết được bài văn tự sự có bố cục đầy đủ, rõ ràng, kể (4,0đ) phải phù hợp với đời sống thực tế. - Khi kể chuyện, học sinh cần sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm một cách hợp lý.
- - Văn viết có cảm xúc, chân thực, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Có thể có những cách trình bày khác nhau, dưới đây là những nội dung cơ bản: a Mở bài: 0,25 - Giới thiệu về người bạn mới quen của mình và nêu ấn tượng chung. b Thân bài: - Kể hoàn cảnh gặp gỡ, làm quen người bạn mới 3,5đ - Ấn tượng về ngoại hình của người bạn mới - Kể kỉ niệm đầu tiên của hai bạn - Tình cảm của mình với bạn c Kết bài: 0,25 - Bày tỏ tình cảm của mình; mong ước, hứa hẹn * Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý chung mang tính định hướng. Các giám khảo chấm cần linh hoạt. Cần chú ý khuyến khích những bài viết hiểu đề, có chất văn, diễn đạt tốt. HẾT