Đề kiểm tra cuối kì II môn Vật lí Lớp 10 (Có đáp án) - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

doc 3 trang hoahoa 18/05/2024 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Vật lí Lớp 10 (Có đáp án) - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_vat_li_lop_10_co_dap_an_ma_de_132.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Vật lí Lớp 10 (Có đáp án) - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn thi: Vật lí, Lớp 10 Thời gian làm bài 45 phút không tính thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 132 (Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 điểm Câu 1: Trường hợp nào sau đây động năng của vật không thay đổi? Vật chuyển động A. nhanh dần. B. chậm dần. C. thẳng đều. D. thẳng. Câu 2: Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Bản chất của thanh rắn. B. Chiều dài thanh rắn. C. Tiết diện ngang của thanh. D. Cả ba yếu tố trên. Câu 3: Chọn đáp án đúng khi nói về vectơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều. A. Luôn vuông góc với vectơ vận tốc. B. Giống nhau tại mọi điểm trên quỹ đạo. C. Có độ lớn bằng 0. D. Luôn cùng hướng với vectơ vận tốc. Câu 4: Một vật có khối lượng m đang chuyển động thẳng đều với tốc độ v, động năng của vật được xác định bởi công thức nào sau đây? 1 2 1 2 A. Wd mv. B. Wd mv. C. Wd 2mv . D. Wd mv . 2  2 Câu 5: Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặc của lực chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc thì công của lực đó được tính bởi công thức A. A Fs cotan . B. A Fs cos . C. A Fssin . D. A Fs. Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng? A. Động lượng của vật là đại lượng vec tơ. B. Trong hệ cô lập, động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn. C. Động lượng của một vật bằng tích của khối lượng và vận tốc. D. Động lượng của vật bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc. Câu 7: Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang thì chịu tác dụng bởi lực F có độ lớn 10 N, có hướng hợp với phương ngang một góc 60o . Khi vật chuyển dời được 15 m thì công của lực F có giá trị A. -75 J. B. 75 J. C. 150 J. D. 75 3 J . Câu 8: Vật nào có tính đàn hồi kém nhất trong các vật được cấu tạo từ các chất sau đây? A. Nhôm. B. Đồng. C. Sắt. D. Đất sét. Câu 9: Biểu thức của định luật 2 Newton có thể viết dưới dạng      F. p  A. F p t. B. F t p. C. ma. D. F p ma. t Câu 10: Trong một quá trình chuyển hóa năng lượng, gọi Wtp là năng lượng toàn phần; Wci là năng lượng có ích; Whp là năng lượng hao phí. Hiệu suất của quá trình chuyển hóa năng lượng được xác định bởi công thức nào sau đây? W W W W A. BH. hp . C.H hp . D.H ci . H ci . Wtp Wci Wtp Whp Câu 11: Công thức tốc độ; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là s  A. v ;ω = θ ;ω = vr. B. v ;ω = s ;ω = v.r. t t t t  s C. v ;ω = s ;v r.ω. D. v ;ω = θ ;v r.ω. t t t t Câu 12: Chọn câu đúng. Trong các chuyển động tròn đều Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. A. Cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì lớn hơn thì có tốc độ lớn hơn. B. Chuyển động nào có chu kì nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn. C. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì nhỏ hơn. D. Với cùng chu kì, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn Câu 13: Vật nào dưới đây biến dạng nén? A. Trụ cầu. B. Chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to. C. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy. D. Dây cáp của cầu treo. Câu 14: Áp suất không dùng đơn vị A. atm. B. N/m2. C. N.m. D. Pa. Câu 15: Một thùng hình trụ cao 1,5 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2. A. 1500 Pa. B. 150000 Pa. C. 15000 Pa. D. 150 Pa. Câu 16: Ngẫu lực là hệ A. hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn khác nhau và cùng đặt vào một vật. B. hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng đặt vào một vật. C. hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng đặt vào một vật. D. hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn khác nhau và cùng đặt vào một vật. Câu 17: Giới hạn đàn hồi là A. giới hạn trong đó vật còn giữ được tính đàn hồi. B. giá trị lớn nhất của lực đàn hồi. C. giá trị nhỏ nhất của lực đàn hồi. D. giới hạn chịu lực của vật rắn. Câu 18: Muốn cho một vật rắn có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các moment lực tác dụng lên vật phải A. bằng không. B. không đổi. C. dương. D. âm. Câu 19: Một thùng hình trụ cao 1,7 m đựng đầy nước biển. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 80 cm? Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2. A. 1700 Pa. B. 9270 Pa. C. 92700 Pa. D. 17000 Pa. Câu 20: Độ lớn lực hướng tâm không được tính bởi công thức 2 2 v A. Fht = m.ah. B. F = m. .r. C. F = m.r. D. F = m . ht ht ht r Câu 21: Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng của vật được xác định bởi công thức:  v  A. p . B. p mv. C. p mv2. D. p mv. m Câu 22: Đơn vị của động lượng là A. kg.m/s. B. kg.m.s. C. kg.m.s2. D. kg/m.s. Câu 23: Khối lượng riêng của một chất là A. một đại lượng để chỉ lượng chất chứa trong vật. B. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. C. đại lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất ấy. D. đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Câu 24: Chuyển động tròn đều không có đặc điểm nào sau đây? A. Vecto gia tốc luôn hướng vào tâm đường tròn quỹ đạo. B. Quỹ đạo là đường tròn. C. Tốc độ góc không đổi. D. Vecto vận tốc không đổi. Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi? A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng. B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn. C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng. D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng. Câu 26: Một ô tô đang xuống dốc. Gọi A là công của trọng lực tác dụng lên ô tô, khi đó Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. A. A 0. B. A 0. C. A 0. D. A 0. Câu 27: Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 7 m/s. Độ lớn động lượng của vật có giá trị A. 98 kgm/s. B. 28 kgm/s. C. 3,5 kgm/s. D. 14 kgm/s. Câu 28: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ωvới chu kỳ T và giữa tốc độ góc ωvới tần số f trong chuyển động tròn đều là 2π 2π 2π 2π A. ω = ; ω = 2πf. B. ω =2 T; ω = 2πf. C. ω =2 T; ω = . D. ω = ; ω = . T f T f II. TỰ LUẬN: 3 điểm Bài 1 (1 điểm): Một vật có khối lượng m = 0,2 kg được thả rơi tự do từ vị trí O có độ cao 45m, tại nơi có g 10m / s 2 . Trong quá trình rơi, xác định cơ năng của vật và tốc độ lúc vật chạm đất tại A. Bài 2 (1 điểm): Viên bi thứ nhất có khối lượng 0,15 kg đang chuyển động trên mặt phẳng ngang với tốc độ 2m/s thì va chạm xuyên tâm với viên bi thứ hai có khối lượng 0,1 kg đang nằm yên. Biết sau va chạm, bi thứ hai chuyển động với tốc độ 1,5m/s. Bỏ qua ma sát. Xác định tốc độ của viên bi thứ nhất sau va chạm. Bài 3 (0,5 điểm): Một viên đạn có khối lượng m = 0,02 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 200m/s thì đâm va vào tấm gỗ dày 4cm dựng thẳng đứng. Sau khi vừa xuyên qua tấm gỗ, đạn có tốc độ 20m/s. Xác định độ lớn của lực cản do tấm gỗ tác dụng lên viên đạn. Câu 4 (0,5 diểm): Một quả bóng có khối lượng 0,25kg bay đến đập vào tường thẳng đứng với độ lớn vận tốc 8 m/s theo góc tới 60o . Bóng bật trở ra cùng tốc độ theo hướng phản xạ của gương phẳng. Xác định độ biến thiên động lượng của bóng trước và sau va chạm. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132