Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

doc 5 trang thungat 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2017 – 2018 Môn: Hóa học 8 Thời gian: 45 phút I) Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức đã học về: - Chương 2. Phản ứng hoá học - Chương 3. Mol và tính toán hoá học 2. Kĩ năng: - Tính n, m, V, M. - Áp dụng công thức tính tỉ khối của chất khí xác định công thức hóa học của chất khí. - Kỹ năng lập phương trình hóa học. - Vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tế. 3. Thái độ: - Nghiêm túc làm bài, trung thực, tự tin. - Có lòng yêu thích môn học. 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực tự học, vận dụng, sử dụng ngôn ngữ hóa học, tư duy logic, sáng tạo. II) Ma trận đề: Mức độ Vận dụng Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cao TN TL TN TL TN TL TL Chương 2. Phản ứng hoá 2 1 3 học 1đ 3đ 4đ Chương 3. Mol và tính 4 1 1 1 7 toán hoá học 2đ 1đ 2.5đ 0.5đ 6đ Tổng 6 2 1 1 10 3.0đ 4.0đ 2.5đ 0.5đ 10đ Tỉ lệ phần trăm 30% 40% 25% 5% 100% III) Nội dung đề: (đính kèm trang sau) IV) Đáp án và biểu điểm: (đính kèm trang sau)
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2017 – 2018 Môn: Hóa học 8 Thời gian: 45 phút ĐỀ 1 I) Trắc nghiệm: (3 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra: Câu 1. 1,5 mol Fe chứa: A. 9.1023 phân tử B. 9.1023 nguyên tử C. 0,9.1023 phân tử D. 0,9.1023 nguyên tử Câu 2. Số mol của 16 gam CuSO4 là: A. 0,2 mol B. 2 mol C. 1 mol D. 0,1 mol Câu 3. Đốt cháy 2,7 gam bột nhôm trong không khí thu được 4,6 gam hợp chất nhôm oxit Al2O3. Khối lượng oxi đã phản ứng là: A. 7,3 g B. 2 g C. 1,9 g D. 1,8 g Câu 4. Có thể thu những khí nào sau đây vào bình bằng cách đặt ngược bình? A. CH4 B. CO2 C. Cl2 D. H2 Câu 5. Trong các biến đổi sau, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học ? A. Hương hoa sữa thơm ngát. B. Thức ăn bị ôi thiu. C. Sương tan. D. Trái Đất nóng lên. Câu 6. Biết dA/B = 1,75 nhận xét nào sau đây sai? A. Khí A nhẹ hơn khí B 1,75 lần. B. Khí A nặng hơn khí B 1,75 lần. C. MA = 1,75. MB D. MB = MA: 1,75. II) Tự luận: (7 điểm) Câu 1. (3đ) Hãy lập PTHH hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: a. CH4 + O2 > CO2 + H2O (điều kiện: nhiệt độ) b. Al + Cl2 > AlCl3 (điều kiện: nhiệt đô) c. Fe2O3 + H2SO4 > Fe2(SO4)3 + H2O d. NaOH + FeCl3 > NaCl + Fe(OH)3 e. Cu(NO3)2 > CuO + NO2 + O2 (điều kiện: nhiệt độ) f. + Cl2 > HCl (điều kiện: nhiệt độ) Câu 2. (1đ) Tính khối lượng của: a. 4,48 lít khí oxi (ở đktc). b. 1,5. 1023 phân tử nước? Câu 3. (2.5đ) Khí A có công thức dạng chung là RO3. Biết tỉ khối của khí A đối với không khí là dA/kk = 2,7586. Hãy xác định công thức của khí A. Câu 4. (0.5đ) Tại sao khi càng leo lên núi cao sẽ càng cảm thấy tức ngực, khó thở? (Biết: S = 32 ; C = 12 ; O = 16 ; N = 14 ; H = 1 ; Cu = 64 ; Fe = 56 ; Cl = 35,5)
  3. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ THI HỌC KÌ I ĐỀ 1 Môn: Hóa học 8 - Thời gian: 45 phút Hướng dẫn chấm Biểu điểm I) Trắc nghiệm: (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 0.5x6 Đáp án B D C A, D B A II) Tự luận: (7đ) Câu 1. (3đ) to a. CH4 2O2  CO2 2H2O to b. 2Al 3Cl2  2AlCl3 c. Fe2O3 3H2SO4 Fe2 (SO4 )3 3H2O 0.5 x 6 d. 3NaOH FeCl3 3NaCl Fe(OH)3 to e. 2Cu(NO3 )2  2CuO 4NO2 O2 to f. H2 Cl2  2HCl Câu 2. (1đ) a. n 0,2mol 0.25đ O2 m n .M 0,2.32 6,4g O2 O2 O2 0.25đ b. n 0,25mol 0.25đ H2O m n .M 0,25.18 4,5g. H2O H2O H2O 0.25đ Câu 3. (2.5đ) MA dA/kk .29 2,7586.29 80g 0.5đ => Phân tử khối của khí A là 80 đvC. Ta có: 0.5đ 80 R 3.O 0.5đ R 32dvC 0.5đ R là lưu huỳnh (S). Vậy A là SO3. 0.5đ Câu 4. (0.5đ) - Càng lên cao lượng khí O2 càng thấp (khí O2 nặng hơn không khí) mà khí này 0.5đ duy trì sự sống nên ta cảm thấy tức ngực, khó thở. BGH kí duyệt Tổ nhóm CM Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc
  4. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2017 – 2018 Môn: Hóa học 8 Thời gian: 45 phút ĐỀ 2 I) Trắc nghiệm: (3 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra: Câu 1. 0,25 mol CO chứa: A. 1,5.1023 phân tử B. 1,5.1023 nguyên tử C. 3.1023 nguyên tử D. 3.1023 phân tử Câu 2. Số mol của 9,8 gam H2SO4 là: A. 0,2 mol B. 2 mol C. 1 mol D. 0,1 mol Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 12,8 gam đồng trong bình chứa khí oxi thu được 16 gam đồng (II) oxit CuO. Khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là: A. 6,4 g B. 4,8 g C. 3,2 g D. 1,67 g Câu 4. Có thể thu những khí nào sau đây vào bình bằng cách đặt ngửa bình? A. CH4 B. CO2 C. Cl2 D. H2 Câu 5. Trong các biến đổi sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí? A. Cơm bị cháy. B. Băng tan. C. Tấm ảnh bị ố màu vàng. D. Muối dưa. Câu 6. Biết dA/B = 0,75 nhận xét nào sau đây sai? A. Khí A nặng hơn khí B 0,75 lần. B. Khí A nhẹ hơn khí B 0,75 lần. C. MA = 0,75. MB D. MB = MA: 0,75. II) Tự luận: (7 điểm) Câu 1. (3đ) Hãy lập PTHH hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: a. C2H4 + O2 > CO2 + H2O (điều kiện: nhiệt độ) b. Fe + Cl2 > FeCl3 (điều kiện: nhiệt đô) c. Al2O3 + H2SO4 > Al2(SO4)3 + H2O d. KOH + FeCl3 > KCl + Fe(OH)3 e. Pb(NO3)2 > PbO + NO2 + O2 (điều kiện: nhiệt độ) f. + O2 > H2O (điều kiện: nhiệt độ) Câu 2. (1đ) Tính khối lượng của: a. 6,72 lít khí oxi (ở đktc). b. 1,8. 1023 phân tử nước? Câu 3. (2.5đ) Khí A có công thức dạng chung là XH3. Biết tỉ khối của khí A đối với không khí là dA/kk = 0,5862. Hãy xác định công thức của khí A. Câu 4. (0.5đ) Tại sao khi càng đi sâu vào các hang động sẽ càng cảm thấy tức ngực, khó thở? (Biết: S = 32 ; C = 12 ; O = 16 ; N = 14 ; H = 1 ; Cu = 64 ; Fe = 56 ; Cl = 35,5)
  5. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ THI HỌC KÌ I ĐỀ 2 Môn: Hóa học 8 - Thời gian: 45 phút Hướng dẫn chấm Biểu điểm I) Trắc nghiệm: (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 0.5x6 Đáp án A D C B, C B A II) Tự luận: (7đ) Câu 1. (3đ) to a. C2H4 3O2  2CO2 2H2O to b. 2Fe 3Cl2  2FeCl3 c. Al2O3 3H2SO4 Al2 (SO4 )3 3H2O 0.5 x 6 d. 3KOH FeCl3 3KCl Fe(OH)3 to e. 2Pb(NO3 )2  2PbO 4NO2 O2 to f. 2H2 O2  2H2O Câu 2. (1đ) a. n 0,3mol 0.25đ O2 m n .M 0,3.32 9,6 g O2 O2 O2 0.25đ b. n 0,3mol 0.25đ H2O m n .M 0,3.18 5,4g. H2O H2O H2O 0.25đ Câu 3. (2.5đ) MA dA/kk .29 0,5862.29 17g 0.5đ => Phân tử khối của khí A là 17 đvC. Ta có: 0.5đ 17 X 3.H 0.5đ X 14dvC 0.5đ X là nitơ (N). Vậy A là NH3. 0.5đ Câu 4. (0.5đ) - Càng vào sâu lượng khí CO2 càng lớn (khí CO2 nặng hơn không khí) mà khí này 0.5 không duy trì sự sống nên ta cảm thấy tức ngực, khó thở. BGH kí duyệt Tổ nhóm CM Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc