Đề thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Lần 4 - Năm học 2017-2018

doc 2 trang thungat 2090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Lần 4 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_11_lan_4_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Lần 4 - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ 2- 2017-2018- LẦN 4 I-TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đơn vị của động lượng là A. kg.m/s². B. kg.m/s. C. kg.m.s. D. kg.m.s². Câu 2: Một quả bóng có khối lượng m = 0,1kg chuyển động với vận tốc v = 4m/s thì đập vào tường và bật trở lại với cùng vận tốc 4m/s cũng theo phương cũ. Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của quả bóng. Độ biến thiên động lượng của quả bóng do va chạm bằng A. 0,8 kg.m/s. B. –0,8 kg.m/s. C. –0,4 kg.m/s. D. 0,4 kg.m/s. Câu 3: Một ô tô có khối lượng 500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh. Sau 10s thì dừng lại. Lực hãm phanh có độ lớn là A. 500 N. B. 1500 N. C. 5000 N. D. 2500 N. Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg bắt đầu trượt xuống từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 6m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Lấy g = 10 m/s². Công của lực ma sát khi vật chuyển động được nửa đoạn đường trên mặt phẳng nghiêng là A. –20 J. B. –40 J. C. –32 J. D. –16 J. Câu 5: Chọn phát biểu KHÔNG đúng về công suất. Công suất A. là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. B. tính bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. C. là đại lượng vô hướng. D. có đơn vị là J. Câu 6: Một vật có khối lượng 500g chuyển động chậm dần đều với vận tốc đầu 6m/s dưới tác dụng của lực ma sát. Công của lực ma sát thực hiện cho đến khi dừng lại bằng A. 9 J. B. –9 J. C. 15 J. D. –1,5 J. Câu 7: Một ô tô có khối lượng 1600 kg đang chạy với vận tốc 45 km/h thì người lái nhìn thấy một vật cản trước mặt cách khoảng 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp. Giả sử lực hãm ô tô không đổi và bằng 1,2.104 N. Sau đó ô tô sẽA. va mạnh vào vật cản. B. dừng trước vật cản một đoạn. C. vừa tới sát ngay vật cản. D. bay qua vật cản. Câu 8: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 20 m. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s². Vận tốc của vật khi đến chân mặt phẳng nghiêng làA. 20 m/s. B. 10 m/s. C. 15 m/s. D. 40 m/s. Câu 9: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu bằng 6 m/s từ độ cao 3,2m. Lấy g = 10 m/s².Bỏ qua ma sát. Vận tốc của vật khi chạm đất là A. 5 m/s. B. 6 m/s. C. 8 m/s. D. 10 m/s. Câu 10: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc vo thì đạt được độ cao cực đại là 18m. Gốc thế năng ở mặt đất.Bỏ qua ma sát. Độ cao của vật khi động năng bằng thế năng là A. 10m. B. 9m. C. 15m. D. 12m. Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải của chất khí A. Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. C. Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ. D. Các phân tử sắp xếp một cách có trật tự. Câu 12: Chất khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử A. được coi là chất điểm và đẩy nhau khi gần nhau.B. được coi là chất điểm và hút nhau khi ở xa nhau. C. được coi là chất điểm không tương tác với nhau. D. được coi là chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm Câu 13: Đẳng quá trình là A. Quá trình trong đó có một thông số trạng thái không đổi. B. Quá trình trong đó các thông số trạng thái đều biến đổi. C. Quá trình trong đó có ít nhất hai thông số trạng thái không đổi. D. Quá trình trong đó có hơn phân nửa số thông số trạng thái không đổi. Câu 14: Trong hệ tọa độ (V,T), đường đẳng nhiệt là A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục OT.
  2. C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài qua O. Câu 15: Một khối khí lý tưởng ở nhiệt độ 37 °C, áp suất 5 atm, thể tích 2,5 lít. Khối khí được làm dãn nở cho đến áp suất còn 1,6 atm, nhiệt độ bằng 27 °C. Thể tích khí sau đó là A. 7,81 lít. B. 2,58 lít. C. 7,56 lít. D. 2,42 lít. Câu 16: Một mol khí lý tưởng đang ở điều kiện chuẩn. Nén chậm khối khí sao cho nhiệt độ không đổi cho đến khi thể tích giảm đi 2,4 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén là A. 9,33 atm. B. 1,12 atm. C. 0,89 atm. D. 2,01 atm Câu 17: Một quả bóng cao su có thể tích 2,5 lít. Mỗi lần bơm đưa được 125cm³ không khí ở áp suất khí quyển vào bóng. Bơm chậm để nhiệt độ không đổi và ban đầu trong bóng không có không khí, áp suất của không khí trong bóng sau khi bơm 20 lần là A. 1,0 atm. B. 2,0 atm. C. 2,5 atm. D. 1,5 atm. Câu 18: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng tích ở hai thể tích khác nhau được biểu diễn trên hình vẽ. Quan hệ giữa V1 và V2 là p V2 A. V1 > V2. B. V1 < V2. C. V1 = V2. D. không so sánh được. V1 T Câu 19: Một lượng khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 87°C thì được làm lạnh cho tới khi áp suất giảm còn một nửa, nhiệt độ giảm đi 2/3 lần. Sau khi làm lạnh, thể tích là 6 lít. Thể tích khối khí trước khi làm lạnh là A. 3,24 lít. B. 3,57 lít. C. 2 lít. p (atm) (2) D. 2,76 lít. p2 Câu 20: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình như trên hình vẽ. Các thông số được cho trên đồ thị, áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình là 2,4 (1) A. 1,20 atm. B. 4,80 atm. C. 4,98 atm. D. 9,96 atm. O 400 800 T (K) Câu 21: Tại sao nước mưa lại không lọt qua được lỗ nhỏ trên vải bạt? A. vì nước không làm dính ướt vải bạt. B. vì lỗ quá nhỏ, nước không lọt qua. C. vì lực căng bề mặt của nước không cho nước lọt qua. D. vì nước làm dính ướt vải bạt. II-TỰ LUẬN Bài 1: Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4 oC. Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192g đã nung nóng đến 100 oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5 oC. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103J/kg.độ, của nước là 4,19.103J/kg.độ. Bài 2 : Hệ số nở dài của thanh kim loại bằng đồng là 18.10-6 K-1, của thanh kim loại bằng sắt là 12.10-6 K-1. Tổng chiều dài ban đầu của thanh đồng và thanh sắt ở nhiệt độ O oC là 5m và hiệu chiều dài của hai thanh kim loại không đổi theo nhiệt độ. Xác định chiều dài ban đầu của mỗi thanh ở nhiệt độ 0oC. Bài 3- Một vật có khối lượng 1kg bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang, mặt phẳng nghiêng AB dài 20m. Lấy g= 10m/s2. a) Tính thế năng của vật tại đỉnh mặt phẳng nghiêng. b) Bỏ qua ma sát., tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng. c) Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,02. Tính công của lực ma sát trong quá trình vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.