Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS - Năm học 2016-2017

docx 4 trang thungat 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_lich_su_ky_thi_giao_vien_day_gioi_cap_thcs_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS - Năm học 2016-2017

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016-2017_MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề) I.Phần nhận thức chung: (2 điểm) Đồng chí nêu các nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 bậc trung học của Phòng GD&ĐT Bình Xuyên? Trong phần các nhiệm vụ trọng tâm có viết “Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh (HS)”, đông chí hiểu như thế nào về vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh? Là giáo viên, đồng chí thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? II. Phần kiến thức chuyên môn: (8 điểm) Câu 1. Lập bảng so sánh về điều kiện tự nhiên, những đặc trưng kinh tế, xã hội và bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. Câu 2. Những nét chính về giáo dục nước ta trong các thế kỉ XI - XV. Nhận xét về giáo dục nước ta ở giai đoạn này. Câu 3. Những tác động của tình hình thế giới đến nước ta trong những năm bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2000). Công cuộc đổi mới đất nước: hoàn cảnh lịch sử, sự lựa chọn của Đảng, nội dung đường lối đổi mới.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Bài làm cần thể hiện được những ý cơ bản sau: Câu 1. Lập bảng so sánh (2,0 điểm): Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây so sánh Điều kiện - Ven các con sông lớn, có đồng - Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh tự nhiên bằng rộng, đất phù sa màu mỡ rất sâu và kín gió, thuận tiện giao thông (0,5 đ) thuận lợi cho phát triển nông đường biển. nghiệp. - Có nhiều mỏ quý thuận lợi khai - Nguồn nước đủ cho sản xuất và thác mỏ, làm gốm sinh hoạt, nhiều nguồn thủy sản - Đất đai thích hợp để trồng các loại và là đường giao thông quan cây lưu niên có giá trị. trọng. Kinh tế - Nền kinh tế nông nghiệp là chủ - Nền kinh tế công thương, mậu (0,5 đ) yếu, gắn liền với công tác thủy lợi. dịch hàng hải đóng vai trò chủ đạo. - Có các ngành bổ trợ cho nông - Nghành nông nghiệp là thứ yếu. nghiệp. Xã hội Có hai giai cấp thống trị và bị trị - Có hai giai cấp cơ bản, đối kháng: (0,5 đ) đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ. - Giai cấp thống trị gồm vua, các - Ngoài ra còn có người bình dân và quý tộc quan lại và tầng lớp tăng thợ thủ công. lữ. - Giai cấp bị trị: nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ. Bộ máy Chế dộ chuyên chế cổ đại hay nhà Bộ máy nhà nước là bộ máy của nhà nước nước quân chủ chuyên chế trung quý tộc, chủ nô (mang tính dân chủ (0,5 đ) ương tập quyền. chủ nô hay cộng hòa quý tộc). Câu 2. Giáo dục nước ta trong các thế kỉ XI - XV (2,0 điểm): a. Những nét chính về giáo dục (1,5 đ) * Thời Lý (0,5 đ): - Năm 1075, vua Lý cho lập Văn Miếu, đánh dấu nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời. Sau đó, Quốc tử giám cũng được xây dựng - Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức * Thời Trần (0,5 đ): - Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. - Năm 1427, nhà Trần đặt lệ lấy đỗ “Tam khôi”, quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức đến học.
  3. - Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh * Thời Lê (0,5 đ): - Giáo dục Nho học thịnh đạt. Quốc tử giám được mở rộng hơn. Số người đi học tăng gấp nhiều lần so với thời Lý - Trần. - Quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Các khoa thi Hội được tổ chức đều đặn 3 năm một lần Năm 1484, dựng bia tiến sĩ tôn vinh hiền tài b. Nhận xét (0,5 đ): - Tích cực: + Đào tạo được đội ngũ quan lại và nhân tài cho đất nước, nâng cao dân trí, góp phần vào việc bảo vệ, xây dựng và phất triển đất nước. + Giáo dục được quan tâm, vị trí Nho giáo dần được nâng cao. -Hạn chế: + Nội dung học tập và thi cử chủ yếu nặng về lí thuyết, đó là các học thuyết Tứ thư, Ngũ kinh của Nho giáo, không chú trọng dạy khoa học - kĩ thuật. Không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. + Số người đi học và đi thi còn hạn chế Câu 3. Công cuộc đổi mới đất nước (4,0 điểm): a. Những tác động của tình hình thế giới (1,0 đ): - Việt Nam chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới từ Đại hội VI của Đảng (12 - 1986). Công cuộc đổi mới của Đảng diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động và tác động sâu sắc đến nước ta - Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế chung của thế giới. - Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Tuy nhiên, CNXH vẫn là một chế độ xã hội ưu việt và là mục tiêu định hướng tương lai của nhiều nước, nhiều dân tộc. Hoàn cảnh đó cũng đòi hỏi Đảng ta phải tiến hành đổi mới. - Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (từ 1978) đã thành công bước đầu và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở nước ta. - Một số nước trong khu vực châu Á đã tiến hành cải cách kinh tế và trở thành những “con rồng” kinh tế châu Á. Điều đó đã tác động, cổ vũ cho công cuộc đổi mới ở nước ta. Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với CNXH ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. b. Hoàn cảnh lịch sử (0,75 đ): - Trong những năm 1976 - 1985, cách mạng XHCN ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  4. - Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược tổ chức thực hiện. - Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên, Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới. - Những tác động của tình hình thế giới đến nước ta nêu trên cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới. c. Sự lựa chọn của Đảng (0,75 đ): - Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (12-1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các đại hội VII (6-1991), VIII (6-1996), IX (4-2001) - Đổi mới đất nước đi lên CNXH không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. - Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. d. Nội dung đường lối đổi mới (1,5 đ): * Về kinh tế (0,75 đ): - Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều nghành nghề; nhiều qui mô, trình độ công nghệ. - Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. - Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển. - Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. - Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. * Về chính trị (0,75 đ): - Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì dân - Xây dựng nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. - Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. - Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác ___