Bài kiểm tra môn Hóa học Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

doc 2 trang thungat 3120
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Hóa học Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_hoa_hoc_lop_8_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020_t.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Hóa học Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: HÓA HỌC 8 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1: Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? A. Fe và H2O. B. S và O2. C. KClvà O2 D. Zn và dung dịch HCl Câu 2: Trong các chất sau chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? A. Không khí B. Nước C. KMnO4 D. KOH. Câu 3: Phản ứng hóa hợp là: A. là phản ứng hóa học trong đó chỉ một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. B. là phản ứng hóa học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới C. là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử D. là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất ,trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế của một nguyên tố khác trong hợp chất. Câu 4: Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho biết: A.Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch B. Số gam chất tan có trong 50 gam dung dịch C.Số gam chất tan trong 150 gam dung dịch D. Số gam chất tan có trong 200 gam dung dịch. Câu5: Chất nào sau đây có thể tác dụng với Oxi để tạo thành Oxit Bazơ? A. P B. S C. Al D. Si. Câu 6: Dãy các chất nào sau đây gồm toàn các chất là oxit axit? A. SO3, P2O5, Fe2O3 B. SO3, P2O5, CO2. C. SO3, P2O5, Fe2O3 D. SO3, P2O5, CuO. Câu 7: Nước hóa hợp với CaO tạo thành sản phẩm là: A. BaOH B. Ba(OH)2. C. CaOH D. Ca(OH)2 Câu 8: Nước hóa hợp với P2O5 tạo thành sản phẩm là: A. HNO3 B. H2SO4. C. H3PO4 D. H2CO3. Câu 9: Trong 800ml của một dung dịch có chứa 0,2 mol NaOH. Nồng độ mol dung dịch này là: A. 0,25M. B. 0,025M. C. 2,5M. D. 0,5M. Câu 10: Trong 200ml của một dung dịch có chứa 16g CuSO4. Nồng độ mol dung dịch này là: A. 0,2M. B. 0,02M. C. 0,5M. D. 0,25M. Câu 11: Hòa tan 15g NaCl vào 45 g nước.Nồng độ phần trăm dung dịch là: A. 25%. B. 30%. C. 40% D. 50%. Câu 12: Dung dịch thu được khi hòa tan 4 gam NaOH vào 16 ml nước (Dnước = 1g/ml) có nồng độ phần trăm là A. 18% B. 21% C. 20% D. 19%. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Viết các phương trình biểu diễn sự cháy của các chất sau: Al, P, H2, CH4. Câu 14 (2,0 điểm). a. Hãy phân loại và gọi tên các oxit có CTHH như sau: Na2O, P2O5, FeO. b. Trình bày một phương pháp hóa học đề nhận biết mỗi chất rắn màu trắng đựng trong 2 gói bột bị mất nhãn sau: P2O5, CaO. Câu 15 (3,0 điểm). Cho 12.4 g natri oxit tác dụng hết với nước thu được 250 ml dung dịch natri hiđroxit NaOH a. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng của natri hiđroxit tạo thành. c. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. (Cho biết: Na= 23; O= 16; H =1; Cu =64; S = 32). Hết
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: HÓA HỌC 8 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1: Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? A. Mg và H2SO4. B. Zn và dung dịch FeCl2 C. KCl và O2 D. S và O2. Câu 2: Trong các chất sau chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? A. Không khí B. KClO3 C. MgO D. NaOH. Câu 3: Phản ứng phân hủy là: A. là phản ứng hóa học trong đó chỉ một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. B. là phản ứng hóa học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới C. là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử D. là phản ứng giữa đơn chất và hợp chất ,trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế của một nguyên tố khác trong hợp chất. Câu 4: Nồng độ mol của một dung dịch cho biết A số mol chất tan có trong 2 lít dung dịch B. số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch C. số mol chất tan có trong 2,5 lít dung dịch D. số mol chất tan có trong 1,5 lít dung dịch. Câu 5: Chất nào sau đây có thể tác dụng với oxi để tạo thành oxit bazơ? A. Mg B. P C. S D. Si. Câu 6: Có các chất sau đây, dãy các chất nào sau đây gồm toàn các chất là oxit axit? A.SO3, P2O5, Fe2O3, CO2 B. SO3, P2O5, CO2, FeO C. SO3, P2O5, SO2, SiO2. D.SO3,P2O5,CuO,CO2 Câu 7: Nước hóa hợp với BaO tạo thành sản phẩm là: A. BaOH B. Ba(OH)2. C. CaOH D. Ca(OH)2. Câu 8: Nước hóa hợp với SO3 tạo thành sản phẩm là A. HNO3 B. H2SO4. C. H3PO4 D. H2CO3. Câu 9 : Trong 400ml của một dung dịch có chứa 0,2 mol NaOH. Nồng độ mol dung dịch này là: A. 0,2M. B. 0,02M. C. 0,25M. D. 0,5M. Câu 10: Trong 200ml của một dung dịch có chứa 16g CuSO4. Nồng độ mol dung dịch này là: A. 0,25M. B. 0,025M. C. 0,5M. D. 25M. Câu 11: Hòa tan 15g NaCl vào 45 g nước.Nồng độ phần trăm dung dịch là: A. 25%. B. 30%. C. 40% D. 50%. Câu 12: Dung dịch thu được khi hòa tan 8 gam NaOH vào 32ml nước(Dnước = 1g/ml) có nồng độ phần trăm là: A. 18% B. 21% C. 20% D. 19%. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Viết các phương trình biểu diễn sự cháy của các chất sau: Zn, C, H2, CH4. Câu 14 (2,0 điểm). a. Hãy phân loại và gọi tên các Oxit có CTHH như sau: BaO, SO3, Fe2O3. b. Trình bày một phương pháp hóa học đề nhận biết mỗi chất rắn màu trắng đựng trong 2 gói bột bị mất nhãn sau: P2O5, CaO. Câu 15 (3,0 điểm). Cho 18,8 g Kali oxit tác dụng hết với nước thu được 250 ml dung dịch kali hiđroxit KOH. a. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng của KOH tạo thành c. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. (Cho biết: K= 39; O= 16; H =1; S =32; Cu = 64). Hết