Tài liệu ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2020_20.pdf
Nội dung text: Tài liệu ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2020-2021
- TỔNG ÔN HỌC KÌ II – HOÁ HỌC 10 NĂM HỌC: 2020 - 2021 PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN I. Vị trí trong bảng HTTH các nguyên tố. - Gồm có các nguyên tố: 9F; 17Cl; 35Br; 53I; 85At. Phân tử dạng X2 như F2 khí màu lục nhạt, Cl2 khí màu vàng lục, Br2 lỏng màu nâu đỏ, I2 tinh thể (rắn) màu đen tím. - F có độ âm điện lớn nhất , chỉ có số oxi hoá –1. Các halogen còn lại ngoài số oxi hoá –1 còn có số oxi hoá dương như +1 , +3 , +5 , +7 Tính tan của muối bạc: AgF AgCl AgBr AgI Tan Kết tủa trắng Kết tủa vàng lục Kết tủa vàng đậm II. Tính chất hoá học của các đơn chất: Tính oxi hoá F2 > Cl2 > Br2 > I2 Phản ứng F2 Cl2 Br2 I2 Oxi hoá hầu hết kim loại, Oxi hoá nhiều kim loại, cần Oxi hoá nhiều kim cần đun nóng đun nóng loại, chỉ xảy ra khi Oxi hoá tất cả các kim t 0 t 0 đun nóng hoặc có xúc Na + Cl2 ⎯⎯ → 2NaCl 2Na + Br2 ⎯⎯ → 2NaBr tác Kim loại loại => muối florua 0 0 t t 0 2Fe + 3Cl2 ⎯⎯ → 2FeCl3 2Al + 3Br2 ⎯⎯ → 2AlBr3 t 2Al +3I2 ⎯⎯ → 2AlI3 xt là H2O hỗn hợp H , F nổ 2 2 Cần có ánh sáng, nổ Cần nhiệt độ cao hơn, mạnh trong bóng tối. Cần nhiệt độ cao as xúc tác khí hidro H2 + Cl2 ⎯⎯ → 2HCl t 0 H2 + F2 → 2HF H + Br ⎯⎯ → 2HBr 0 2 2 t ,Pt H2 + I2 ⎯⎯ → 2 HI khí flo phản ứng mãnh liệt với nước, ở nhiệt độ 0 Phản ứng chậm hơn Clo Hầu như không tác nước thường Cl 2 +H2O HCl+HClO Br2+H2O HBr+ HBrO dụng 2F2 + 2H2O → 4HF + (Axit hipoclorơ) O2 III. Điều chế các halogen F2 Cl2 Br2 I2 Điện phân hỗn a. Trong phòng thí nghiệm Cl2 + 2NaBr → S ả n x u ấ t hợp KF và HF Cho HCl đậm đặc tác dụng với các chất ôxi hóa mạnh 2NaCl + Br2 I2 từ 2KMnO4 + 16HCl ⎯⎯ → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O NaBr có trong rong t 0 rong biển biển MnO2 + 4HCl ⎯⎯ → MnCl2 + Cl2 + 2H2O b. Trong công nghiệp: dùng phương pháp điện phân dpdd/mnx 2NaCl + 2H2O ⎯ ⎯ ⎯⎯ →H2 + 2NaOH + Cl2 + IV. Nhận biết: Dùng Ag (AgNO3) để nhận biết các gốc halogenua. + - as Ag + Cl ⎯⎯ → AgCl (trắng) (2AgCl ⎯⎯ → 2Ag + Cl2 ) Ag+ + Br- ⎯⎯ → AgBr (vàng nhạt) Ag+ + I- ⎯⎯ → AgI (vàng đậm) I2 + hồ tinh bột → xanh lam VI. Axit halogenhidric: Dung dịch HF là axit yếu còn các dung dịch HCl, HBr, HI là các axit mạnh Tính axit HF < HCl < HBr < HI VII. Hợp chất có oxi của clo: (Nước Gia-ven và clorua vôi) - Phản ứng điều chế - Nước Gia-ven và clorua vôi có tính tẩy màu và sát trùng do các muối NaClO và CaOCl2 là các chất oxi hoá mạnh - Ứng dụng 1
- CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH I. OXI. Oxi là một phi kim hoạt động và là một chất oxi hóa mạnh 1. Tác dụng hầu hết với kim loại, phi kim (trừ halogen): cần có t0 tạo ôxit t o t o t o 2Mg + O2 ⎯⎯ → 2MgO S + O2 ⎯⎯ → SO2 C + O2 ⎯⎯ → CO2 2. Tác dụng với các hợp chất. t o CH4 + 2O2 ⎯⎯ → CO2 + 2H2O C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O 3. Điều chế oxi a. PTN: Nhiệt phân KMnO4 rắn, KClO3 rắn: t 0 2KMnO4 ⎯⎯ → K2MnO2 + MnO2 + O2 b. CN: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng hoặc điện phân nước II. OZON là dạng thù hình của oxi và có tính ôxi hóa mạnh hơn O2 rất nhiều 2Ag + O3 ⎯⎯ → Ag2O + O2 (ở điều kiện thường oxi không có phản ứng) III. LƯU HUỲNH là chất ôxi hóa nhưng yếu hơn O2, ngoài ra S còn đóng vai trò là chất khử khi tác dụng với oxi 2- 1. S là chất oxi hóa khi tác dụng với kim loại và H2 tạo sunfua chứa S Tác dụng với nhiều kim loại (có t0,tạo sản phẩm ứng số oxy hoá thấp của kim loại) o Fe + S0 ⎯⎯t → FeS-2 (sắt II sunfua) Hg + S ⎯⎯ → HgS-2 (thủy ngân sunfua, phản ứng xảy ra ở t0 thường) Tác dụng với H2: tạo hidro sunfua mùi trứng ung (trứng thối ) o t -2 H2 + S ⎯⎯ → H2S (hidrosunfua) 2. S là chất khử khi tác dụng với chất ôxi hóa tạo hợp chất với số oxi hoá dương (+4, +6) Tác dụng với một số phi kim t o S + O2 ⎯⎯ → SO2 (khí sunfurơ, lưu huỳnh điôxit, lưu huỳnh (IV) ôxit.) S + 3F2 → SF6 IV. HIDRO SUNFUA (H2S) là chất khử mạnh 1. Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng. t 0 2H2S + 3O2 ⎯⎯ → 2H2O + 2SO2 (dư ôxi, đốt cháy) t 0tthaáp 2H2S + O2 ⎯ ⎯ ⎯ → 2H2O + 2S 2. Dung dịch H2S có tính axit yếu : Khi tác dụng dung dịch kiềm có thể tạo muối axit hoặc muối trung hoà 1:1 H2S + NaOH ⎯⎯ → NaHS + H2O 1::2 H2S + 2NaOH ⎯ ⎯ → Na2S + 2H2O 3. Điều chế khí H2S: PTN từ phản ứng FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S . Công nghiệp không sản xuất V. LƯU HUỲNH ĐIOXIT công thức hóa học SO2, ngoài ra có các tên gọi khác là lưu huỳnh dioxit hay khí sunfurơ, hoặc anhidrit sunfurơ. 1. Tính chất hoá học: a. SO2 là một oxit axit: tác dụng với nước tạo axit sunfurơ H2SO3 1:1 1:2 SO2 + NaOH ⎯⎯ → NaHSO3 hoặc SO2 + 2 NaOH ⎯ ⎯ → Na2SO3 + H2O b. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá +4 +6 S O 2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2 S O 4 (SO2 đóng vai trò là chất khử) +4 0 S O 2 + 2H2S → 2H2O + 3 S (SO2 đóng vai trò là chất oxi hoá) 2. Điều chế t 0 a. Phòng thí nghiệm: Na2SO3 + H2SO4 ⎯⎯ → Na2SO4 + H2O + SO2 t 0 b. Công nghiệp: 4FeS2 + 11O2 ⎯⎯ → 2Fe2O3 + 8SO2 VI. LƯU HUỲNH (VI) OXIT công thức hóa học SO3, ngoài ra còn tên gọi khác lưu huỳnh tri oxit, anhidrit sunfuric. Là một ôxit axit Tác dụng với H2O tạo axit sunfuric: SO3 + H2O → H2SO4 + Q Tác dụng với oxit bazơ và bazơ tạo muối sunfat: SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O VII. AXIT SUNFURIC H2SO4 ở trạng thái loãng là một axit mạnh, ở trạng thái đặc là một chất ôxi hóa mạnh. 2
- 1. Tính chất của axit sunfuric loãng là axít mạnh làm đỏ quì tím, tác dụng kim loại(trước H2) giải phóng H2, tác dụng bazơ, oxit bazơ và nhiều muối. 2. Tính chất của axit sunfuric đặc là một chất ôxihóa mạnh và có tính háo nước a. Tính oxi hoá mạnh: axit sunfuric đặc nóng oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt), nhiều phi kim (C, S, P ) và nhiều hợp chất: t 0 2Fe + 6 H2SO4 ⎯⎯ → Fe2(SO4)3+ 3SO2+ 6H2O t 0 Cu + 2 H2SO4 ⎯⎯ → CuSO4 + SO2 + 2H2O Lưu ý: Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, vì kim loại bị thụ động hóa. t 0 2H2SO4(đ) + C ⎯⎯ → CO2 + 2SO2 + 2H2O t 0 2H2SO4(đ) + S ⎯⎯ → 3SO2 + 2H2O t 0 FeO + H2SO4 (đ) ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O b. Tính háo nước: hấp thụ nước của một số chất hữu cơ. Ví dụ: nhỏ H2SO4(đ) vào đường saccarozơ C12H22O11 + H2SO4(đ) → 12C + H2SO4.11H2O t 0 2H2SO4(đ) + C ⎯⎯ → CO2 + 2SO2 + 2H2O 3. Điều chế axit sunfuric t 0 t 0 - Sản xuất SO2 từ FeS2 hoặc S: 4FeS2 + 11O2 ⎯⎯ → 2Fe2O3 + 8SO2 hoặc S + O2 ⎯⎯ → SO2 V2O5 - Oxi hoá SO2 2SO2 + O2 ⎯ ⎯⎯ ⎯⎯→ 2SO3 to - Hấp thụ SO3 bằng H2SO4: SO3 + H2SO4 ⎯⎯ → H2SO4.nSO3 (ôleum) H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1) H2SO4 2- 4. Nhận biết ion sunfat: Nhận biết gốc SO4 (sunfat) dùng dung dịch muối bari như BaCl2 hoặc Ba(OH)2. Tạo kết tủa trắng BaSO4 không tan trong axit BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl 3
- CHUYÊN ĐỀ 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC I. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 1. Khái niệm: Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành trong một đơn vị thời gian . C Công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng : V = mol/(l.s) ( V 0 ) ( t = thời gian sau (t2) – thời gian đầu t (t1)) Đối với phản ứng tổng quát dạng : a A + b B → c C + d D C C C C V = A = B = C = D a t b t c t d t 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng - Ảnh hưởng của nồng độ: Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia phản ứng . - Ảnh hưởng của áp suất: (Đối với phản ứng có chất khí tham gia ) : Khi áp suất tăng , tốc độ phản ứng tăng (hoặc ngược lại ) - Ảnh hưởng của nhiệt độ : khi nhiệt độ tăng , tốc độ phản ứng tăng (hoặc ngược lại ) . - Ảnh hưởng của diện tích bề mặt : (Đối với phản ứng có chất rắn tham gia ) : Khi diện tích bề mặt tăng , tốc độ phản ứng tăng . - Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng , nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng. II - CÂN BẰNG HÓA HỌC 1. Phản ứng một chiều: Là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều xác định (không có chiều ngược lại ) aA + bB → cC + dD 2. Phản ứng thuận nghịch: Là phản ứng mà trong điều kiện xác định có thể đồng thời xảy ra theo hai chiều ngược nhau aA + bB ↔ cC + dD 3. Cân bằng hóa học: Là trạng thái của hệ phản ứng thuận nghịch , tại đó tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau và nồng độ các chất không thay đổi nữa. Cân bằng hóa học là một cân bằng động. 4. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học: a. Khái niệm: Sự chuyển dich cân bằng là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài (nồng độ, nhiệt độ, áp suất) tác động lên cân bằng. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (Lơ satơliê) : Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng , khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi (nồng độ , nhiệt độ , áp suất ); cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó. 4
- PHẦN 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 5: HALOGEN MỨC ĐỘ 1: Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố halogen thuộc nhóm A. VIIA. B. VIA. C. IVA. D. VA. Câu 2. Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 3. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố halogen có số eletron ngoài cùng là A. 7. B. 6. C. 5 D. 4. Câu 4. Tính chất hóa học không phải của các đơn chất halogen là A. tính phi kim mạnh. B. tính oxi hóa mạnh. C. tính khử mạnh. D. tính oxi hóa giảm từ F2 đến I2. Câu 5. Ở điều kiện thường, clo là chất A. rắn màu vàng. B. khí không màu. C. khí màu vàng lục. D. rắn màu lục nhạt. Câu 6. Tính chất vật lí nào sau đây ứng với mỗi halogen là không đúng? A. F2: chất khí màu lục nhạt. B. Cl2: chất khí màu vàng lục. C. Br2: chất lỏng màu nâu đỏ. D. I2: chất rắn màu nâu. Câu 7. Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 8. Halogen nào sau đây chỉ phản ứng với H2 khi có xúc tác và đun nóng? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 9. Dãy các đơn chất halogen được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là A. I2, Cl2, Br2, F2. B. Cl2, I2, F2, Br2. C. I2, Br2, Cl2, F2. D. F2, Cl2, Br2, I2. Câu 10. Công thức của muối natri clorua là A. NaCl. B. KCl. C. NaClO. D. CaOCl2. MỨC ĐỘ 2: Câu 11. Thuốc thử để nhận biết ion clorua là A. dung dịch KNO3. B. dung dịch NaCl. C. quỳ tím. D. dung dịch AgNO3. Câu 12. Dẫn khí X vào nước brom, thấy nước brom mất màu. Khí X là A. SO2. B. CO2. C. O2. D. N2. Câu 13. Dãy các axit nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần? A. HCl, HBr, HI, HF. B. HI, HBr, HCl, HF. C. HBr, HI, HF, HCl. D. HF, HCl, HBr, HI. t0 Câu 14. Trong phản ứng: 3Cl2 + 2Fe ⎯ ⎯→ 2FeCl3, clo thể hiện A. tính khử mạnh. B. tính khử yếu. C. tính oxi hóa mạnh. D. cả tính oxi hóa và tính khử. Câu 15. Khi cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, thu được dung dịch chứa hai muối nào sau đây? A. KCl và KClO3. B. NaCl và NaClO. C. NaCl và NaClO3. D. KCl và KClO3. Câu 16. Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là A. tính phi kim mạnh. B. tính oxi hóa mạnh. C. tính khử mạnh. D. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Câu 17. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion clorua và tính chất hóa học của nó trong phản ứng oxi hóa-khử là A. 3s23p5 và tính oxi hóa. B. 3s23p6 và tính khử. C. 3s23p5 và tính khử D. 3s23p5 và tính oxi hóa. Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tính axit của các axit HX tăng từ HF đến HI. B. Các hiđro halogenua tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại. C. Tất cả các muối AgX (X là halogen) đều không tan D. Các hiđro halogenua ở điều kiện thường là chất khí, dễ tan trong nước tạo thành các dung dịch axit mạnh. 5
- Câu 19. Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau: Hiện tượng quan sát được ở bình chứa nước Br2 là A. xuất hiện kết tủa trắng. B. dung dịch chuyển sang màu xanh tím. C. dung dịch bị nhạt màu. D. xuất hiện kết tủa vàng. Câu 20. Hóa chất có thể dùng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là A. HCl (đặc) và KMnO4. B. NaCl và H2SO4. C. MnO2 và NaCl. D. HCl và MgO. Câu 21. Trong công nghiệp, khí clo thường được điều chế từ A. NaCl (r) + H2SO4 (đặc). B. HCl (đặc) + MnO2. C. HCl (đặc) + KMnO4. D. NaCl (điện phân dung dịch có màng ngăn). Câu 22. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm? to A. H2 + Cl2 ⎯ ⎯→ 2HCl. B. Cl2 + H2O → HCl + HClO. to C. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. D. NaCl(rắn)+H2SO4 (đặc) ⎯ ⎯→ NaHSO4 + HCl. Câu 23. Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl phản ứng là A. 0,05. B. 0,02. C. 0,10. D. 0,16. 6
- CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH A) OXI – OZON: Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng cuả nguyên tố oxi là A. 2s22p2 B. 2s22p3 C. 2s22p4 D. 2s22p5 Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Oxi là chất khí không màu, có mùi xốc, hơi nặng hơn không khí. B. Oxi là chất khí màu lục nhạt, không mùi, nhẹ hơn không khí. C. Oxi là chất khí màu lục nhạt, có mùi xốc, nhẹ hơn không khí. D. Oxi là chất khí không màu, không mùi, hơi nặng hơn không khí. Câu 3. Tính chất hóa học đặc trưng của oxi và ozon là A. có tính oxi hóa rất mạnh. B. có tính oxi hóa trung bình. C. có tính khử rất mạnh. D. có tính khử trung bình. Câu 4. Kết luận nào sau đây không đúng về ozon ? A. Ozon tan trong nước ít hơn oxi. B. Ozon nặng hơn oxi. C. Khí ozon có màu xanh nhạt, mùi đặc trưng. D. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. Câu 5. Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách nào sau đây? A. Nhiệt phân KMnO4. B. Điện phân H2O. C. Cho MnO2 tác dụng với HCl đặc. D. Cho KMnO4 tác dụng với HCl đặc. Câu 6. Dãy gồm các chất đều có phản ứng hóa học với oxi là: A. CH4, Fe, NaCl. B. Cl2, Zn, CaO. C. Na, Fe, S. D. CH4, Cu, Cl2. Câu 7. Cho các chất: CH4, Fe, NaCl, Cl2, Zn, CaO. Số chất có phản ứng hóa học với oxi là: A. 2. B. 4. C. 3. D. 5 0 Câu 8. Cho các chất Au, Fe, Cu, C, F2 lần lượt tác dụng với O2 (t ). Số chất có phản ứng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 600 gam cacbon là A. 1120 lít. B. 2240 lít. C. 560 lít. D. 3360 lít. Câu 10. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ lệ mol 1: 3. Thể tích X (đktc) cần để oxi hóa hoàn toàn 1,32 gam Mg là A. 0,448. B. 0,336. C. 0,224. D. 0,672. B) LƯU HUỲNH: +MỨC ĐỘ 1: Câu 1. Trong bảng tuần hoàn, lưu huỳnh thuộc nhóm VIA. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 2. Muốn thu hồi thủy ngân bị rơi vãi người ta dùng chất nào sau đây? A. S. B. O2. C. Cl2. D. N2. Câu 3. Lưu huỳnh đóng vai trò chất khử trong phản ứng với chất nào sau đây? A. O2. B. H2. C. Hg. D. Fe. Câu 4. Dãy nào sau đây gồm các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? A. S, Cl2, Br2. B. S, Cl2, F2. C. Cl2, O2, S. D. O3, Cl2, H2S. Câu 5. Ở điều kiện thường, hiđro sunfua là chất A. khí, mùi trứng thối. B. khí, không mùi. C. lỏng, mùi trứng thối. D. lỏng, không màu. Câu 6. Khi đốt H2S trong không khí, hiện tượng là A. ngọn lửa màu xanh nhạt B. ngọn lửa màu vàng. C. có kết tủa màu vàng. D. ngọn lửa màu tím. Câu 7. Lưu huỳnh đioxit có công thức là A. H2S. B. SO3. C. SO2. D. H2SO4. 7
- Câu 8. Tính chất vật lý nào sau đây của khí SO2? A. Màu vàng, không mùi. B. Không màu, không mùi. C. Màu vàng, mùi trứng thối. D. Không màu, mùi hắc. Câu 9. Số nguyên tử oxi trong phân tử lưu huỳnh trioxit là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Ở điều kiện thường, tính chất nào sau đây đúng đối với SO3? A. Là oxit axit. C. Chất lỏng, màu xanh nhạt. B. Là chất khí, không màu. D. Không tan trong nước. Câu 11. Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân người ta dùng chất bột rắc lên thủy ngân rồi gom lại. Chất bột đó là A. vôi sống. B. muối ăn. C. cát. D. lưu huỳnh. Câu 12. Ở điều kiện thường, hiđro sunfua là chất khí, có mùi A. khai. B. trứng thối. C. hắc. D. hạnh nhân. Câu 13. Chất nào sau đây gây nên hiện tượng mưa axit? A. O2. B. CO2. C. SO2. D. H2. Câu 14. Lưu huỳnh đioxit không có ứng dụng nào sau đây? A. Tẩy trắng giấy. B. Chống nấm mốc. C. Sản xuất H2SO4. D. Sản xuất nước Gia-ven. Câu 15. Tính chất vật lý nào sau đây không đúng đối với H2SO4? A. Chất lỏng sánh như dầu. B. Tan vô hạn trong nước. C. Nặng gần gấp hai lần nước. D. Dễ bay hơi. Câu 16. Tính chất vật lý nào sau đây của H2SO4? A. Chất lỏng sánh như dầu. B. không tan trong nước. C. nhẹ hơn nước. D. Dễ bay hơi. Câu 17. Khi nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào đường thì đường chuyển sang màu đen, hiện tượng này là do H2SO4 đặc có tính A. khử. B. oxi hóa mạnh. C. axit. D. háo nước. Câu 18. H2SO4 đặc làm khô được chất nào sau đây? A. H2S. B. Cl2. C. NH3. D. SO3. Câu 19. Kim loại nào sau đây tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tan trong H2SO4 loãng? A. Ag. B. Fe. C. Al. D. Zn. Câu 20. Phản ứng hóa học của dung dịch H2SO4 đặc với chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử? A. CuO. B. Fe2O3. C. Fe2(SO4)3. D. FeO. +MỨC ĐỘ 2: Câu 21. Lưu huỳnh đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng với chất nào sau đây? A. O2. B. Cl2. C. O3. D. Fe. Câu 22. Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S, hiện tượng quan sát được là A. dung dịch bị vẫn đục màu vàng B. dung dịch có màu vàng. C. Không có hiện tượng gì xảy ra. D. có khí màu vàng bay lên Câu 23. Khí X không màu, có mùi trứng thối. Khí Y không màu, có mùi hắc. Cho X tác dụng với Y tạo ra đơn chất Z. Chất Z là A. S. B. H2O. C. H2. D. O2. Câu 24. Phản ứng nào dưới đây không đúng? A. 2HCl + FeS ⎯ ⎯→ FeCl2 + H2S. B. 2HCl + NaHS ⎯ ⎯→ NaCl + H2S. C. 2HCl + BaS ⎯ ⎯→ BaCl2 + H2S. D. 2HCl + CuS ⎯ ⎯→ CuCl2 + H2S. Câu 25. Phản ứng của SO2 với chất nào sau đây chứng tỏ SO2 có tính khử? A. SO2 + KOH. B. SO2 + H2S. C. SO2 + O2. D. SO2 + NaOH. Câu 26. Phương pháp thu khí O2 và SO2 trong phòng thí nghiệm là A. đều dời chỗ của nước. B. O2 dời chỗ của nước; SO2 dời chỗ không khí, bình thu để ngửa. C. O2 dời chỗ của nước; SO2 dời chỗ không khí, bình thu để úp. 8
- D. O2 dời chỗ không khí, bình thu để ngửa; SO2 dời chỗ của nước. Câu 27. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S. Hiện tượng quan sát được là A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì. C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. Tạo thành chất rắn màu đỏ. Câu 28. Muốn pha loãng H2SO4 đặc, phải rót A. từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ. B. từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ. C. nhanh axit vào nước và khuấy nhẹ. D. nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ. Câu 29. Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc (98%), thu được oleum có công thức dạng A. H2SO4.nH2O. B. H2SO4.nSO3. C. H2SO4.nSO2. D. H2SO4. Câu 30. 90% lượng lưu huỳnh sản xuất ra được dùng để A. lưu hóa cao su. B. sản xuất chất tẩy trắng. C. sản xuất axit sunfuric. D. sản xuất diêm. Câu 31. Nguyên liệu ban đầu để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp là A. Na2S. B. SO2. C. SO3. D. FeS2. Câu 32. Ứng dụng nào sau đây của SO2? A. Điều chế axit sunfuric, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy. B. Lưu hóa cao su, sản xuất diêm. C. Sản xuất chất dẻo ebonit, tơ. D. Sản xuất dược phẩm, thực phẩm. Câu 33. Thuốc thử để nhận biết ion sunfat là dung dịch nào sau đây? A. NaNO3. B. BaCl2. C. Na2CO3. D. MgCl2. Câu 34. Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) ⎯ ⎯→ CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit H2SO4 thể hiện tính A. oxi hóa mạnh. B. khử mạnh. C. axit mạnh. D. háo nước. Câu 35. Tiến hành thí nghiệm: Cho kim loại Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 (đặc), đun nhẹ, thấy kim loại Cu tan, có khí thoát ra và dung dịch thu được A. có màu xanh. B. có màu vàng. C. không màu. D. có màu da cam. Câu 36. Khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, khí SO2 sinh ra được xử lý bằng cách dùng bông gòn đậy miệng ống nghiệm tẩm dung dịch nào sau đây? A. C2H5OH B. NaOH C. HCl D. NaCl Câu 37. Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất khí? A. Cho dung dịch HCl vào Na2SO3 rắn. B. Cho dung dịch H2SO4 vào ZnS. C. Cho dung dịch HCl vào CuS. D. Đốt cháy FeS2. Câu 38. Thuốc thử để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 là dung dịch nào sau đây? A. NaNO3. B. Ba(OH)2. C. Na2CO3. D. MgCl2. Câu 39. Quá trình sản xuất nào không có trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp là A. Sản xuất SO2. B. Sản xuất SO3. C. Hấp thụ SO3 bằng H2SO4. D. Hấp thụ SO3 bằng nước. Câu 40. Thí nghiệm nào sau đây sinh ra chất khí? A. Cho dung dịch HCl vào Na2SO3 rắn. B. Cho dung dịch H2SO4 vào NaCl. C. Cho dung dịch HCl vào CuS. D. Cho dung dịch H2SO4 đặc nóng tác dụng với CuO. Câu 41. Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt: BaCl2, NaCl, H2SO4 là A. Dung dịch phenolphtalein. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch AgNO3. D. quỳ tím. Câu 42. So sánh tính chất hóa học cơ bản của oxi và lưu huỳnh nào sau đây là đúng? A. Tính oxi hoá của oxi yếu hơn lưu huỳnh. B. Tính oxi hoá của oxi mạnh hơn lưu huỳnh. C. Khả năng oxi hoá của oxi bằng của S. D. Khả năng khử của oxi bằng của S. Câu 43. Khi làm thí nghiệm kim loại tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng, thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? 9
- A. CaCl2. B. AgNO3. C. NaOH. D. HCl. Câu 44. Trộn lẫn bột Fe và S dư, đốt cháy để phản ứng xảy ra hoàn toàn, muối thu được là A. FeS. B. FeS2. C. Fe2S3. D. Fe3S4. Câu 45. Cho các phương trình hóa học sau: (1) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O. (2) 2SO2 + O2 → 2SO3. (3) SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. (4) SO2 + NaOH → NaHSO3. Số phản ứng trong đó SO2 thể hiện tính khử và số phản ứng trong đó SO2 thể hiện tính oxi hóa lần lượt là A. 1 và 2. B. 2 và 2. C. 2 và 1. D. 1 và 3. Câu 46. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. O2 + 2SO2 → 2SO3. B. SO2 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O. C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. D. SO3 + H2O → H2SO4. Câu 47. Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Cu, ZnO, NaOH, CaCl2. B. Al, CuO, Fe(OH)2, NaCl. C. Mg, ZnO, Ba(OH)2,CaCO3. D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4. Câu 48. Khi cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng lần lượt tác dụng với các chất sau: Cu, Fe2O3, C, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch Na2SO3. Số phản ứng mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 49. Cho H2SO4 loãng lần lượt tác dụng lần lượt với các chất sau: Fe, CuO, NaHSO3, Ag, Na2SO4, C. Số phản ứng xảy ra là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 50. Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với các chất sau: FeO, FeSO4, Al2O3, Fe(OH)3, S. Số phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. +MỨC ĐỘ 2+: Câu 51. Hấp thụ hết 0,1 mol SO2 vào dung dịch NaOH dư. Số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,10. B. 0,20. C. 0,15. D. 0,05. Câu 52. Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam Fe cần vừa đủ dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng. Giá trị của x là A. 0,10. B. 0,15. C. 0,05. D. 0,20. Câu 53. Cho 0,1 mol FeSO4 tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,30. B. 11,65. C. 46,60. D. 34,95. Câu 54. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít H2S (đktc). Khối lượng SO2 thu được là A. 19,2 gam. B. 12,9 gam. C. 6,72 gam. D. 14,6 gam. Câu 55. Cho 6,72 lít H2S (đktc) tác dụng với 300ml dung dich NaOH 1M. Khối lượng muối thu được là A. 16,8 gam. B. 12,9 gam. C. 6,72 gam. D. 14,6 gam. Câu 56. Hoà tan 2,7 gam Al vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Thể tích H2 thoát ra (đktc) là A. 1,12 lít. B. 5,6 lít. C. 3,36 lít. D. 2,24 lít. Câu 57. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, số mol SO2 thu được là A. 0,115. B. 0,1. C. 0,15. D. 0,2. Câu 58. Sục 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 140 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch X là A. 15,86. B. 14,41. C. 11,28. D. 12,34. Câu 59. Cho 13,92 gam FexOy tác dụng vừa đủ với 480 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Phần trăm khối lượng của Fe trong FexOy là A. 77,77. B. 70,00. C. 72,41. D. 82,35. Câu 60. Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam lưu huỳnh trong khí oxi dư. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là A. 22,4 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 11,2 lít. 10
- CHƯƠNG 7 : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG - CÂN BẰNG HOÁ HỌC A) TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG: Câu 1. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hóa học. C. nồng độ. D. chất xúc tác. Câu 2. Tốc độ của phản ứng hóa học thường được định lượng bằng A. biến thiên nồng độ trong một đơn vị thời gian. B. lượng nhiệt tỏa ra hay hấp thụ. C. lượng kết tủa tạo thành. D. sự thay đổi màu sắc trong phản ứng. Câu 3. Người ta thường dùng nồi áp suất để hầm xương cho nhanh nhừ. Biện pháp nào đã được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng ở trên? A. Tăng diện tích bề mặt. B. Tăng áp suất. C. Tăng nồng độ. D. Tăng nhiệt độ. Câu 4. Khi đốt củi người ta thưởng chẻ nhỏ củi để nhanh cháy hơn. Biện pháp đã được sử dụng ở trên là A. tăng diện tích bề mặt. B. tăng áp suất. C. tăng nồng độ. D. tăng nhiệt độ. Câu 5. Tốc độ phản ứng tăng khi tác động vào phản ứng yếu tố nào sau đây? A. giảm nhiệt độ của bình phản ứng. B. tăng nồng độ các chất phản ứng. C. tăng lượng chất xúc tác. D. tăng thể tích các chất phản ứng. Câu 6. Người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng khi dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc trong sản xuất gang? A. Nhiệt độ và diện tích tiếp xúc. B. Nhiệt độ và áp suất. C. Áp suất và diện tích tiếp xúc. D. Nồng độ và diện tích tiếp xúc. Câu 7. Tốc độ phản ứng hóa học không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 8. Chất xúc tác là chất A. làm giảm tốc độ phản ứng và bị tiêu hao trong phản ứng. B. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị tiêu hao trong phản ứng. C. làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. D. làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao nhiều trong phản ứng. Câu 9. Tốc độ phản ứng tăng khi tác động vào phản ứng yếu tố nào sau đây? A. giảm nhiệt độ của bình phản ứng. B. tăng nồng độ các chất phản ứng. C. tăng lượng chất xúc tác. D. tăng thể tích các chất phản ứng. Câu 10. Cho một hạt Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó đun nóng thì A. bọt khí thoát ra nhanh hơn. B. bọt khí thoát ra chậm hơn. C. tốc độ thoát khí không đổi. D. kẽm tan chậm hơn. Câu 11. Khi cho MnO2 vào dung dịch H2O2 thì H2O2 bị phân hủy nhanh hơn, khi đó yếu tố nào đã làm tăng tốc độ phản ứng phân hủy H2O2? A. Áp suất. B. Nhiệt độ. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác. Câu 12. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác mà chỉ thay đổi một yếu tố thì yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ ban đầu của phản ứng? A. Giảm nhiệt độ của phản ứng. B. Giảm áp suất hệ phản ứng. C. Tăng nhiệt độ của phản ứng. D. Giảm nồng độ chất phản ứng. Câu 13. Khi cho cùng một lượng dung dịch H2SO4 vào hai cốc chứa CaCO3 có khối lượng bằng nhau. Ở cốc CaCO3 đã được nghiền mịn thấy khí thoát ra nhanh và mạnh hơn cốc CaCO3 dạng khối. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ở hai thí nghiệm trên là A. nồng độ. B. nhiệt độ. C. áp suất. D. diện tích bề mặt tiếp xúc. 11
- Câu 14. Tốc độ phản ứng hóa học tăng trong thí nghiệm:Cho 10 gam Zn bột tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M A. thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 2M. B. thay 10 gam Zn bột bằng 10 g Zn viên. C. thay 100 ml dd HCl 1M bằng 200ml dd HCl 1M. D. thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 0,2M. Câu 15. Tiến hành thí nghiệm: Cho một hạt kẽm vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch HCl 10%. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác thì tốc độ phản ứng trong thí nghiệm sẽ tăng khi thay dung dịch HCl 10% bằng dung dịch HCl có nồng độ nào sau đây? A. 6%. B. 8%. C. 5%. D. 15%. B) CÂN BẰNG HOÁ HỌC Câu 1. Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi A. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. B. tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch. C. tốc độ phản ứng thuận nhỏ hơn tốc độ phản ứng nghịch. D. các phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc. Câu 2. AM. Pôh tảản n ứànog s aduừ nđgâ yl ạđi.úng khi phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng? B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. Nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ sản phẩm. D. Nhiệt độ của phản ứng không đổi. Câu 3. Yếu tố nào sau đây không thể làm chuyển dịch cân bằng hóa học? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Chất xúc tác. D. Nồng độ. Câu 4. Yếu tố không ảnh hưởng đến cân bằng của phản ứng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) ∆H 0. Khi giữ nguyên các điều kiện khác, nếu thêm H2 vào bình phản ứng thì cân bằng sẽ A. chuyển dịch theo chiều thuận. B. chuyển dịch theo chiều nghịch. C. chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ H2. D. không chuyển dịch. H 0 chuyển dịch theo chiều thuận là A. Thêm CaCO3. B. tăng nhiệt độ. C. tăng áp suất. D. thêm chất xúc tác. Câu 10. Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3 (k) ( H < 0). Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi A. giảm nồng độ SO2. B. giảm nồng độ O2. C. giảm nhiệt độ bình phản ứng. D. tăng áp suất bình phản ứng. 12
- Câu 11. Cho phản ứng: 2NaHCO3 (r) ⇄ Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O (k) H = 129kJ. Để tăng hiệu suất của phản ứng cần A. tăng áp suất phản ứng. B. thêm chất xúc tác. C. tăng nhiệt độ bình phản ứng. D. thêm lượng NaHCO3. Câu 12. Cho phản ứng 1 chiều sau: 2H2(k) + O2(k) ⎯ ⎯→ 2H2O(h) . Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Xúc tác. C. Nồng độ H2O D. Áp suất. Câu 13. Cho phản ứng hóa học: X → Y. Nồng độ ban đầu của X là 0,3 mol/l, sau 10 phút nồng độ của X còn 0,21 mol/l. Tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng trên trong 10 phút là A. 5,0.10-4mol/l.s. B. 3,5.10-4mol/l.s. C. 1,5.10-4mol/l.s. D. 3,0. 10-4mol/l.s. 13
- PHẤN 3: TỰ LUẬN (3 điểm) A- VIẾT PTHH: Câu 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau: a) KMnO4→Cl2→HCl →FeCl3 → AgCl O2 → SO2 →S→ H2S b) FeS → H2S → NaHS → Na2S → ZnS → ZnSO4 SO2 → H2SO4→FeSO4 c) (6) Br2 (1) (2) (3) (4) (5) KCl Cl2 FeCl3 BaCl2 NaCl Cl2 (7) KClO (8) O 3 2 d) (2) (3) (4) (5) (6) (7) SO3 H2SO4 SO2 Na2SO3 Na2SO4 NaCl (1) FeS2 SO2 (8) (10) HCl (9) H S H SO 2 2 4 e) Cl2→Br2→I2→HI →H2S→ H2SO4 →SO2→ S Câu 2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các cặp chất sau tác dụng với nhau: 1) FeO + H2SO4 (đặc, nóng) ⎯ ⎯→ 2) KCl + AgNO3 ⎯ ⎯→ 3) Fe + H2SO4 loãng ⎯ ⎯→ 4) HCl + Fe(OH)2 ⎯ ⎯→ 5) FeO + H2SO4 loãng ⎯ ⎯→ 6) O3 + H2O + KI ⎯ ⎯→ 7) Fe + H2SO4 đặc, nóng ⎯ ⎯→ 8) HCl + Fe3O4 ⎯ ⎯→ 9) Fe2O3 + H2SO4 đặc, nóng ⎯ ⎯→ 10) KBr + Cl2 ⎯ ⎯→ 11) S + H2SO4 đặc, nóng ⎯ ⎯→ 12) HCl + CaCO3 ⎯ ⎯→ 13) Cl2 + NaOH ⎯ ⎯→ 14) HCl + Fe2O3 ⎯ ⎯→ 15) HF + SiO2 ⎯ ⎯→ 16) NaHSO3 + NaOH ⎯ ⎯→ B- NHẬN BIẾT: Câu 3. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch loãng đựng riêng biệt trong các bình mất nhãn sau: HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 4. Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các dung dịch mất nhãn sau. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra: NaF, NaCl, Na2S Câu 5. Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, NaCl, Na2S, Na2SO3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 6. Khi làm thí nghiệm điều chế các khí H2S và khí Cl2. Một học sinh đề xuất dùng H2SO4 đặc để làm khô hai khí này. Hãy cho biết quan điểm của em về đề xuất trên. Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có). 14
- C- GIẢI THÍCH: o ⎯ t⎯,xt⎯→ Câu 7. Cho cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) ⎯ ⎯⎯ 2NH3 (k) , ΔH < 0 Cần tác động các yếu tố (nhiệt độ, nồng độ, áp suất) như thế nào để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? Giải thích. Câu 8. Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, hãy giải thích các trường hợp sau: a) Trong sản xuất gang, người ta thường dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc. b) Trong sản xuất xi măng cần nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke. Câu 9. Xét các hệ cân bằng trong một bình kín: a) C (rắn) + H2O (khí) ⇋ 2CO (khí) + H2 (khí); ΔH= 131 (kJ). b) CO (khí) + H2O (khí) ⇋ CO2 (khí) + H2 (khí); ΔH= -41 (kJ). Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau: -Tăng nhiệt độ. -Thêm lượng hơi nước vào. -Thêm khí H2 vào. -Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống. -Dùng chất xúc tác. Câu 10. Cho phản ứng hóa học tổng hợp amoniac: N2(k) + 3H2(k) ⇋ 2NH3(k) ΔH= -92KJ Giải thích tại sao để tăng hiệu suất của phản ứng cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ khoảng 400oC đến 500oC, dưới áp suất cao (100 – 150 atm) và dùng thêm chất xúc tác. Câu 11. Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, hãy giải thích các trường hợp sau: a) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống. b) Dùng đèn xì (hỗn hợp C2H2 và O2) để hàn cắt kim loại. Câu 12. Cho phản ứng hóa học tổng hợp amoniac: N2(k) + 3H2(k) ⇋ 2NH3(k) ΔH= -92KJ. Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất phản ứng? Giải thích? Câu 13. Cho một cục đá vôi nặng 1 gam vào dung dịch HCl 2M, ở nhiệt độ 25oC. Tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào trong các trường hợp sau đây? a) Tăng thể tích dung dịch HCl 2M lên gấp đôi. b) Thay cục đá vôi bằng bột đá vôi. c) Thay dung dịch HCl 2M bằng dung dịch HCl 4M. d) Tăng nhiệt độ lên 50oC. Câu 14. Cho phản ứng: CaCO3 (r) ⎯ ⎯⎯⎯→ CaO ( r) + CO2 (k), ∆H < 0. Cân bằng hóa học trên dịch chuyển theo chiều nào khi: a) Khi tăng áp suất. b) Giảm nhiệt độ. o ⎯ t⎯→ Câu 15. Cho phản ứng nung vôi xảy ra trong bình kín: CaCO3(r) ⎯⎯ CaO(r) + CO2(k) ∆H=178 kJ Cân bằng sẽ thay đổi như thế nào nếu thay đổi các điều kiện sau: a. Thêm vào cân bằng khí CO2. b. Giảm nhiệt độ phản ứng. Câu 16. Cho phương trình phản ứng : N2(K) + 3H2(K) 2NH3(K) ( H < 0). Cân bằng sẽ chuyển dịch về phía nào khi: a) Giảm nhiệt độ của bình phản ứng? b) Tăng áp suất chung của hỗn hợp? c) Tăng nồng độ khí oxi? d) Giảm nồng độ khí amoniac? Câu 17. Cho cân bằng hóa học: 2SO2(K) + O2(K) 2SO3(K) Cần tác động các yếu tố (nhiệt độ, nồng độ, áp suất) như thế nào để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? Giải thích. Câu 18. Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, hãy giải thích các trường hợp sau: a. Thực phẩm nấu trong nồi áp suất chóng chín hơn so với khi nấu nồi bình thường 15
- b. Dùng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm tươi sống . Câu 19. Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? a. Tốc độ của phản ứng giữa natri và clo tăng lên khi đun nóng. b. Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi. c. Bột nhôm tác dụng với dung dịch axit clohidric nhanh hơn so với nhôm dây. d. Phản ứng oxi hóa SO2 tạo thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5. Câu 20. Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? Giải thích. a. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. b. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M gấp đôi ban đầu. D- BÀI TẬP: Câu 1. Cho 45 gam hỗn hợp Zn và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng 98% thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc). Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng? Câu 2. Cho 7,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg, Cu vào dd H2SO4 đặc, nguội dư thì thu được 6,16 lit khí SO2 (đkc). Phần không tan cho tác dụng với ddịch HCl dư thu được 1,12 lit khí (đkc).Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu. Câu 3. Cho 14,8g hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 3,36 lít khí H2(đktc). Mặc khác cho 29,6g hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc, nguội thì thu được V lít khí ở đktc. Tính V? Câu 4. Hoà tan 14g một kim loại bằng 245g dung dịch H2SO4 loãng đủ dùng thì thu được 5,6 lít H2 (đkc). Xác định tên của kim loại và tính nồng độ % dd H2SO4 ? Câu 5. Hoà tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 bằng m (g) dung dịch H2SO4 đặc, nóng 98% thu được 672 ml khí SO2 (ở đktc). Tính m? Câu 6. Chia m gam hỗn hợp (X) gồm Fe và FeO thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong H2SO4 loãng, dư thì thu được 0,2 mol khí. - Phần 2: Hoà tan hết trong H2SO4 đặc, dư thì thu được 0,35 mol khí SO2 (duy nhất). Tính giá trị của m. Câu 7. Nung nóng 14,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và S (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng các chất trong X? Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 trong O2 thu được Fe2O3 và SO2 Hấp thụ hết SO2 vào dung dịch chứa 0,015 mol Ba(OH)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,17 gam kết tủa. Tính m. Câu 9. Nung nóng 14,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và S (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính phần trăm khối lượng các chất trong X. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 trong O2 thu được Fe2O3 và SO2 Hấp thụ hết SO2 vào dung dịch chứa 0,015 mol Ba(OH)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,17 gam kết tủa. Tính m. Câu 11. Cho 9,6 gam Mg tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thì có 49 gam H2SO4 tham gia phản +6 ứng. Sau phản ứng thu được muối MgSO4 và chất X (là sản phẩm khử duy nhất của S ). Xác định công thức phân tử của X. Câu 12. Đốt cháy 11,2 gam Fe trong V lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan toàn bộ A với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít SO2 (đktc) (là sản phẩm khử duy nhất của S+6). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính V. Câu 13. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được khí SO2 và dung dịch Y chứa 71,2 gam muối. Mặt khác, đổ dung dịch NaOH dư vào Y thấy có 40,2 gam kết tủa. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính m. PHẦN 4: BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỀM TRA HỌC KÌ II 16
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ SỐ 01 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Khi nói về sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất halogen (từ flo đến iot) nào sau đây không đúng? A. Trạng thái tập hợp: từ thể khí sang thể lỏng và rắn. B. Màu sắc đậm dần: lục nhạt-vàng lục-nâu đỏ-đen tím. C. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần. D. Nhiệt độ sôi giảm dần. Câu 2. Công thức của muối natri hipoclorit là A. NaCl. B. KCl. C. NaClO. D. CaOCl2. Câu 3. Có các kết luận sau (a) Lưu huỳnh thuộc chu kì 2, nhóm VIA; (b) 90% lượng lưu huỳnh khai thác được để sản xuất H2S; (c) S có 6 electron ở lớp ngoài cùng; (d) S tà phương (Sα) và S đơn tà (Sp) là hai dạng thù hình của lưu huỳnh. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 4. Lưu huỳnh trioxit có công thức là A. H2S. B. SO3. C. SO2. D. H2SO4. Câu 5. Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hidrosunfua vào dung dịch A. Pb(NO3)2. B. Br2. C. Ca(OH)2. D. Na2SO3. Câu 6. Ở điều kiện thường, hiđro sunfua là chất A. khí, mùi trứng thối. B. khí, không mùi. C. lỏng, mùi trứng thối. D. lỏng, không màu. Câu 7. Axít sunfuric và muối của nó có thể nhận biết được bằng A. chất chỉ thị màu. B. phản ứng trung hoà. C. dung dịch muối bari. D. sợi dây đồng. Câu 8. Muốn pha loãng H2SO4 đặc, phải rót A. từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ. B. từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ. C. nhanh axit vào nước và khuấy nhẹ. D. nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong phân tử H2SO4, S có số oxi hóa +6. B. H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và không tỏa nhiệt. C. H2SO4 là chất lỏng sánh như dầu. D. H2SO4 dùng sản xuất tơ sợi hóa học, phân bón, chất giặt rửa tổng hợp Câu 10. Dẫn khí SO2 vào nước brom, hiện tượng quan sát được là A. nước brom bị mất màu. B. có khí bay lên. C. có kết tủa màu trắng. D. không có hiện tượng. Câu 11. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hóa học. C. nồng độ. D. chất xúc tác. Câu 12. Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng? A. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa oxi. B. Quạt bếp than đang cháy. C. Thay hạt nhôm bằng bột nhôm để cho tác dụng với dung dịch HCl. D. Dùng dung dịch loãng các chất tham gia phản ứng. Câu 13. Ở cùng một nhiệt độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất? A. Fe + dung dịch HCl 0,1M. B. Fe + dung dịch HCl 0,2M. C. Fe + dung dịch HCl 1M. D. Fe + dung dịch HCl 2M. Câu 14. Cho các yếu tố sau: (a) Nồng độ chất; (b) Áp suất; (c) Nhiệt độ; (d) Xúc tác. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học là A. (a), (b), (c), (d). B. (a), (b), (c). C. (b), (c), (d). D. (a), (c), (d). 17
- Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hoá học. B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại. C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hoá học. D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở 2 vế của phương trình phản ứng phải bằng nhau. Câu 16. Ở 25oC, kẽm ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl 1 M, tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn so với kẽm ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là A. nhiệt độ. B. diện tích bề mặt tiếp xúc. C. nồng độ. D. áp suất. Câu 17. Clo tác dụng được với tất cả các chất ở dãy nào sau đây? A. H2, H2O, Na. B. H2, Na, O2. C. H2, Cu, O2. D. H2O, N2, Al. Câu 18. Nước javen được dùng để tẩy trắng vải, sợi là do nước javen có tính A. oxi hóa mạnh. B. khử mạnh. C. oxi hóa yếu. D. khử yếu. Câu 19. Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường? A. Al. B. Fe. C. Hg. D. Cu. Câu 20. Dẫn 1,12 lít khí SO2 (ở đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1 M, dung dịch thu được có chứa A. NaHSO3. B. NaHSO3 và Na2SO3. C. Na2SO3 và NaOH. D. Na2SO3. Câu 21. Cho phản ứng: SO2 + H2S → S + H2O. Nêu vai trò của SO2 trong phản ứng này? A. Chất oxi hoá. B. Chất khử. C. Oxit axit. D. Oxit bazơ. Câu 22. Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 10,27. B. 8,98. C. 7,25. D. 9,52. Câu 23. Cho 11,2 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72. Câu 24. Kim loại nào sau đây sẽ bị thụ động hóa khi gặp H2SO4 đặc, nguội? A. Al và Zn. B. Al và Fe. C. Fe và Cu. D. Fe và Mg. Câu 25. Tiến hành thí nghiệm: Cho kim loại Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 (đặc), đun nhẹ, thấy kim loại Cu tan, có khí thoát ra và dung dịch thu được A. có màu xanh. B. có màu vàng. C. không màu. D. có màu da cam. Câu 26. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột để làm rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. Câu 27. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng? A. N2 + 3H2 2NH3. B. N2 + O2 2NO. C. 2NO + O2 2NO2. D. 2SO2 + O2 2SO3. Câu 28. Có phản ứng sau: Fe (r) + 2HCl (dd) → FeCl2 (dd) + H2 (k). Trong phản ứng này, nếu dùng 1 gam bột sắt thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn nếu dùng 1 viên sắt có khối lượng 1 gam, vì bột sắt có A. diện tích bề mặt nhỏ hơn. B. diện tích bề mặt lớn hơn. C. có khối lượng lớn hơn. D. có khối lượng nhỏ hơn. II- PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29. (1 điểm): Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa, mỗi mũi tên ứng với một phương trình S → SO2 → SO3 → H2SO4 CO2 Câu 30. (1 điểm): Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? - Tốc độ của phản ứng giữa hiđro và iot tăng lên khi đun nóng. - Tốc độ đốt cháy than tăng lên khi đập nhỏ than. - Tốc độ đốt cháy lưu huỳnh tăng lên khi đưa lưu huỳnh đang cháy trong không khí vào bình chứa oxi nguyên chất. - Tốc độ của phản ứng giữa hiđro và oxi tăng lên khi đưa bột platin vào hỗn hợp phản ứng. Câu 31. (0,5 điểm): Xét các hệ cân bằng sau: C(r) + H2O (k) ⎯ ⎯⎯⎯→ CO (k) + H2 (k) ( H = 131kJ/mol) 18
- Các cân bằng dịch chuyển như thế nào khi biến đổi 1 trong các điều kiện sau: * Tăng nhiệt độ * Thêm lượng hơi nước vào Câu 32. (0,5 điểm): Cho 14,8g hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 3,36 lít khí H2(đktc). Mặc khác cho 29,6g hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc nguội thì thu được V lít khí ở đktc. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp b) Tính V. BÀI LÀM: a) Trả lời trắc nghiệm: ĐỀ SỐ 01 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 D C A B A A C A B A A D D B 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 C B A A C D A B C B A B B B b) Trả lời tự luân: 19
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ SỐ 02 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố halogen thuộc nhóm A. VIA. B. VIIA. C. VA. D. IVA. Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, điều chế hiđroclorua bằng cách cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm chứa chất rắn X rồi đun nóng. Chất X là A. NaCl. B. NaOH. C. Cu. D. Fe(OH)2. Câu 3. 90 phần trăm lượng lưu huỳnh sản xuất ra được dùng để A. lưu hóa cao su. B. sản xuất chất tẩy trắng. C. sản xuất axit sunfuric. D. sản xuất diêm. Câu 4. Khí hidrosunfua khi tan trong nước tạo thành dung dịch có tính A. axit yếu. B. axit mạnh. C. bazơ yếu. D. bazơ mạnh. Câu 5. Ứng dụng nào sau đây của SO2? A. Điều chế H2SO4, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy. B. Lưu hóa cao su, sản xuất diêm. C. Sản xuất chất dẻo ebonit, tơ. D. Sản xuất dược phẩm, thực phẩm. Câu 6. Ở điều kiện thường, tính chất nào sau đây đúng đối với SO3? A. Là oxit axit. B. Chất lỏng, màu xanh nhạt. C. Là chất khí, không màu. D. Không tan trong nước. Câu 7. Tính chất vật lý nào sau đây không đúng đối với H2SO4? A. Chất lỏng sánh như dầu. B. Tan vô hạn trong nước. C. Nặng gần gấp hai lần nước. D. Dễ bay hơi. Câu 8. Thuốc thử để nhận biết ion sunfat là dung dịch nào sau đây? A. NaNO3. B. BaCl2. C. Na2CO3. D. MgCl2. Câu 9. Nguyên liệu ban đầu để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp là A. Na2S. B. SO2. C. SO3. D. FeS2. Câu 10. Khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, khí SO2 sinh ra được xử lý bằng cách dùng bông gòn đậy miệng ống nghiệm tẩm dung dịch nào sau đây? A. C2H5OH. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl. Câu 11. Tốc độ phản ứng hóa học không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 12. Chất xúc tác là chất A. làm giảm tốc độ phản ứng và bị tiêu hao trong phản ứng. B. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị tiêu hao trong phản ứng. C. làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. D. làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao nhiều trong phản ứng. Câu 13. Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm nào sau đây? A. Thời gian phản ứng. B. Tốc độ phản ứng. C. Hiệu suất phản ứng. D. Gia tốc phản ứng. Câu 14. Sự chuyển dịch cân bằng là A. phản ứng trực tiếp theo chiều thuận. B. chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác. C. phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch. D. phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch. Câu 15. Mô tả nào sau đây đúng khi phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng? A. Phản ứng dừng lại. B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. Nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ sản phẩm. D. Nhiệt độ của phản ứng không đổi. 20
- Câu 16. Khi cho cùng một lượng dung dịch H2SO4 vào hai cốc chứa CaCO3 có khối lượng bằng nhau. Ở cốc CaCO3 đã được nghiền mịn thấy khí thoát ra nhanh và mạnh hơn cốc CaCO3 dạng khối. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ở hai thí nghiệm trên là A. nồng độ. B. nhiệt độ. C. diện tích bề mặt tiếp xúc. D. áp suất. Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam bột sắt trong khí clo dư. Khối lượng sản phẩm sinh ra là A. 32,5 gam. B. 24,5 gam. C. 16,25 gam. D. 25,4 gam. Câu 18. Dãy gồm các chất đều có phản ứng hóa học với oxi là: A. CH4, Fe, NaCl. B. Cl2, Zn, CaO. C. Na, Fe, S. D. CH4, Cu, Cl2. Câu 19. Lưu huỳnh đóng vai trò chất khử trong phản ứng với chất nào sau đây? A. O2. B. H2. C. Hg. D. Fe. Câu 20. Hiđro sunfua có tính chất hóa học đặc trưng là A. tính oxi hóa. B. không có tính oxi hóa, không có tính khử. C. tính khử. D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít H2S (đktc). Khối lượng SO2 thu được là A. 19,2 gam. B. 12,9 gam. C. 6,72 gam. D. 14,6 gam. Câu 22. Phản ứng nào sau đây đúng? A. 2Al + 3H2SO4 đặc nguội → Al2(SO4)3 + 3H2. B. Cu + H2SO4 loãng → CuSO4 + H2. t o Fe2(SO4)3 +3SO2 + 6H2O. C. 2Fe + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2. D. 2Fe +6H2SO4đặc ⎯⎯ → Câu 23. Hoà tan 11,2 gam Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Thể tích H2 thoát ra (đktc) là A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 1,12 lít. D. 5,6 lít. Câu 24. Axit sufuric đặc, nguội có thể đựng trong bình chứa làm bằng A. Cu. B. Ag. C. Ca. D. Al. Câu 25. Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau: Hiện tượng quan sát được ở bình chứa nước Br2 là A. xuất hiện kết tủa trắng. B. dung dịch chuyển sang màu xanh tím. C. dung dịch bị nhạt màu. D. xuất hiện kết tủa vàng. Câu 26. Tốc độ phản ứng tăng khi tác động vào phản ứng yếu tố nào sau đây? A. giảm nhiệt độ của bình phản ứng. B. tăng nồng độ các chất phản ứng. C. tăng lượng chất xúc tác. D. tăng thể tích các chất phản ứng. Câu 27. Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3 (k) ( H < 0). Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi A. giảm nồng độ SO2. B. tăng nồng độ O2. C. tăng nhiệt độ bình phản ứng. D. giảm áp suất bình phản ứng. o Câu 28. Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25 ). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi? A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột. B. Thực hiện phản ứng ở 50oC. C. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu. D. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. II- PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29. (1 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau: (1) (2) (3) (4) KMnO4 ⎯ ⎯→ O2 ⎯ ⎯ → SO2 ⎯ ⎯→ BaSO3 ⎯ ⎯ → BaSO4 Câu 30. (1,0 điểm): Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, hãy giải thích các trường hợp sau: a. Trong sản xuất gang, người ta thường dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc. b. Trong sản xuất xi măng cần nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke. Câu 31. (0,5 điểm): Cho phản ứng hóa học tổng hợp amoniac: N2(k) + 3H2(k) ⇋ 2NH3(k) ΔH= -92KJ 21
- Giải thích tại sao để tăng hiệu suất của phản ứng cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ khoảng 400oC đến 500oC, dưới áp suất cao (100 – 150 atm) và dùng thêm chất xúc tác. Câu 32. (0,5 điểm): Cho 9,6 gam Mg tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thì có 49 gam H2SO4 +6 tham gia phản ứng. Sau phản ứng thu được muối MgSO4 và chất X (là sản phẩm khử duy nhất của S ). Xác định công thức phân tử của X. BÀI LÀM: a) Trả lời trắc nghiệm: ĐỀ SỐ 02 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 B A C A A A D B D B A C B B 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 B C C C A C A D B D C B B C b) Trả lời tự luân: 22
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ SỐ 03 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố lưu huỳnh thuộc nhóm nào? A. VIIA. B. VIA. C. VA. D. IVA. Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, oxi được chế bằng cách phân hủy chất nào sau đây? A. KClO3. B. CaCO3. C. Fe(OH)2. D. Cu(OH)2. Câu 3. Ứng dụng quan trọng nhất của lưu huỳnh là A. sản xuất phẩm nhuộm. B. lưu hóa cao su. C. sản xuất axit sunfuric. D. sản xuất chất dẻo ebonit. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng về tính chất vật lí của khí hidrosunfua? A. Có mùi hắc, rất độc. B. Là chất khí màu vàng. C. Nhẹ hơn không khí. D. Tan ít trong nước. Câu 5. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế SO2 từ A. S và O2. B. FeS2 và O2. C. H2S và O2. D. Na2SO3 và H2SO4. Câu 6. SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường vì A. SO2 là một oxit axit. B. SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính oxi hoá. C. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí. D. SO2 là khí độc tan trong nước mưa tạo thành axít gây ra sự ăn mòn kim loại. Câu 7. Trong công nghiệp, để sản xuất axit sunfuric cần bao nhiêu công đoạn chính? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8. Muối nào sau đây là muối axit? A. Na2SO4. B. CaSO4. C. NaHSO4. D. MgSO4 Câu 9. Để nhận biết ion sunfat sử dụng dung dịch nào sau đây? A. NaCl. B. BaCl2. C. NaOH. D. KOH. Câu 10. Dẫn khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch brom, hiện tượng quan sát được là A. dung dịch brom chuyển sang màu vàng. B. xuất hiện kết tủa trắng. C. mất màu dung dịch brom. D. xuất hiện kết tủa vàng. Câu 11. Tốc độ phản ứng là A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. độ biến thiên nồng độ của một trong chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 12. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nhiệt độ. B. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. C. Chất xúc tác. D. Người tiến hành phản ứng. Câu 13. Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng? A. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa oxi. B. Quạt bếp than đang cháy. C. Thay hạt nhôm bằng bột nhôm để cho tác dụng với dung dịch HCl. D. Pha loãng các dung dịch tham gia phản ứng. Câu 14. Cho các yếu tố sau: (a) Nồng độ chất; (b) Áp suất; (c) Nhiệt độ; (d) Xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 15. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì nó A. không xảy ra nữa. B. vẫn tiếp tục xảy ra. C. chỉ xảy ra theo chiều thuận. D. chỉ xảy ra theo chiều nghịch. Câu 16. Cho 6 gam, kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 2M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng? 23
- A. thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột. B. thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M. O C. tăng nhiệt độ lên đến 50 C. D. tăng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên 2 lần. Câu 17. Dãy các chất: flo, clo, brom, iot có tính oxi hóa giảm dần là do A. nguyên tử đều có 7 electron. B. phân tử đều có hai nguyên tử. C. có nguyên tử khối tăng dần. D. có độ âm điện giảm dần. Câu 18. Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 5,60. B. 11,20. C. 1,12. D. 7,47. Câu 19. Phản ứng nào sau đây lưu huỳnh đóng vai trò là chất khử 푡0 푡0 푡0 A. S + Fe → FeS. B. S + O2 → SO2. C. S + H2 → H2S. D. S + Hg → HgS. Câu 20. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa? A. S B. H2S. C. SO2. D. SO3. Câu 21. Thuốc thử dùng để phân biệt CO2 và SO2 là A. dung dịch Brom. B. dung dịch Ca(OH)2. C. dung dịch NaOH. D. CaO. Câu 22. Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với tất cả các kim loại nào sau đây? A. Mg, Cu, Fe. B. Mg, Al, Zn. C. Zn, Al, Ag. D. Fe, Pb, Ag. 푡0 Câu 23. Cho phản ứng: Al + H2SO4 đặc → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O, hệ số cần bằng của H2SO4 là A. 4. B. 8. C. 6. D. 10. Câu 24. Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít khí SO2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 11,20. B. 1,12. C. 16,80. D. 1,68. Câu 25. Cho kim loại M vào vào dung dịch axit sunfuric đặc, đun nhẹ thấy dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí thoát ra. Kim loại M là A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 26. Phản ứng hoà tan đá CaCO3 bằng dung dịch HCl có tốc độ lớn nhất trong thí nghiệm nào? A. Để cục đá vôi to và dùng dung dịch HCl 2M. B. Nghiền nhỏ đá vôi và dùng dung dịch HCl 1M. C. Để cục đá vôi to và dùng dung dịch HCl 1M. D. Nghiền nhỏ đá vôi và dùng dung dịch HCl 2M. Câu 27. Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2(k) ⎯ ⎯⎯→ 2NH3 (k) ΔH < 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi A. giảm áp suất của hệ phản ứng. B. tăng áp suất của hệ phản ứng. C. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng. o Câu 28. Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25 C. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2 A. tăng 9 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. tăng 3 lần. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29. (1 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau: SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → NaCl → HCl Câu 30. (1 điểm) Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? a. Tốc độ của phản ứng giữa natri và clo tăng lên khi đun nóng. b. Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi. c. Bột nhôm tác dụng với dung dịch axit clohidric nhanh hơn so với nhôm dây. d. Phản ứng oxi hóa SO2 tạo thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5. o ⎯ t⎯→ Câu 31. (0,5 điểm) Cho phản ứng nung vôi xảy ra trong bình kín: CaCO3(r) ⎯⎯ CaO(r) + CO2(k) ∆H=178 kJ Cân bằng sẽ thay đổi như thế nào nếu thay đổi các điều kiện sau: a. Thêm vào cân bằng khí CO2. b. Giảm nhiệt độ phản ứng. Câu 32. Chia m gam hỗn hợp (X) gồm Fe và FeO thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong H2SO4 loãng, dư thì thu được 0,2 mol khí. - Phần 2: Hoà tan hết trong H2SO4 đặc, dư thì thu được 0,35 mol khí SO2 (duy nhất). a. Tính giá trị của m. 24
- b. Tính số mol NaOH tối thiểu cần để hấp thụ hết lượng khí SO2 trên. BÀI LÀM: a) Trả lời trắc nghiệm: ĐỀ SỐ 03 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 B A C D D D B C B C C D D B 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 B D D A B D A B C C C D B D b) Trả lời tự luân: 25
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ SỐ 04 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Số nguyên tử oxi trong phân tử lưu huỳnh trioxit là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Ở điều kiện thường, hiđro sunfua là chất A. khí, mùi trứng thối. B. khí, không mùi. C. lỏng, mùi trứng thối. D. lỏng, không màu. Câu 3. Ở điều kiện thường, clo là chất A. rắn màu vàng. B. khí không màu. C. khí màu vàng lục. D. rắn màu lục nhạt. Câu 4. Công thức của muối natri clorua là A. NaCl. B. KCl. C. NaClO. D. CaOCl2. Câu 5. Trong bảng tuần hoàn, lưu huỳnh thuộc nhóm VIA. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 6. Lưu huỳnh đioxit có công thức là A. H2S. B. SO3. C. SO2. D. H2SO4. 2- Câu 7. Chất nào sau đây nhận biết được ion sunfat SO4 ? A. BaCl2. B. HCl. C. KNO3. D. HNO3. Câu 8. Muốn pha loãng H2SO4 đặc, phải rót A. từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ. B. từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ. C. nhanh axit vào nước và khuấy nhẹ. D. nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ. Câu 9. Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc (98%), thu được oleum có công thức dạng A. H2SO4.nH2O. B. H2SO4.nSO3. C. H2SO4.nSO2. D. H2SO4. Câu 10. Dẫn khí X vào nước brom, thấy nước brom mất màu. Khí X là A. SO2. B. CO2. C. O2. D. N2. Câu 11. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hóa học. C. nồng độ. D. chất xúc tác. Câu 12. Khi cho MnO2 vào dung dịch H2O2 thì H2O2 bị phân hủy nhanh hơn, khi đó yếu tố nào đã làm tăng tốc độ phản ứng phân hủy H2O2? A. Áp suất. B. Nhiệt độ. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác. Câu 13. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác mà chỉ thay đổi một yếu tố thì yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ ban đầu của phản ứng? A. Giảm nhiệt độ của phản ứng. B. Giảm áp suất hệ phản ứng. C. Tăng nhiệt độ của phản ứng. D. Giảm nồng độ chất phản ứng. Câu 14. Yếu tố nào sau đây không thể làm chuyển dịch cân bằng hóa học? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Chất xúc tác. D. Nồng độ. Câu 15. Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi A. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. B. tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch. C. tốc độ phản ứng thuận nhỏ hơn tốc độ phản ứng nghịch. D. các phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc. Câu 16. Cho một hạt Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó đun nóng thì A. bọt khí thoát ra nhanh hơn. B. bọt khí thoát ra chậm hơn. C. tốc độ thoát khí không đổi. D. kẽm tan chậm hơn. t0 Câu 17. Trong phản ứng: 3Cl2 + 2Fe ⎯ ⎯→ 2FeCl3, clo thể hiện A. tính khử mạnh. B. tính khử yếu. C. tính oxi hóa mạnh. D. cả tính oxi hóa và tính khử. 26
- Câu 18. Khi cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, thu được dung dịch chứa hai muối nào sau đây? A. KCl và KClO3. B. NaCl và NaClO. C. NaCl và NaClO3. D. KCl và KClO3. Câu 19. Muốn thu hồi thủy ngân bị rơi vãi người ta dùng chất nào sau đây? A. S. B. O2. C. Cl2. D. N2. Câu 20. Hấp thụ hết 0,1 mol SO2 vào dung dịch NaOH dư. Số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,10. B. 0,20. C. 0,15. D. 0,05. Câu 21. Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S thì trong dung dịch xuất hiện A. kết tủa màu đen. C. kết tủa màu vàng. B. kết tủa màu trắng. D. kết tủa màu đỏ. Câu 22. Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam Fe cần vừa đủ dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng. Giá trị của x là A. 0,10. B. 0,15. C. 0,05 D. 0,20. Câu 23. Cho 0,1 mol FeSO4 tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,30. B. 11,65. C. 46,60. D. 34,95. Câu 24. Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) ⎯ ⎯→ CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit H2SO4 thể hiện tính A. oxi hóa mạnh. B. khử mạnh. C. axit mạnh. D. háo nước. Câu 25. Tiến hành thí nghiệm: Cho kim loại Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 (đặc), đun nhẹ, thấy kim loại Cu tan, có khí thoát ra và dung dịch thu được A. có màu xanh. B. có màu vàng. C. không màu. D. có màu da cam. Câu 26. Tiến hành thí nghiệm: Cho một hạt kẽm vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch HCl 10%. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác thì tốc độ phản ứng trong thí nghiệm sẽ tăng khi thay dung dịch HCl 10% bằng dung dịch HCl có nồng độ nào sau đây? A. 6%. B. 8%. C. 5%. D. 15%. Câu 27. Người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng khi dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc trong sản xuất gang? A. Nhiệt độ và diện tích tiếp xúc. C. Nhiệt độ và áp suất. B. Áp suất và diện tích tiếp xúc. D. Nồng độ và diện tích tiếp xúc. o ⎯ x⎯t, t ⎯→ Câu 28. Hệ cân bằng xảy ra trong bình kín: I2(k) + H2(k) ⎯ ⎯⎯ 2HI(k) ∆H > 0. Khi giữ nguyên các điều kiện khác, nếu thêm H2 vào bình phản ứng thì cân bằng sẽ A. chuyển dịch theo chiều thuận. B. chuyển dịch theo chiều nghịch. C. chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ H2. D. không chuyển dịch. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29. (1 điểm): Cho cân bằng: t0 , p,xt N2 (k) + 3H2 (k) ⎯ ⎯ → 2NH3 (k) H < 0 Cần tác động các yếu tố (nhiệt độ, nồng độ, áp suất) như thế nào để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? Giải thích. Câu 30. (1 điểm): Nung nóng 14,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và S (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính phần trăm khối lượng các chất trong X. Câu 31. (0,5 điểm): Khi làm thí nghiệm điều chế các khí H2S và khí Cl2. Một học sinh đề xuất dùng H2SO4 đặc để làm khô hai khí này. Hãy cho biết quan điểm của em về đề xuất trên. Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có). Câu 32. (0,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 trong O2 thu được Fe2O3 và SO2 Hấp thụ hết SO2 vào dung dịch chứa 0,015 mol Ba(OH)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,17 gam kết tủa. Tính m. 27
- BÀI LÀM: a) Trả lời trắc nghiệm: ĐỀ SỐ 04 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 C A C A C C A A B A A D C C 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A A C B A B C A A A A D C A b) Trả lời tự luân: 28
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ SỐ 05 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Ở điều kiện thường, brom là chất A. rắn màu vàng. B. khí không màu. C. lỏng màu nâu đỏ. D. rắn màu đen tím. Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách nào sau đây? A. Điện phân nước. B. Nhiệt phân Cu(NO3)2. C. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Câu 3. Nguyên tố lưu huỳnh thuộc nhóm nhóm VIA có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là A. ns2. B. ns2np4. C. np4. D. nd6. Câu 4. Tính chất vật lí nào sau đây của hidrosunfua là không đúng? A. Chất khí. B. Tan nhiều trong nước. C. Mùi trứng thối. D. Nặng hơn không khí. Câu 5. Phương pháp điều chế SO2 trong công nghiệp là A. đốt cháy S. B. đốt cháy H2S. C. cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4. D. nhiệt phân CaSO3. Câu 6. Lưu huỳnh trioxit thuộc loại oxit nào sau đây? A. Oxit axit. B. Oxit bazơ. C. Oxit trung tính. D. Oxit lưỡng tính. Câu 7. Công thức chung của oleum là A. H2SO4.nSO3. B. H2SO4.nSO2. C. H2SO3.nSO2. D. H2SO3.nSO3. Câu 8. Dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt hai dung dịch Na2SO4 và NaCl? A. NaCl. B. BaCl2. C. K2CO3. D. NaOH. Câu 9. Nguyên tắc pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc cần tiến hành như thế nào để an toàn? A. Rót từ từ axit vào nước. B. Rót từ từ nước vào axit. C. Rót nước thật nhanh vào axit. D. Rót nhanh axit vào nước. Câu 10. Sục khí SO2 dư vào bình đựng dung dịch Br2. Hiện tượng quan sát được là A. dung dịch Br2 không đổi màu. B. dung dịch Br2 bị mất màu. C. có kết tủa xuất hiện. D. vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2. Câu 11. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hóa học. C. nồng độ. D. chất xúc tác. Câu 12. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Thể tích dung dịch. Câu 13. Tốc độ phản ứng được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của A. một trong các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. một trong các sản phẩm trong một đơn vị thời gian. C. một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. D. các chất có trong phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 14. Một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng khi nào? A. Phản ứng thuận đã kết thúc. B. Tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau. C. Phản ứng nghịch đã kết thúc. D. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm như nhau. Câu 15. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nồng độ. B. Xúc tác. C. Tăng diện tích. D. Nhiệt độ, áp suất. Câu 16. Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: - Nhóm thứ nhất: Cho miếng Zn nặng 1 gam vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M. - Nhóm thứ hai: Cho 1 gam bột Zn vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M Kết quả là bột khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai nhanh hơn. Nguyên nhân là A. thể tích axit nhiều hơn. B. diện tích bề mặt bột Zn lớn hơn. C. nồng độ Zn bột lớn hơn. D. nồng độ miếng Zn lớn hơn. 29
- Câu 17. Phản ứng nào sau đây là không đúng? A. H2 + F2 ⎯ b⎯oùng⎯toái→ 2HF. B. H2 + Cl2 ⎯⎯as→2HCl. to cao C. H2 + Br2 ⎯ ⎯ ⎯→2HBr. D. H2 + I2 tocao 2HI. ⎯ ⎯xt ⎯→ Câu 18. Cho 6 gam một kim loại R có hóa trị II khi tác dụng với oxi tạo ra 10 gam oxit. Kim loại R là A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Ca. Câu 19. Cho các phản ứng hóa học sau: to to to (1) S + O2 ⎯⎯ →SO2. (2) S + Mg ⎯⎯ →MgS. (3) S + F2 ⎯⎯ →SF6. Phản ứng hóa học nào trong đó đơn chất lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa? A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2). Câu 20. Cho phản ứng: H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl. Chất khử và chất oxi hóa lần lượt trong phản ứng trên là A. H2S và Cl2. B. Cl2 và H2S. C. H2S và H2O. D. H2O và H2S. Câu 21. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng chỉ thu được muối axit. Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,60. Câu 22. Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2. B. Fe(OH)2, Na2CO3, CuCl2, NH3. C. Zn(OH)2, CaCO3, CuO, Al. D. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO. Câu 23. Kim loại nào sau đây phản ứng với H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng cho hai muối khác nhau? A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Zn. Câu 24. Cho 5,4 gam Al hòa tan hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 6,72. C. 8,96. D. 11,2. Câu 25. Tiến hành thí nghiệm: Cho kim loại Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 đặc, đun nhẹ, thấy kim loại Cu tan, có khí thoát ra và dung dịch thu được A. có màu xanh. B. có màu vàng. C. không màu. D. có màu da cam. Câu 26. Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ rượu? A. Chất xúc tác. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ. Câu 27. Hệ cân bằng xảy ra trong bình kín I2 (k) + H2 (k) ⇄ 2HI (k) ∆H > 0. Khi giữ nguyên các điều kiện khác, nếu thêm I2 vào bình phản ứng thì cân bằng sẽ A. chuyển dịch theo chiều thuận. B. chuyển dịch theo chiều nghịch. C. chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ H2. D. không chuyển dịch. Câu 28. Cho ba mẫu đã vôi có cùng khối lượng: mẫu (1) dạng khối, mẫu (2) dạng viên nhỏ, mẫu (3) dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl 1M (dư). Thời gian để đá vôi tan hết tương ứng trong ba cốc là t1, t2, t3 (giây). Biểu thức nào sau đây đúng? A. t1 = t2 = t3. B. t1 < t2 < t3. C. t3 < t2 < t1. D. t2 < t1 < t3. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29. (1 điểm) Viết các phương trình hoá học thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) (1) (2) (3) (4) FeS2 → SO2 → S → H2S → H2SO4 Câu 30. (1 điểm) Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? Giải thích. a. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. b. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M gấp đôi ban đầu. 0 ⎯ x⎯t, t ⎯→ Câu 31. (0,5 điểm) Cho cân bằng: CO (k) + H2O (k) ⎯ ⎯⎯ CO2 (k) + H2 (k) ∆H = -41 kJ. Cân bằng hóa học của hệ sẽ chuyển dịch như thế nào nếu thay đổi một trong các yếu tố sau: a. Tăng nhiệt độ của hệ. b. Thêm một lượng hơi nước vào hệ. 30
- Câu 32. (0,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 17,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, vừa đủ. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 0,5 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn Y thu được m gam hỗn hợp muối. Tính giá trị của m. BÀI LÀM: a) Trả lời trắc nghiệm: ĐỀ SỐ 05 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 C C B B A A A B A B A D C B 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A B D C D A A C B B A A A C b) Trả lời tự luân: 31